2.3. Tổng quan về hươu sao
2.3.8. Tổng quan về ve Ixodoidae
2.3.8.1.Tình hình nghiên cứu về ve Ixodoidae trên thế giới và trong nước Những nghiên cứu trên thế giới:
Nghiên cứu sinh học,sinh thái học và dịch tễ học của các loài ve có ý nghĩa thực tiễn lớn,qua đó sẽ rút ra đƣợc quy luật phòng,trừ ve và là cơ sở để đề xuất những biện pháp phòng và trừ ve có hiệu quả nhất.Vì vậy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới đã nghiên cứu về hình thái,phân loại,sinh thái học và dịch tễ học của ve.
Từ thế kỉ 18,Smith đã phát hiện bệnh sốt “Texas fever”do ve bò Boophilus anulatus var australis truyền qua phương thức đốt và hút máu của bò.
Từ năm 1746 Linnaeus đã đề cập đến phân loại và xác định tên khoa học của
một số loài ve,nhƣng còn hạn chế là chƣa sắp xếp các loài ve đó thành hệ thống phân loại rõ ràng sau đó hệ thống phân loại định vị loài về ve đƣợc hoàn thiện,đơn giản và hợp lí dần.
Khu hệ ve Châu Á cũng khá phong phú và đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu tới.Ở Đông Nam Á có tới hơn 50 loài ve thuộc 10 giống khác nhau,Trung Quốc đã phát hiện có hơn 80 loài ve thuộc 10 giống khác nhau,Philippin cũng có hơn 21 loài thuộc 10 giống.Ở Đông Dương có hơn 40 loài ve thuộc 10 giống khác nhau (Toumanoff,1994).
Theo Kolonin thì tổng số loài ve đã đƣợc xác định đƣợc trên thế giới là 608 loài và phân loài.Số loài của các giống đó là:
Giống Amblyomma: 99 loài Giống Aponomma: 22 loài GiốngBoophilus: 5 loài Giống Dermacentor: 30 loài Giống Haemaphysalis: 145 loài Giống Ixodes: 220 loài
Giống Hyalomma: 22 loài
Những nghiên cứu về ve ký sinh ở Việt Nam
Trước năm 1954 đã có một số công trình nghiên cứu về ve của một số tác giả nước ngoài (chủ yếu là người Pháp) làm việc tại Việt Nam công bố.Sau năm 1954 cùng sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô,Trung Quốc,chúng ta đã tiến hành điều tra trên gia súc và động vật hoang dã khác.Đã có nhiều công trình đƣợc công bố.Năm 1956,đoàn nghiên cứu kí sinh trùng và bệnh kí sinh trùng do I.M Grochovskaia,giáo sƣ Đặng Văn Ngữ,Đào Văn Tiến và các cộng sự khác tiến hành điều tra ve bét (ve cứng và mạt) trên gia súc và các thú nhỏ gần người ở một số tỉnh miền bắc Việt Nam,kết quả nghiên cứu đã đƣợc công bố vào cuối năm 1956.Đoàn điều tra về côn trùng thú y ở một số tỉnh miền núi trung du và đồng bằng Bắc bộ Việt Nam tiến hành năm 1967 do Từ Hán Tường và Trịnh Văn Thịnh(1982) cùng các cộng sự khác thực hiện(trong đó có điều tra về ve cứng Ixodoidae),kết quả thu đƣợc đã đƣợc
công bố trong hội nghị tổng kết:”Điều tra cơ bản các côn trùng thú y miền Bắc Việt Nam” năm 1968.
Năm 1977,Phan Trọng Cungđã công bố công trình nghiên cứu hình thái học và phân loại ve Ixodoidae ở miền Bắc Việt Nam,trong công trình này đã mô tả 49 loài ve cứng và một loài ve mềm đã gặp ở Việt Nam.
Nhƣ vậy từ các công trình nghiên cứu về ve cho thấy để có biện pháp phòng trừ dịch bệnh và đặc biệt là phòng trừ ve hợp lí cho đàn hươu sao nuôi tại VQG Cúc Phương-Nho Quan-Ninh Bình,thì cần giải quyết các vấn đề sau:
Điều tra tình hình nhiễm ve trên đàn hươu sao nuôi tại VQG Cúc Phương.
Xác định chính xác loài ve đang ký sinh trên hươu sao.
Nghiên cứu về thời gian phát triển,vòng đời,đặc điểm ký sinh của ve trên hươu sao,tác hại của ve với hươu sao.
Thử nghiệm một số thuốc để phòng và trị ve (Hantox,Hanmectin).
Xây dựng quy trình phòng trừ và trị ve trên đàn hươu sao.
2.3.8.2.Đặc điểm cấu tạo ve Ixodoidae
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2015) [10] VeIxodoidae thuộc bộ ve bét, nằm trong phân bộ 3 trong 5 phân bộ ve,bét chúng có đặc điểm:
- Có một đôi lỗ thở ở sau hay ngoài gốc háng - Lỗ thở liên hệ với tấm thở ngắn
- Tấm dưới miệng có răng hướng về phía sau, rất thích hợp với kiểu đốt chích.
- Có cơ quan cảm giác Haller ở bàn chân 1 - Là ve đa ký chủ.
Hình thái, cấu tạo.
Có mai lưng bằng kitin cứng phủ ở mặt lưng ve trưởng thành,ấu trùng và trĩ trùng.Cơ thể gồm 2 thành phần chính: Đầu giả và thân.
Đầu giả :
- Trên đầu giả mang một đôi kìm,tấm dưới miệng có nhiều hàng gai nhọn hướng về phía sau và một đôi xúc biện.
- Đáy đầu giả có 2 hố hình tròn hoặc bầu dục ở mặt lƣng với nhiều lỗ nhỏ là
cơ quan cảm giác.
Thân: Gồm có mặt lƣng và mặt bụng:
- Mặt lƣng:Mặt lƣng có mai lƣng phủ kín (nhƣ ở ve đực) hoặc chỉ phủ một phần phía trước (như ở ấu trùng,thiếu trùng,ve cái).
Trên mai lưng thường có mắt,rãnh cổ,rãnh cạnh,rãnh giữa sau và mấu đuôi.
- Mặt bụng: Mặt bụng mang 4 đôi chân,mỗi chân gồm các đốt:
Háng,chuyển,đùi,ống,trước bàn,bàn và đệm vuốt,vuốt.
Lỗ sinh dục ở phía trước bụng.Lỗ hậu môn ở phía nửa sau bụng ve.
Hầu hết ve cứng đều có rãnh hậu môn (trừ ve Boophilus) và các mai cạnh hậu môn,mai phụ,mai dưới hậu môn.Ve đực thường có những tấm mai bụng.Tấm thở hình tròn,bầu dục,hình trứng hoặc hình dấu phẩy,ở dưới đốt háng của đôi chân IV(Theo Nguyễn Thị Kim Lan, 2015) [10].
Vòng đời phát triển của ve
Theo Nguyễn Thị Kim Lan, (2015) [10], Ve cứng phát triển qua 3 giai đoạn:
Ấu trùng,thiếu trùng (trĩ trùng),trưởng thành.Tùy theo từng loài ve khác nhau thì các giai đoạn này cũng khác nhau.
Ve đực và ve cái ký sinh ở vật chủ và giao cấu,sau khi ve cái hút máu no thì rơi xuống đất.Ve cái đẻ trứng thành ổ trên mặt đất và có lớp màng nhầy bảo vệ.Trứng ve nhỏ,hình cầu,màu vàng nâu hay nâu sẫm.Sau một thời gian trứng nở ra ấu trùng.Ấu trùng bò lên cây cỏ,ẩn dưới lá cây (nhất là những lá cây có lông như sim,mua,cỏ tranh).Khi ký chủ đi qua,ấu trùng nhanh chóng bám vào ký chủ,hút no máu rồi biến thái ngay trên cơ thể ký chủ đó hoặc rơi xuống đất thành thiếu trùng.Thiếu trùng lại hút no máu và phát triển thành ve trưởng thành.Sau đó chu kỳ lại tiếp tục lặp lại( Nguyễn Thị Kim Lan, 2015) [10]
Theo Trịnh Văn Thịnh (1963)[18] thì ve B.Microplus có thời gian ủ trứng trung bình 21 ngày ở nhiệt độ cao (20-28 độ C),độ ẩm 84-90%.
Mỗi loài ve trong vòng đời cần có số lƣợng ký chủ khác nhau.Chia 3 nhóm.
- Nhóm ve một ký chủ: Tất cảcác giai đoạn phát triển đều hút máu và biến thái ngay trên cùng một ký chủ (ví dụ:ve Boophilus microplus)
- Nhóm ve hai ký chủ: Âu trùng hút no máu và biến thái thành thiếu trùng trên cùng một ký chủ.Sau khi hút no máu,thiếu trùng rơi xuống đất biến thái thành ve trưởng thành.Ve này bò lên các loài ký chủ khác (có khi lại vào loài ký chủ cũ) để hút máu.Hầu hết ve 2 ký chủ ký sinh ở các loài chân guốc (bò,cừu).
- Nhóm ve ba ký chủ:Mỗi giai đoạn phát triển từ ấu trùng,thiếu trùng đến trưởng thành,sau khi hút no máu đều rơi xuống đất,biến thái,rồi lại bám vào ký chủ mới (ký chủ này có thể thuộc nhiều loài hay các cá thể khác nhau của cùng loài).
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2015) [10] thì sự phát triển của ve cứng đƣợc tóm tắt nhƣ sau:
Trứng Ấu trùng Thiếu trùng Trưởng thành
(3 đôi chân) (4 đôi chân) (4 đôi chân) Bảng 2.3. Phân biệt 4 dạng hình thái ở các thời kì phát triển của ve cứng
(Ixodoidae) Chỉ tiêu
Giai đoạn
Ấu trùng Thiếu trùng Trưởng thành (con cái)
Trưởng thành (con đực)
Mai lƣng 1/3 phía trước lưng
1/3 phía trước lưng
1/3 phía
trước lưng Phủ kín lưng
Chân (đôi) 3 4 4 4
Lỗ sinh dục Chƣa có Chƣa có Có Có
Hõm đầu
(trên gốc đầu) Không có Không có Có Không có
Lỗ thở Chƣa có Có Có Có
Theo Nutall thời gian của một thế hệ ve mất khoảng 87 đến 405 ngày ở các nước ôn đới,còn ở các nước nhiệt đới thời gian có thể ngắn hơn.
Ở Việt Nam,thời gian một thế hệ ve B.Microplus từ 30 -45 ngày về mùa nóng ẩm,các mùa khác có thể kéo dài 3-4 tháng .Bệnh do ve cứng truyền cho người và gia súc: Các bệnh ký sinh trùng đườn máu (bệnh lê dạng trùng,biên
trùng,bệnh Richketsia...) cho gia súc nhai lại,ngựa,chó..(Nguyễn Thị Kim Lan, 2015)[10].
Một số giống thuộc họ ve cứng:
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2015)[10], Dwight D. Bowman (2013) [20], (1999) [19], thì có một số giống thuộc họ ve cứng nhƣ:
Giống Boophilus
- Ở nước ta chỉ phát hiện được loài Boophilus microplus,có đặc điểm: Ve đực nhỏ hơn ve cái,có mấu đuôi nhỏ,nhọn.Háng I và III đều có 2 cựa.Tấm cạnh hậu môn có 2 cựa hẹp.Ve cái: Háng I có cựa 2 tròn,rộng,cách xa nhau,ở khoảng giữa lõm hình thành chữ V.
- Ve Boophilus là ve một ký chủ.Ký chủ thích hợp là trâu ,bò ,dê.Ngoài ra còn thấy ở thú ăn thịt,gặm nhấm,chim,chó...Các giai đoạn phát triển đều ký sinh trên ký chủ.
- Ve B.microplus ở nước ta đẻ 3-4 lứa/năm.Mỗive cái đẻ trung bình 2500 trứng (tối đa 3500 trứng).Khi thời tiết hanh khô,trứng bị teo lại.Mƣa nhiều thì khả năng đẻ của ve giảm.Ve thích bám vào chỗ da mỏng (tai,vú,bẹn...) và có thể sống khắp cơ thể ký chủ.Ve xuất hiện nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm.Ấu trùng ve B.microplus hút máu trong 4-13 ngày,lột xác thành thiếu trùng sau 6-14 ngày.Ấu trùng có thể nhịn đói 4-5 tháng,có thể sống tới 7 tháng.Thiếu trùng ve B.microplus hút máu trong 5-11 ngày,lột xác thành ve trưởng thành sau 5-14 ngày.Ve cái hút máu 6-8 ngày,sau khi rơi xuống đất 3-15 ngày bắt đầu đẻ trứng.Thời gian đẻ trứng từ 5-30 ngày.Thời gian trứng nở từ 12-28 ngày.
- Khả năng truyền bệnh: Ve B.microplus có thể truyền bệnh Piroplasmabigeminum,Babesiella berbera,Anaplasma marginale cho trâu bò;
B.ovis cho cừu,Nuttallia equi cho ngựa,Theileria mutans cho trâu,bò.Ngoài ra,ve còn truyền bệnh sốt phát ban,sốt vàng cho người khi hút máu.
Giống Haemaphysalis
- Ở nước ta có 34 loài thuộc giống này,có đặc điểm:Không có màu ánh kim,không có mắt,có rua.Xúc biện thường ngắn,hình nón.Mặt bụng ve ngực không
có tấm mai.Là môi giới truyền bệnh virus,vi khuẩn và là ký chủ trung gian truyền nhiều bệnh ký sinh trùng đường máu cho gia súc và người.
Giống Rhipicephalus
- Ở nước ta gặp 2 loài,có đặc điểm: Thường không có màu sắc,có mắt và rua.Tấm dưới miệng và xúc biện ngắn.Ve đực có mai bụng.
- Ý nghĩa dịch tễ của ve Rhipicephalus rất lớn: Nhiều loài của giống này là môi giới truyền bệnh dịch hạch của loài gặm nhấm,bệnh viêm não của người,bệnh sốt phát ban,các bệnh nguyên trùng,đặc biệt là bệnh le dạng trùng của trâu,bò,dê,cừu,ngựa,chó,lợn...
Giống Ixodes
- Có xúc biện dài,không màu,rãnh hậu môn vòng trước lỗ hậu môn,đầu giả dài,không có mắt và rua.Ve đực có mai ở mặt bụng.Hầu hết các loài đều là ve 3 ký chủ.Ve truyền bệnh lê dạng trùng cho gia súc,bệnh viêm não,bại liệt cho người.
2.3.8.3.Biện pháp phòng trừ ve
Muốn phòng trừ có hiệu quả, việc điều tra để biết thành phần loài, đặc điểm sinh thái, vòng đời, mùa vụ xuất hiện, ký chủ, nơi sống của ve ở các khu vực chăn nuôi… là rất cần thiết để xây dựng biện pháp phòng trừ tổng hợp (Nguyễn Thị Kim Lan,2015) [10],
Phòng hộ cá nhân chống ve
Một số loài ve có khả năng hút máu và truyền bệnh cho con người,vì thế ngay cả đối với con người cũng phải phòng trừ ve và đồng thời cũng cần thiết để tránh làm lây lan ve từ người này sang người khác và từ người sang động vật.
Khi làm việc trong các chuồng trại,hay đi từ rừng về thì phải kiểm tra xem xét cẩn thận xem có bị ve bám vào hay không,tốt nhất là quần áo phải ngâm nước xà phòng trong khoảng nửa ngày,không ngồi lâu trên đống cỏ,bụi cây,không vác các thú săn bắn trên người...Khi phải vào rừng vùng có dịch và ve bét ký sinh cần phải có quần áo chuyên dụng,cổ tay và gấu quần phải có chun…Trước khi vào rừng cần phải bôi thuốc xua đuổi côn trùng và ve bét.
Biện pháp diệt ve
Vòng đời phát triển của ve qua các giai đoạn,các pha ký sinh khác nhau,do đó có lúc thì ve tồn tại ngoài thiên nhiên,có lúc tồn tại trong cơ thể gia súc.Vì vậy,cần phải tiến hành các biện pháp diệt ve đồng thời ngoài cơ thể và trên cơ thể gia súc.Muốn tiến hành diệt ve thì phải điều tra thành phần loài ve,đặc điểm sinh học,mối quan hệ của ve với gia súc…trên cơ sở đó mới đề xuất đƣợc biện pháp sử dụng các loại thuốc,nồng độ của thuốc và thời gian và số lần sử dụng thuốc.Trên thực tế,để phòng trừ ve hiệu quả thì phải tiến hành nhiều biện pháp (phòng trừ tổng hợp).
Một số biện pháp tiêu diệt ve ngoài thiên nhiên (chuồng trại và khu chăn thả).
Diệt ve ngoài thiên nhiên nhằm ngăn ngừa ve với gia súc,có 3 biện pháp thường dùng:
Vệ sinh chuồng trại,đốt và phát quang đồng cỏ
Biện pháp này thường được thực hiện vào mùa khô hàng năm(do khí hậu khô,cây cối dễ cháy),tuy nhiên biện pháp này cũng không hiệu quả lắm.Vì nó ảnh hưởng tới môi trường sống của nhiều loài khác và đối với trứng ve nằm sát mặt đất nên lửa không cháy tới và sẽ không thực hiện được khi lá còn tươi.
Phát quang đồng cỏ để hạn chế chỗ trú ngụ của ve,đồng thời để ánh sáng tiêu diệt trứng ve khi không còn cành lá cây che nữa.Nói chung,biện pháp đốt và phát quang chỉ có tác dụng hạn chế số lƣợng ve trong từng thời kỳ,muốn diệt ve hiệu quả cần phải phối hợp biện pháp này với một số biện pháp khác.
Phun hóa chất tiêu diệt ve
Diệt ve ở chuồng trại ta có thể dùng một số thuốc nhƣ Hantox 200 để phun ve theo định kỳ (Nguyễn Thị Kim Lan, 2015) [10].Còn đối với khu chăn thả thì khó áp dụng,do khá tốn kém và sẽ tiêu diệt nhiều côn trùng có lợi khác.
Biện pháp chăn dắt luân phiên đồng cỏ để ve chết đói
Sử dụng biện pháp chăn thả luân phiên.Áp dụng biện pháp này bằng cách không chăn thả đàn hươu trên đồng cỏ, một khu vực nào đó một thời gian cần thiết đủ để có thể làm cho ve chết đói (trong thời gian này cho đàn hươu ăn trên
một bãi chăn thả khác cách ly hoàn toàn với bãi chăn thả đang bỏ trống),thời gian cho đàn hươu ăn trở lại đối với đồng cỏ đã bỏ trống phụ thuộc vào khả năng nhịn đói của ấu trùng,thiếu trùng,dạng trưởng thành phân bố trên trên thả đó.Đối với ấu trùng của B.microplus có khả năng nhịn đói 8 tháng,một số loài ve khác trong thời gian này còn kéo dài lâu hơn.Ở Châu Phi người ta để đồng cỏ nghỉ tuyệt đối 13 tháng đến 2 năm.
Một số biện pháp diệt ve trên cơ thể gia súc
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2015) [10], Để diệt ve trên cơ thể gia súc: Dùng biện pháp cơ học ( quấn bông tẩm dầu hỏa bôi vào nơi có nhiều ve đang đốt, dầu hỏa bịt lỗ thở làm cho ve rơi kìm ra, rồi dùng kẹp bắt ve); biện pháp hóa học (dùng thuốc Ivermectin và các chế phẩm của Ivermectin, Hantox spray, Hantox 200…);
biện pháp sinh học (cho gà, sáo ăn ve, dùng những loài nấm gây bệnh cho ve).
Bể nhúng: Bể đƣợc xây sao cho đảm bảo yêu cầu kĩ thuật,khi gia súc lội qua phải đảm bảo ngập hết gia súc.Bể không hẹp quá tránh làm tổn thương gia súc khi va chạm vào thành bể,thuốc trong bể phải đảm bảo nồng độ và phải tính đƣợc cứ bao nhiêu con lội qua thì phải thay nước một lần.Nói chung đây là biện pháp hoàn hảo để tiêu diệt ve trên cơ thể gia súc.Nhƣng chỉ áp dụng cho các trang trại có số lƣợng động vật nhiều và đầu tƣ ban đầu khá tốn kém.
Phun thuốc:Đây là phương pháp thông thường dùng để diệt ve,tuy nhiên nó còn hạn chế là không đều,nếu không cẩn thận sẽ có một số vùng thuốc không vào tới.Ở nhữngcơ sở chăn nuôi gia súc lớn thì có thể xây bệ phun,khi gia súc qua bệ phun sẽ đƣợc phun thuốc.
Bôi thuốc bằng tay:Những vùng mà phun thuốc không vào thì có thể áp dụng hình thức bôi thuốc bằng tay.
Cho gia súc uống thuốc diệt ngoại ký sinh trùng hoặc tiêm: Đây cũng là một hình thức hay đƣợc sử dụng,thuốc đƣợc dùng có thể trị đƣợc nhiều loại ký sinh trùng khác nhau.
Ta có thể dùng biện pháp sinh học nhƣ cho gà,sáo ăn ve,dùng những loài nấm gây bệnh cho ve.