Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn hươu sao tại Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật VQG Cúc Phương

Một phần của tài liệu Theo dõi tình hình nhiễm ve trên hươu sao (Cervus Nippon), và sử dụng 2 loại thuốc Hantox, Hanmectin trong điều trị bệnh tại Vườn quốc gia Cúc Phương (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 46 - 49)

4.1.1. Chăm sóc, nuôi dưỡng đàn huơu

Thức ăn của hươu sao bao gồm nhiều loại lá, cỏ, củ quả… chủ yếu là các lá cỏ non.Hươu sao còn được sử dụng thức ăn đã được chế biến như: Cháo ngô, cám, gạo, thức ăn ủ xanh, ủ chua, phơi khô.

Theo Hoàng Xuân Thủy (2005) [15], Thống kê đến nay thấy có 72 loài thực vật có thể dùng làm thức ăn cho hươu, trong đó có 15 loài là thức ăn tốt nhất(lá mít, lá vả, quả sung, cỏ voi…), 20 loài là thức ăn tốt (lá chay, lá dâu, lá mía,dây sắn rừng…), 28 loài trung bình(bí ngô, lá ngải,quả đu đủ, đay rừng…), 9 loài đƣợc hươu ăn ít hơn (rau má, cỏ tranh, cỏ gà, vừng, lá táo…)

Tuy nhiên việc đánh giá chất lƣợng của các loại thức ăn theo mức độ thích ăn của hươu ở trên cũng chỉ là tương đối, bởi vì nó còn tùy thuộc vào từng địa phương, từng mùa và kỹ thuật chăn nuôi.

Đối với hươu nuôi tại Trung tâm thì hàng ngày được cho ăn thức ăn tinh vào buổi sáng với lượng thức ăn là 4kg/chuồng.Còn về buổi chiều thì hươu được bổ sung thêm thức ăn xanhlà các loại lá rừng khác nhau.

Đến mùa sinh sản và mùa cắt nhung, hươu đực được chăm sóc và nuôi dƣỡng với một chế độ đặc biệt. Chất lƣợng lá, cỏ và lƣợng muối khoáng (20g muối, 20-25g chất khoáng/ngày) luôn đƣợc chú ý tới. Ngoài ra, lá rừng luôn đƣợc thay đổi để tránh cho hươu thường xuyên ăn 1-2 loại lá dẫn đến thiếu chất, (Hoàng Xuân Thủy, 2005) [15]

Cần tránh mọi nguyên nhân làm hươu trượt ngã, xây xát, va chạm làm chảy máu hoặc vỡ nhung.(Hoàng Xuân Thủy, 2016) [14]

Bảng 4.1: Khẩu phần và tiêu chuẩn thức ăn(Hoàng Xuân Thủy, 2005) [15]

Loại hươu

Loại thức ăn

Xanh (kg)

Tinh (kg)

Giàu đạm (kg)

Thức ăn bổ sung Premix

khoáng (gam)

Premix vitamin

(gam)

Muối ăn (gam) Tập ăn cai

sữa 1,2 0,1 0,05-0,1 2-3 2-3 5

Cai sữa từ 1-

12 tháng 5-9 0,2-0,3 0,2 1,14 3-4 10

Hậu bị 1-2

tuổi 10 0,4 0,2 5-6 5-6 15

Kiểm định 14 0,5 0,2 7-8 7-8 15

Đực phối

giống 22 0,5 0,6 10 10 15

Đực không

phối giống 14 0,3 0,6 10 10 15-20

Hươu chửa

kỳ 1 15 0,3 0,6 10 10 20

Hươu chửa

kỳ 2 13 0,3 0,3 10 10 20

Hươu đẻ và

nuôi con 15 0,5 0,5 15 15 20

Đực thúc

nhung 12 0,5 0,6 10 10 20

Đối với đàn hươu thì chuồng trại, máng cho ăn, máng uống nước chúng tôi luôn đảm bảo sạch sẽ, đƣợc quét dọn, rửa hàng ngày. Vào mùa hè những ngày trời

nắng gắt thì chúng tôi cắt những cành lá khô về làm tổ che mát cho huơu nằm, lượng nước trong máng thì luôn được bổ sung thường xuyên. Đối với mùa đông chuồng trại được che chắn cẩn thận tránh để hươu bị lạnh.

Trong thời gian thực tập tôi đã trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng đàn hươu sao. Qúa trình chăm sóc, nuôi dƣỡng đƣợc thực hiện theo đúng quy định của VQG Cúc Phương và đều đạt kết quả tốt.

4.1.2. Phòng và điều trị bệnh tại Trung tâm

Trong thời gian thực tập chúng tôi đã tiến hành điều trị bệnh cho đàn hươu tại Trung tâm, kết quả đƣợc trình bày ở bảng 4.2

Bảng 4.2. Kết quả điều trị bệnh cho hươu tại trung tâm

STT Nội dung công việc chữa trị

Số hươu mắc bệnh

(con)

Kết quả Số hươu khỏi

(con)

Tỷ lệ khỏi (%)

1 Bệnh tiêu chảy 58 51 87,9

2 Chướng bụng đầy hơi 30 25 83,3

Qua bảng 4.2 chúng tôi thấy rằng trong số 58 con hươu mắc bệnh tiêu chảy thì số con điều trị khỏi là 51 con, với tỷ lệ 87,9%. Đối với 30 con bị chướng bụng đầy hơi thì số con chúng tôi điều tri khỏi là 25 con, đạt tỷ lệ 83,3%.

Chướng bụng đầy hơi. Đây là bệnh phổ biến nhất, bệnh thường gặp ở hươu lớn, những đàn có số lượng nhiều. Đối với những hộ gia đình nuôi từ 1-3 hươu thì bệnh ít xảy ra.

Nguyên nhân:

- Do hươu ăn phải lượng thức ăn bị mốc, thối, ẩm mốc, cỏ voi tươi còn ướt hoặc đẫm sương

- Do hươu ăn quá nhanh hay quá no.

- Do thay đổi thức ăn đột ngôt, từ thức ăn tươi xang thức ăn khô, hoặc cho ăn no đói thất thường

- Thời tiết thay đổi đột ngột (khi trời mƣa nhiều, ẩm ƣớt) cũng là nguyên nhân làm cho bệnh dễ phát.

Điều trị:

- Dùng nước dưa chua hoặc dấm cho hươu uống để kích thích ợ hơi.

- Lấy rơm hoặc bì gai chấm rƣợu gừng hay dầu hỏa chà xát lâu và mạnh vào hông bên trái.

Phòng bệnh:

- Không cho hươu ăn thức ăn kém phẩm chất như bị mốc,ẩm ướt, hay thức ăn xanh bị thối đẫm sương

- Không cho hươu ăn lượng thức ăn quá nhiều, tránh để hươu vận động mạnh sau khi ăn

Bệnh tiêu chảy: Bệnh này hay gặp ở hươu con theo mẹ.

Nguyên nhân:

- Do hươu mẹ ăn phải thức ăn kém phẩm chất như bị mốc, lượng thức ăn xanh bị thối...Làm cho hươu đi phân lỏng thối khắm,loãng có màu vàng. Hươu con gầy còm, lông không mƣợt. Phân dính ở hậu môn, đuôi.

Điều trị:

- Thay đổi lƣợng thức ăn hàng ngày cho con mẹ, cho con mẹ ăn một số lá chát nhƣ lá ổi. Đối với con con dùng kháng sinh điều trị kết hợp với thuốc trợ sức.

Một phần của tài liệu Theo dõi tình hình nhiễm ve trên hươu sao (Cervus Nippon), và sử dụng 2 loại thuốc Hantox, Hanmectin trong điều trị bệnh tại Vườn quốc gia Cúc Phương (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)