TRẮC ĐỊA ẢNH Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giáo trình trắc địa ảnh và viễn thám (Trang 21 - 25)

Ngành trắc địa cũng như ngành trắc địa ảnh và bản đồ nói chung là một trong những ngành khoa học kỹ thuật non trẻ của nước ta. Chỉ sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1954), ngành trắc địa ảnh và bản đồ của nước ta mới được chú ý xây dựng và phát triển.

14

trường đại học nông lâm thái nguyên

Giáo trình Trắc địa ảnh và Viễn thám

Năm 1958, chúng ta đã tiến hành chụp ảnh điều tra khảo sát rừng với sự giúp đỡ của CHDC Đức (cũ). Nhưng cho đến năm 1965, chúng ta mới bắt đầu sử dụng phương pháp đo ảnh hàng không vào việc đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ cơ bản nhà nước: 1:50.000 và 1:25.000. Đồng thời, cũng từ năm 1966 chúng ta tiến hành đào tạo cán bộ kỹ thuật về trắc địa ảnh có trình độ đại học, bên cạnh việc đào tạo cán bộ kỹ thuật trung cấp đo vẽ ảnh của cơ sở sản xuất.

Trong những năm đầu xây dựng ngành trắc địa ảnh (1965–1972) do tình hình khó khăn về kỹ thuật và máy móc, nên chủ yếu chỉ ứng dụng phương pháp đo vẽ phối hợp và phương pháp vi phân vào công tác đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000, vùng đồng bằng và vùng đồi với các loại máy đo vẽ STD-2, LCY, Stereokomparator 1818, máy nắn SEG-I, SEG-IV, bên cạnh việc sử dụng phương pháp đo vẽ toàn năng với máy Multiplex để tăng dày điểm khống chế và đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:25.000 ở một vài vùng núi. Vào những năm cuối thập niên 60 một số cơ sở sản xuất của nước ta cũng đã nhập một số máy toàn năng chính xác như máy Stereoplanigraph-C và Stereoplanigraph-D của hãng Carl Zeiss Jena (CHDC Đức cũ).

Trong giai đoạn này, chúng ta đã xây dựng được đội bay chụp ảnh hàng không và tiến hành công tác bay chụp ảnh phục vụ đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000 và 1:10.000, đồng thời tăng cường nhập thêm các máy đo vẽ mới như các máy: SD-3, SPR-3 của Liên Xô (1973), máy Stereometrograph F, Topocart B, Stecometer–Coordimeter, Interpretoscop v.v.... của CHDC Đức.

Về phương pháp chủ yếu chúng ta sử dụng phương pháp đo vẽ toàn năng, kết hợp với phương pháp đo vẽ phối hợp ở vùng đồng bằng. Đồng thời, chúng ta cũng đã bắt đầu nghiên cứu ứng dụng các phương pháp tiên tiến trong công tác tăng dày điểm khống chế (phương pháp tam giác ảnh không gian bán giải tích và giải tích).

Về công tác bay chụp, đã bắt đầu sử dụng các máy chụp ảnh và máy bay chụp ảnh có tính năng và chất lượng tốt hơn, như máy chụp ảnh MRB 15/2323 (của CHDC Đức), AFA-TE 70 và máy bay AN-30 của Liên Xô (cũ).

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngành trắc địa ảnh ở nước ta được bổ sung thêm một số máy móc và trang thiết bị tuy rất ít về số lượng nhưng khá hiện đại như các máy đo vẽ toàn năng B8S, A7, A8, A10 (Wild, Thụy Sỹ), máy nắn SEG-V, máy đo lập thể chính xác PSK-2 (CHLB Đức).

Đặc biệt từ những năm 1973, phương pháp đo đạc chụp ảnh mặt đất đã được bắt đầu sử dụng vào việc đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn (1:500, 1:2.000) ở các vùng khai thác công nghiệp như (mỏ than, mỏ đá), các khu vực khai thác vật liệu xây dựng, thủy lợi với trang thiết bị tương đối đồng bộ như Phototheodolit 19/1318, Stereoautograph EL1318 hoặc Technocart - Stereokoparator 1818 hay Stecometer.

Từ những năm 90 khi đất nước ta thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cùng với sự phát triển chung của ngành Trắc địa - Bản đồ, ngành Trắc địa ảnh cũng nhanh chóng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của thế giới vào nghiên cứu, sản xuất và đào tạo cán bộ. Đặc biệt là công tác bay chụp ảnh và tăng dày khống chế ảnh với kỹ

15

Chương 1 KHÁI NIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐO ẢNH trường đại học nông lâm thái nguyên

thuật định vị GPS, công nghệ đo vẽ ảnh với các trạm đo ảnh số (SSK) của hãng Intergraph (Mỹ), hệ thống phần mềm Desktop Digital Photographmetry System (DDPS) của công ty 3D Mapper Pty Ltd (Úc), phần mềm Photomod hãng RAKURS (Nga) và các phần mềm chuyên dùng khác.

Hiện nay ở nước ta đã có rất nhiều cơ sở sản xuất xây dựng các xí nghiệp đo vẽ ảnh với các máy móc chính xác hiện đại như: Tổng cục Địa chính, Cục Địa chất - Khoáng sản, Cục Bản đồ Quân đội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng v.v.

Công tác đào tạo cán bộ cũng đang được đẩy mạnh và ngày càng nâng cao chất lượng.

Tính đến nay trường Đại học Mỏ - Địa chất đã đào tạo cho ngành Trắc địa ảnh Việt Nam hàng trăm cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và trên đại học.

Nhiệm vụ cơ bản hiện nay của ngành đo đạc chụp ảnh của nước ta là không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ kỹ thuật, tiếp thu và ứng dụng nhanh chóng các thành tựu về tiến bộ kỹ thuật của ngành trên thế giới để giải quyết kịp thời nhiệm vụ đo vẽ bản đồ địa hình các loại tỷ lệ khác nhau, đáp ứng yêu cầu của công tác nghiên cứu lãnh thổ, điều tra cơ bản, phân vùng quy hoạch, khảo sát thiết kế, v.v ... của các ngành khoa học kỹ thuật, kinh tế quốc dân và sự nghiệp quốc phòng của nước ta.

Song song với nhiệm vụ đo vẽ bản đồ địa hình, cần nhanh chóng mở rộng phạm vi ứng dụng của phương pháp đo đạc chụp ảnh trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác, trước mắt là trong xây dựng và kiến trúc, trong các loại công trình nông nghiệp và đặc biệt là trong lĩnh vực kiểm soát và bảo vệ môi trường.

17

©2016 Giáo trình Trắc địa ảnh và Viễn thám

Chương2

Một phần của tài liệu Giáo trình trắc địa ảnh và viễn thám (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)