Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5. Khả năng tái sinh tự nhiên của các loài cây gỗ trong các kiểu TTV ở KVNC
Trên cơ sở đó có thể đề xuất các giải pháp lâm sinh phù hợp nhằm sử dụng từng kiểu TTV một cách hợp lý nhất.
Trong 3 kiểu TTV, Thảm cỏ là nơi chăn thả gia súc thường xuyên của người dân địa phương nên thảm cỏ đã bị thoái hóa nặng nề. Thành phần thực vật chủ yếu là cây thân thảo thuộc họ Hòa thảo (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae)..., một số loài cây bụi họ Sim (Myrtaceae), họ Mua (Melastomataceae)..., không có cây gỗ tái sinh.
4.5.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ cây gỗ tái sinh
Từ số liệu thu thập được trong các ODB phân bố đều ở các vị trí trong những OTC điển hình của 2 kiểu TTV nghiên cứu (Thảm cây bụi, Rừng thứ sinh), chúng tôi đã mô tả được cấu trúc tổ thành và mật độ cây gỗ tái sinh trong bảng 4.8.
Bảng 4.8. Cấu trúc tổ thành, mật độ cây gỗ tái sinh của các kiểu TTV ở KVNC STT
Thảm cây bụi Rừng thứ sinh
Tên loài Mật độ (cây/ha)
Tổ thành
(%) Tên loài Mật độ (cây/ha)
Tổ thành (%)
1 Vối thuốc 616 16,84 Kháo vàng 676 15,04
2 Ba soi 519 14,19 Vối thuốc 624 13,88
3 Màng tang 426 11,65 Giổi lông 451 10,03
4 Kháo vàng 361 9,87 Trám trắng 403 8,96
5 Xoan ta 306 8,37 Màng tang 314 6,98
6 Giổi lông 237 6,48 Xoan núi 311 6,92
7 Trám trắng 204 5,58 Dẻ gai 306 6,81
8 Sau sau 184 5,03 Lát hoa 229 5,09
9 Sau sau 226 5,03
9 loài khác 805 21,99 15 loài khác 956 21,26
Tổng 17 3658 100 24 4496 100
4.5.1.1. Thảm cây bụi
Ở kiểu thảm này có 17 loài cây gỗ tái sinh xuất hiện, mật độ 3658 cây/ha. Trong đó có 8 loài tham gia vào công thức tổ thành. Công thức tổ thành của cây gỗ trong lớp tái sinh là: 16,84 Vối thuốc + 14,19 Ba soi + 11,65 Màng tang + 9,87 Kháo vàng + 8,37 Xoan ta + 6,48 Giổi lông + 5,58 Trám trắng + 5,03 Sau sau.
Trong đó, Vối thuốc (Schima superba) có mật độ cao nhất 616 cây/ha, Ba soi (Mallotus denticulata) mật độ 519 cây/ha, Màng tang (Litsea cubeba) mật độ 426 cây/ha, Kháo vàng (Machilus bonii) mật độ 361 cây/ha, Xoan ta (Melia azedarach) mật độ 306 cây/ha, Giổi lông (Michelia balansae) mật độ 237 cây/ha, Trám trắng (Canarium album) mật độ 204 cây/ha, Sau sau (Liquidambar formosana) mật độ 184 cây/ha.
4.5.1.2. Rừng thứ sinh
RTS có 24 loài cây gỗ tái sinh xuất hiện với mật độ 4496 cây/ha, là TTV có mật độ cây gỗ tái sinh cao nhất trong 3 kiểu TTV. Có 9 loài cây gỗ tái sinh tham gia vào công thức tổ thành. Công thức tổ thành loài cây gỗ trong lớp tái sinh của RTS là:
15,04 Kháo vàng + 13,88 Vối thuốc + 10,03 Giổi lông + 8,96 Trám trắng + 6,98 Màng tang + 6,92 Xoan núi + 6,81 Dẻ gai + 5,09 Lát hoa + 5,03 Sau sau.
Trong đó Kháo vàng (Machilus bonii) có mật độ cao nhất là 676 cây/ha, Vối thuốc (Schima superba) có mật độ 624 cây/ha, Giổi lông (Michelia balansae) mật độ 451 cây/ha, Trám trắng (Canarium album) mật độ 403 cây/ha, Màng tang (Litsea cubeba) mật độ 314 cây/ha, Xoan núi (Walsura robusta) mật độ 311 cây/ha, Dẻ gai (Castanopsis argyrophylla) mật độ 306 cây/ha, Lát hoa (Chukrasia tabularis) mật độ 229 cây/ha, Sau sau (Liquidambar formosana) mật độ 226 cây/ha.
Tóm lại: Mật độ cây gỗ tái sinh ở Thảm cây bụi 3658 cây/ha, mật độ cao nhất là Rừng thứ sinh 4496 cây/ha. 2 kiểu TTV trên tại xã Hoàng Tung phần lớn tầng cây cao có mặt ở lớp cây tái sinh. Tuy nhiên, lớp cây tái sinh không phải hoàn toàn do cây tầng cao gieo giống tại chỗ, một số loài được mang đến từ nhiều nguồn khác nhau bằng các con đường như: phát tán nhờ gió, chim hoặc thú.
4.5.2. Phân bố cây gỗ tái sinh theo các cấp chiều cao
Sự biến động về cây gỗ tái sinh qua 6 cấp chiều cao trong các thảm cây bụi và rừng thứ sinh tại xã Hoàng Tung được trình bày trong bảng 4.9 và hình 4.5.
Bảng 4.9. Phân bố cây gỗ tái sinh theo các cấp chiều cao của các kiểu TTV Cấp Chiều cao (m) Thảm cây bụi Rừng thứ sinh
N (cây/ha) Tỷ lệ (%) N (cây/ha) Tỷ lệ (%)
I < 0,50 663 18,12 779 17,33
II 0,50 - 1,00 1006 27,50 1151 25,60
III 1,00 - 1,50 681 18,62 981 21,82
IV 1,50 - 2,00 571 15,62 723 16,08
V 2,00 - 2,50 397 10,85 470 10,45
VI >2,50 340 9,29 392 8,72
Tổng 3658 100 4496 100
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV Cấp V Cấp VI
TCB
RTS
Hình 4.5. Tỷ lệ (%) cây gỗ tái sinh theo các cấp chiều cao của các kiểu TTV Nhìn chung, cây tái sinh chiếm tỷ lệ lớn ở các cấp chiều cao thấp. Ở Thảm cây bụi, mật độ cây gỗ tái sinh cấp I là 663 cây/ha (18,12%), mật độ cây gỗ tái sinh cấp II là 1006 cây/ha (27,5%). Rừng thứ sinh, mật độ cây gỗ tái sinh cấp I là 779 cây/ha (chiếm 17,33%), cấp II là 1151 cây/ha (chiếm 25,60%).
Càng ở cấp độ cao (cấp III đến cấp VI) thì mật độ cây gỗ tái sinh càng giảm mạnh, từ 681 cây/ha (18,62%) xuống 340 cây/ha (9,29%) ở TCB và từ 981 cây/ha Cấp chiều cao Tỉ lệ %
(21,82%) xuống 392 cây/ha (8,72%) ở RTS. Điều này chứng tỏ khi giai đoạn tuổi tăng lên thì các loài cây luôn có xu hướng vươn cao để lấy ánh sáng, các loài không có khả năng cạnh tranh sẽ bị đào thải.
4.5.3. Phân bố cây gỗ tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang
Phân bố cây tái sinh thường không đều trên mặt đất, đặc điểm này được thể hiện qua kết quả nghiên cứu phân bố số cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang. Nghiên cứu phân bố cây tái sinh trên mặt phẳng nằm ngang có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình lợi dụng khả năng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng.
Trong thực tế, phải tiến hành xúc tiến tái sinh do phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất rừng chưa hợp lý. Do đó, nghiên cứu hình thái phân bố của cây tái sinh là cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm thúc đẩy tái sinh theo hướng có lợi cho quá trình phục hồi rừng.
Để nghiên cứu hình thái phân bố cây tái sinh, chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn U của tác giả Clark và Evans. Căn cứ vào số liệu điều tra được ở phụ lục 2, phụ lục 3, kết quả về phân bố cây tái sinh được trình bày theo bảng 4.10.
Bảng 4.10. Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang ở các kiểu TTV Các kiểu
TTV N/ha n U Kiểu
phân bố
Thảm cây bụi 3658 36 0,3658 0,562 -3,68 Cụm
Rừng thứ sinh 4496 36 0,4496 0,754 0,13 Ngẫu nhiên
Kết quả trên cho thấy phân bố cây gỗ tái sinh trên mặt phẳng nằm ngang ở Thảm cây bụi có kiểu phân bố cụm, Rừng thứ sinh đều có kiểu phân bố ngẫu nhiên.
Do địa hình của xã Hoàng Tung dốc và chia cắt mạnh nên đất trên toàn bộ diện tích không đồng đều về thành phần, cấu trúc và độ phì nhiêu. Trên đất đó, khả năng nảy mầm, sinh trưởng và phát triển của thực vật là khác nhau, đây là nguyên nhân làm cho Thảm cây bụi có kiểu phân bố cụm. Tuy nhiên theo thời gian, do quá trình tự tỉa thưa dẫn đến có sự điều chỉnh lại phân bố cây tái sinh theo hướng ngẫu nhiên ở RTS.
Kiểu phân bố cụm và ngẫu nhiên của cây tái sinh đã dẫn đến mặt đất rừng còn nhiều khoảng trống không có cây tái sinh. Vì vậy, các giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác
động cần phải điều tiết phân bố cây tái sinh tiệm cận dần với phân bố cách đều, bằng cách tỉa cây ở những nơi có mật độ dày, trồng bổ sung các loài cây mục đích vào chỗ trống và mật độ còn thưa để điều chỉnh phân bố cây cho đồng đều hơn.
4.5.4. Nguồn gốc và chất lượng của cây gỗ tái sinh
Cây gỗ tái sinh tự nhiên có nguồn gốc chủ yếu từ chồi hoặc hạt.
Chất lượng cây gỗ tái sinh là kết quả tổng hợp những tác động qua lại giữa cây rừng với nhau và giữa cây rừng với điều kiện hoàn cảnh, được đánh giá qua 2 chỉ tiêu là hình thái (khả năng phát triển của tán lá, hình thái thân và khả năng sinh trưởng của cây) và tuổi cây tái sinh.
Kết quả điều tra, nghiên cứu về nguồn gốc và chất lượng của cây gỗ tái sinh của các kiểu TTV nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.11.
Bảng 4.11. Nguồn gốc và chất lượng cây gỗ tái sinh trong các kiểu TTV Kiểu TTV Mật độ
(cây/ha)
Nguồn gốc Chất lượng
Hạt Chồi Tốt TB Xấu
Thảm cây bụi 3658 2789
(76,24%)
869 (23,76%)
2008 (54,89%)
1187 (32,45%)
463 (12,66%) Rừng thứ sinh 4496 3574
(79,49%)
922 (20,51%)
2898 (64,46%)
1142 (25,40%)
456 (10,14%) Qua bảng 4.11 cho thấy: Ở Thảm cây bụi cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm 76,24%, từ chồi 23,76%. Ở Rừng thứ sinh cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm 79,49%, từ chồi 20,51%. Như vậy, nguồn gốc cây tái sinh ở Thảm cây bụi, Rừng thứ sinh chủ yếu là từ hạt, đặc điểm này thuận lợi cho việc hình thành tầng rừng chính trong tương lai. Vì trong cùng một loài, cây mọc từ hạt có đời sống dài hơn, khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh tốt hơn cây tái sinh từ chồi.
Về chất lượng cây tái sinh: Ở Thảm cây bụi cây tái sinh có chất lượng tốt chiếm 54,89%, trung bình 32,45% và cây xấu 12,66%. Ở Rừng thứ sinh cây tái sinh có chất lượng tốt 64,46%, trung bình 25,40% và cây xấu là 10,14%. Như vậy, phần lớn cây tái sinh có chất lượng tốt và trung bình, đây là điều kiện thuân lợi để thực hiện các giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm tác động vào TTV để thúc đẩy quá trình tái sinh phục hồi rừng tự nhiên.
4.5.5. Nhận xét về khả năng tái sinh của các loài cây gỗ trong các kiểu TTV
Từ kết quả nghiên cứu về đặc điểm tái sinh tự nhiên trong các kiểu TTV ở KVNC, chúng tôi có nhận xét sau:
- Ở Thảm cây bụi, mật độ cây tái sinh không cao (3658 cây/ha), 76,24% cây tái sinh từ hạt, chất lượng cây tái sinh tốt chiếm 54,89%. Phân bố cây tái sinh theo cụm.
- Ở Rừng thứ sinh, mật độ cây tái sinh khá cao (4496 cây/ha), tỷ lệ cây tái sinh từ hạt cao (79,49%), chất lượng cây tái sinh tốt chiếm tỷ lệ cao (64,46%). Cây tái sinh có phân bố ngẫu nhiên. Do đó, TCB và RTS cần có biện pháp lâm sinh tác động phù hợp để phát triển theo hướng có lợi, đáp ứng cho yêu cầu phục hồi rừng tự nhiên.