Những năm gần đây, ngành chăn nuôi lợn ở nước ta phát triển mạnh mẽ, số lƣợng đàn lợn tăng lên không ngừng, song song với điều đó là tình
hình dịch bệnh cũng tăng, đặc biệt là bệnh sinh sản. Trong khi đó nhiều người chăn nuôi chƣa đƣợc trang bị đầy đủ các kiến thức cần thiết nên năng suất chăn nuôi chƣa cao.
Tỷ lệ mắc hội chứng MMA hiện nay là 40 - 60% tại các trại chăn nuôi lợn quy mô lớn, trong đó chủ yếu là viêm tử cung (Nguyễn Nhƣ Pho, 2002) [16].
Lợn nái ngoại nuôi theo mô hình trang trại ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam có tỷ lệ mắc hội chứng MMA dao động từ 47,39% đến 53,33%. Trong đó lợn nái mắc thể điển hình là 6,45% (Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh, 2010) [22].
Các tác giả cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của hội chứng MMA đến năng suất sinh sản của lợn nái và thử nghiệm các phác đồ điều trị hội chứng MMA.
Lợn con có răng nanh nhọn làm xây sát bầu vú mẹ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bầu vú, dẫn đến viêm vú. Trong khẩu phần ăn có lƣợng đạm quá cao làm sản sinh nhiều sữa, lợn con bú không hết, sữa ứ lại trong bầu vú là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Có khi lợn mẹ chỉ cho con bú một hàng vú, do chuồng quá lạnh, quá nóng... cũng đều là nguyên nhân gây viêm vú. Bệnh viêm vú thường xảy ra sau khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có trường hợp đến một tháng
Dụng cụ thụ tinh nhân tạo quá cứng sẽ gây xây sát và tạo ra các ổ viêm trong âm đạo, tử cung. Tinh dịch bị nhiễm khuẩn, lợn đực giống bị viêm niệu quản và dương vật nên khi nhảy trực tiếp hoặc khai thác tinh nhân tạo sẽ truyền lây mầm bệnh cho lợn nái. Rối loạn sinh sản do nhiều nguyên nhân gây ra. Ngoài các nguyên nhân cơ học, hóa học, sinh học thông thường như vận động, hormone, dinh dƣỡng, ký sinh trùng... phải kể đến các nguyên nhân do vi rút và vi khuẩn (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2011) [11].
Sau đẻ lợn mẹ bị mất sức nhiều do mất nước, mất máu và ăn kém.
Trong những lứa đẻ đầu lợn nái thường bị rách âm đạo nên bị viêm nhẹ gây
sốt, làm giảm sữa. Ở những lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng tay thì tỷ lệ viêm tử cung lên tới 100% (Nguyễn Văn Thanh, 2007) [19].
Bệnh viêm vú do nhiều nguyên nhân nhƣng chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Các loại vi khuẩn đều có thể gây viêm vú nhƣng chủ yếu là liên cầu khuẩn: 86%, tụ cầu khuẩn: 5,4%, trực khuẩn sinh mủ: 2,7%, E. coli: 1,2%, các vi khuẩn khác: 4,7% (Nguyễn Nhƣ Pho, 2002) [11].
Theo Nguyễn Văn Thanh (2007) [19], đàn lợn nái ngoại nuôi tại một số trang trại ở đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trung bình 50,20%. Theo đó, khi khảo sát 237 lợn nái ngoại bị viêm tử cung cho thấy tỷ lệ này ở những nái đẻ lứa đầu và nái đẻ nhiều lứa (từ lứa thứ 8 trở đi), cao hơn các lứa khác. Nguyên nhân, theo tác giả ở những nái đẻ lứa đầu xoang chậu còn hẹp nên dễ dẫn đến đẻ khó phải can thiệp bằng tay và các dụng cụ trợ sản, dẫn tới làm xây xát niêm mạc tử cung gây viêm tử cung.
Những nái đẻ lứa thứ 8 và 9 trương lực cơ tử cung giảm dẫn tới sự co bóp của tử cung yếu, không đủ cường độ để đẩy hết các sản phẩm trung gian sau khi đẻ ra ngoài, sự hồi phục của tử cung chậm, cổ tử cung đóng muộn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm. Tác giả còn cho biết khi lợn nái bị viêm tử cung thì thân nhiệt và tần số hô hấp tang, đặc biệt là sự xuất hiện của dịch đường sinh dục. Dịch này có màu trắng, hồng hay nâu đỏ lẫn nhiều lợn cợn, mùi tanh.
Kết quả nghiên cứu mối tương quan giữa tỷ lệ viêm tử cung ở lợn mẹ và hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại Hà Nội, Hƣng Yên, Thái Bình, Bắc Ninh và Ninh Bình cho thấy: đàn lợn con đƣợc sinh ra từ những nái viêm tử cung bị mắc bệnh tiêu chảy với tỷ lệ khá cao, trung bình 68,01% (54,11 - 81,46%).
Trong khi đàn lợn con được sinh ra từ những nái mẹ bình thường có tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy thấp hơn nhiều (23,38%). Nguyên nhân là do khi lợn nái bị viêm tử cung làm cho thành phần sữa thay đổi. Thêm vào đó, do hệ
thống tiêu hóa của lợn con chƣa phát triển hoàn hảo dẫn đến rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy (Nguyễn Văn Thanh, 2007) [19].
Trần Tiến Dũng (2004) [6] cho biết: bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó cơ quan ngoài chiếm 20%, còn lại 80% là viêm tử cung.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Theo Maes et al. (2010) [30], thuật ngữ Metritis, Mastitis, Agalactia (MMA) được dùng rất thường xuyên trong các bài báo khoa học trước đây, ngày nay đƣợc xem nhƣ một loại PDS (hội chứng rối loạn tiết sữa sau đẻ ở lợn nái), MMA có tỷ lệ lưu hành 6,9% trong tổng số 16.450 lợn nái đẻ trong hơn 01 năm tại 31 đàn ở Illinois (Bọckstrửm et al., 1984); trong 27.656 lợn nái đẻ của một nghiên cứu đƣợc tiến hành tại bang Missouri có tới 13% nái bị mắc hội chứng MMA; tỷ lệ mắc hội chứng MMA theo đàn ở Thụy Điển biến động từ 5,5% ở đàn quy mô nhỏ và tới 10,3% ở đàn quy mô lớn. Ông cũng cho biết, một nghiên cứu mới đây ở 110 đàn lợn tại Bỉ cho thấy 34% số đàn có liên quan đến hội chứng MMA.
Để phòng bệnh viêm đường sinh dục cần: vệ sinh chuồng trại sạch sẽ một tuần trước khi lợn đẻ, rắc vôi bột hoặc nước vôi 20% sau đó rửa sạch bằng nước thường, tắm cho lợn trước khi đẻ, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và bầu vú. Trong khi đỡ đẻ bằng tay phải sát trùng kỹ bằng cồn, xoa trơn tay bằng vaseline hoặc dầu lạc. Sau khi lợn đẻ xong cần phải bơm rửa bằng nước đun sôi để nguội pha thuốc tím 0,1% hay nước muối sinh lý 0,9%. Sau đó bơm hoặc đặt kháng sinh nhƣ: Penicilin 2 - 3 triệu UI; Tetramycine hay Sulfanilamid 2 - 5g hoặc Clorazol 4 - 6 viên vào tử cung để chống viêm.
Tại Bhutan, một nghiên cứu về MMA vào năm 2001 thông qua việc kiểm tra lâm sàng và kiểm tra các chỉ số huyết học đã kết luận: có 88.24%trường hợp lợn nái mắc bệnh có hiện tượng giảm tiết sữa hoặc mất sữa
sau đẻ, 11,76% trường hợp nái mắc bệnh có hiện tượng viêm tử cung, không có trường hợp biểu hiện viêm vú và không có trường hợp kết hợp cả ba triệu chứng; viêm tử cung, viêm vú, mất sữa; thể tích hồng cầu, huyết sắc tố và tế bào hạch cầu năm trong khoảng sinh
Theo Kemper and Gerjets (2009)[28], vi khuẩn phân lập đƣợc trong mẫu sữa lợn mắc hội chứng MMA là: E. coli 38,9%, Staphylococcus spp 14,8%, Enterococus spp 33,3%, Klebsiella spp 3,7%, nhƣng không có sai khác thống kê về hàm lƣợng vi khuẩn phân lập đƣợc từ mẫu sữa lợn mắc hội chứng MMA và lợn khỏe; tác giả cũng gợi ý một tỷ lệ lớn vi khuẩn E. coli trong sữa bị nhiễm từ phân.
Kotowski (1990)[27] cung cấp hỗn hợp chất điện giải và các khoáng chất cho lợn nái mang thai đã phòng ngừa đƣợc stress và giảm hội chứng MMA từ 60% xuống còn 32%.