PHẦN 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Công tác phục vụ sản xuất
4.1.2. Kết quả công tác thú y tại cơ sở
4.1.2.1 Công tác vệ sinh thú y
Với tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, với nguồn bệnh ở xung quanh trại thì ngăn ngừa tiêu diệt dịch bệnh từ ngoài môi trường tránh lây lan vào trang trại bằng cách sát trùng thường xuyên, định kỳ.
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện tiêm phòng tại trại
Nội dung công việc
Số lƣợng
(con)
Kết quả Số lƣợng
(con)
Tỷ lệ (%) 1. Phòng bệnh KST cho lợn con An toàn/đạt
Cầu trùng (uống) 468 457 97,64
2. Tiêm vaccine cho lợn nái mang thai An toàn/ đạt
Dịch tả (tiêm) 525 525 100
Lở mồm long móng (tiêm) 486 480 98,76
Tai xanh (tiêm) 447 447 100
3.Tiêm vaccine cho lợn hậu bị An toàn/ đạt
Dịch tả (tiêm) 100 100 100
Suyễn (tiêm) 98 98 100
Việc phòng bệnh bằng vắc xin luôn đƣợc cán bộ kĩ thuật coi trọng và đặt lên hàng đầu với mục tiêu phòng hơn chống. Do đặc thù trại nái ngoại chuyên sản xuất con giống nên Trại có đủ các loại lợn ở mọi lứa tuổi khác nhau. Chính vì vậy việc theo dõi và thực hiện lịch tiêm phòng vắc xin chính xác là rất quan trọng. Kết quả thực hiện tiêm phòng vắc xin do tôi thực hiện trên đàn lợn tại trại thể hiện qua bảng 4.2.
Qua bảng 4.2 cho thấy kết quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn đƣợc trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Lợn đƣợc tiêm vắc xin ở trạng thái khỏe mạnh, đƣợc chăm sóc nuôi dƣỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính khác để tạo đƣợc trạng thái miễn dịch tốt nhất. Tuy nhiên, lợn con uống cầu trùng còn một số con chƣa đƣợc cho uống hoặc uống liều chƣa đủ.
4.1.2.2.Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn.
Trong quá trình thực tập tại trại lợn công ty TTT bằng những kiến thức đã học và cùng sự giúp đỡ của cán bộ kỹ thuật của Trại, tôi đã tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn lợn và thu được kết quả như sau:
* Hội chứng hô hấp ở lợn
- Triệu chứng: lợn mệt mỏi, hay nằm, chán ăn, bụng hóp, tần số hô hấp tăng, thở giật cục, hoặc thể bụng, thân nhiệt tăng, ho, chảy nước mắt, nước mũi.
- Điều trị: dùng Nova - Tylogenta tiêm bắp, liều 1ml/20kg thể trọng/ngày, đƣợc dùng liên tục trong 3 - 5 ngày.
Anlgin C: 1ml/10 - 15kg thể trọng có tác dụng giảm đau, hạ sốt, tăng sức đề kháng.
* Bệnh viêm khớp
- Triệu chứng: lợn thường bị viêm khớp gối, khớp bàn chân và khớp ngón, con vật đi lại khó khăn hay nằm 1 chỗ. Tại chỗ viêm thấy ở khớp sƣng, đỏ, ấn tay vào con vật có biểu hiện đau.
- Điều trị: dùng Pendistrep LA tiêm bắp, liều 5ml/50kgTT
dùng MD - Dexa tiêm bắp, liều 1ml/10 - 15kgTT
Vitamin C, B.complex để trợ sức cho lợn, tiêm bắp liều 5 - 10ml/con.
* Hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ
- Triệu chứng: phân lỏng, màu vàng hay màu trắng đục dính ở hậu môn, hậu môn ƣớt đỏ, lợn sút cân nhanh chóng, mắt lờ đờ, dáng đi siêu vẹo, chán ăn.
- Điều trị: dùng CP Nor - 100 tiêm bắp, liều 1ml/8 - 10kgTT/ngày, điều trị 3 - 5 ngày.
Những con tiêu chảy nặng dùng Atropine tiêm bắp hoặc dưới da với liều 1ml/10kg thể trọng, 1 liều duy nhất.
* Bệnh khó đẻ ở lợn
- Triệu chứng: sốt nhẹ, rặn tích cực nhiều lần thai vẫn không ra, đứng lên nằm xuống không yên, thường thay đổi tư thế nằm, dịch nhờn có cứt su, lẫn máu, mùi tanh, hôi, con vật đau đớn.
- Điều trị: những trường hợp đã vượt quá thời gian rặn đẻ cho phép, cần phải tiêm Oxytocin 6 ml/con. Trường hợp không có kết quả, cần thiết phải can thiệp bằng tay hoặc phẫu thuật để kéo thai ra.
Sau khi can thiệp phẫu thuật phải thụt rửa âm đạo và dùng kháng sinh Pendistrep LA 20 ml/con chống viêm nhiễm tử cung, âm đạo.
* Bệnh viêm tử cung
- Triệu chứng: khi mắc bệnh con vật sốt 40 - 410C, lợn tiểu ít, nước tiểu màu vàng, phân có màng nhầy, hay đè con, ở cơ quan sinh dục xuất hiện dịch viêm có màu trong hoặc đục lợn cợn, khi bệnh nặng thì dịch lẫn máu và có mùi tcccới tác động bên ngoài, đau đớn.
- Điều trị: thụt rửa tử cung bằng dung dịch nước muối 0,1%; ngày 1 - 2 lần, liên tục trong 3 ngày.
Tiêm kháng sinh toàn thân: CEFQUINOM 150 (5ml/50kg TT);
Oxytoxin: 6 ml/con/ngày.
Tiêm thuốc trợ sức, trợ lực: Vitamin C, B.complex... tiêm bắp 5 - 10ml/con/ngày, tiêm liên tục 3 - 5 ngày.
Chăm sóc hộ lý: vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, cho gia súc ít vận động, bổ sung thức ăn giàu dinh dƣỡng.
* Bệnh viêm vú
- Triệu chứng: con vật sốt 40 - 410C, lá vú sƣng to hoặc cả bầu vú sƣng, tế bào biểu bì phình to và thoái hóa, bong tróc, khi vắt sữa có những cục nhỏ màu xanh hay vàng nhạt, lẫn máu, mùi hôi, sờ tay vào con vật có cảm giác đau đớn, khó chịu.
- Điều trị: chườm đá 1 - 2 lần/ngày; vắt sữa ở vú viêm 2 - 3 lần/ngày.
Tiêm quanh bầu vú bị viêm CEFQUINOM 150 liều 5ml/50kg TT.
* Bệnh mất sữa
- Triệu chứng : núm vú bị teo dần và cứng lại, lợn con bị đói sữa kêu rít, liên tục đòi bú, thể trạng gầy sút, da khô, lợn mẹ không có sữa nằm sấp xuống để giấu bầu vú không cho con bú.
- Điều trị : điều trị biện pháp tốt nhất là cai sữa đàn con sớm hoặc ghép bầy tách lợn nái. Chỉ trong trường hợp kém sữa, các biện pháp kích thích lợn nái ăn, cung cấp đủ nước uống, truyền nước, tiêm Oxytocin hoặc sử dụng các chế phẩm có chứa Cazein – Iode mới có hiệu quả.
Kết quả thực hiện công tác chẩn đoán và điều trị đƣợc tổng hợp qua bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác điều trị
Điều trị bệnh Số lƣợng
(con)
Số lƣợng khỏi bệnh (con)
Tỷ lệ (%) Hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ 187 169 90,37
Hội chứng hô hấp lợn con 182 174 95,60
Viêm khớp ở lợn con 102 92 90,20
Viêm tử cung 60 56 93,33
Viêm vú 32 30 93,75
Hội chứng hô hấp 28 20 71,42
Qua bảng 4.3 ta thấy: kết quả điều trị tại trại tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao.
Do áp dụng đúng phác đồ điều trị cùng công tác hộ lý chăm sóc trong điều trị.
Tuy nhiên do thời tiết quá lạnh dẫn đến lợn mặc hội chứng hô hấp điều trị khỏi là khá thấp đạt 71,42%.