HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Một phần của tài liệu Skkn Phát huy năng lực và phẩm chất của học sinh qua việc dạy học theo dự án chủ dề: sóng âm Vật lí 12 (Trang 23 - 27)

- Kiến thức

+ Nêu được định nghĩa sóng âm, âm thanh, hạ âm, siêu âm.

+ Nêu được định nghĩa nhạc âm, họa âm, âm cơ bản.

+ Viết được công thức cường độ âm, mức cường độ âm, đơn vị đo mức cường độ âm.

+ Nêu được mối quan hệ giữa đặc trưng sinh lí với đặc trưng vật lí của âm.

+ Nêu được tác dụng của hộp cộng hưởng âm.

+ Nhận biết được tác hại của của ô nhiễm tiếng ồn đối với cuộc sống và sức khỏe con người.

+ Nhận biết được vật liệu chống ồn và vai trò của nó đối với việc giảm tiếng ồn.

- Kỹ năng

+ Có biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ở ngay tại gia đình mình, ở khu dân cư, ở trường, ở lớp học.

+ Tìm hiểu cách sử dụng các đặc trưng vật lí, sinh lí của âm để xác định tàu ngầm, các vật trôi dạt, các đàn cá, độ sâu đáy biển và sử dụng trong việc lập bản đồ và tìm hiểu tiếp việc dự đoán động đất sóng thần, cảnh báo dòng Rip.

+ Giải thích được các hiện tượng về sóng âm trong đời sống.

Bên cạnh đó, thông qua dự án, giúp học sinh:

+ Phát triển các ý tưởng cá nhân về chủ đề Tìm hiểu về sóng âm.

+ Biết cách thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và xử lí các thông tin đã thu thập được; viết và trình bày báo cáo về một vấn đề khoa học; bước đầu biết tổ chức hoạt động nhóm (thảo luận, chia sẻ ý tưởng với các thành viên trong nhóm và hợp tác để lập sơ đồ tư duy chung của nhóm trên cơ sở tổng hợp ý tưởng của các thành viên trong nhóm); kĩ năng phân tích số liệu; sử dụng CNTT nhằm hỗ trợ việc học tập; kĩ năng giao tiếp: làm việc tập thể, ngoại giao để tìm kiếm thông tin, kĩ năng trình bày, diễn thuyết trước tập thể từ đó rèn tính tự tin, bản lĩnh hoạt động độc lập cho học sinh.

- Thái độ:

+ Học sinh thêm yêu thích môn học, có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, có hứng thú trong tìm hiểu kiến thức liên quan trong nội dung môn Vật lí, Sinh học, Toán học để hiểu rõ hơn về sóng âm; có ý thức tìm hiểu và giải thích các vấn đề đặt ra trong thực tế.

+ Tăng cường ý thức học tập, rèn luyện, ý thức bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững.

– Phẩm chất, năng lực:

* Thông qua việc thực hiện dự án, học sinh có cơ hội phát triển năng lực:

- Năng lực tự học: tự tìm kiếm thông tin trong sách giáo khoa và các nguồn tài liệu khác, xử lí thông tin theo yêu cầu.

- Năng lực sáng tạo: từ các kiến thức đã học, kết hợp tình hình thực tiễn ở địa phương đề xuất ý tưởng, giải pháp thực hiện nhiệm vụ.

- Năng lực hợp tác và làm việc nhóm: làm việc và hợp tác với những người có năng lực khác nhau để đạt được mục đích chung cùng nắm chắc kiến thức, vận dụng được kiến thức để giải quyết nhiệm vụ của nhóm; xây dựng được mối quan hệ tốt với những thành viên trong nhóm, giúp đỡ nhau trong các hoạt động; để khẳng định vai trò của mình trong nhóm.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Bài thuyết trình thường trình bày dưới dạng Powerpoint, làm video; tìm kiếm tài liệu thông qua internet...

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: học sinh rèn luyện việc sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày một vấn đề khoa học.

- Năng lực lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch.

- Năng lực tạo sản phẩm và trình bày sản phẩm.

- Năng lực tính toán.

- Năng lực sử dụng kiến thức: Sử dụng kiến thức vào việc giải thích các hiện tượng liên quan đến sóng âm và các bài toán liên quan đến cường độ âm và mức cường độ âm.

- Năng lực cá thể: Kết hợp các kiến thức và công thức trong bài để giải thích các tình huống thực tiễn.

* Phẩm chất:

- Có trách nhiệm với bản thân và môi trường tự nhiên; tự tin, tự chủ - Có ý thức bảo vệ môi trường, phòng tránh tác hại của ô nhiễm tiếng ồn.

2.4.2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a) Giáo viên:

* Chuẩn bị nội dung

- Giáo viên soạn giáo án, bài giảng điện tử, tư liệu tham khảo cho học sinh, các phiếu học tập.

- Tham khảo các tài liệu có liên quan đến bài dạy.

- Tham khảo các thông tin trên các trang web:

* Chuẩn bị phương tiện dạy học - Máy tính, máy chiếu, camera vật thể

- Tranh vẽ cấu tạo tai người, cơ quan hô hấp của người.

- Video: các bài hát, những bản nhạc, và một số âm thanh trong cuộc sống ...

tại https://www.youtube.com với các từ khóa tìm kiếm: vai trò của sóng âm, ô nhiễm tiếng ồn...

- Bộ thí nghiệm: ống cộng hưởng (được mô tả chi tiết trong phần học liệu hỗ trợ hoạt động học của học sinh).

- Vật thật: đàn ghi ta, sáo, âm thoa .

* Chuẩn bị phương pháp giảng dạy, - Dạy học dự án.

- Dạy học theo nhóm.

- Dạy học có sử dụng CNTT.

b) Học sinh:

- Tìm hiểu nội dung bài học:

+ Tìm hiểu kiến thức của bài 17: Sóng âm. Nguồn nhạc âm - Vật lí 12.

+ Ôn lại kiến thức: Yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị thêm kiến thức trong các bài sau:

Bài 14. Sóng cơ. Phương trình sóng - Vật lí 12.

- Tìm hiểu các vật phát ra âm thanh nói riêng và sóng âm nói chung trong cuộc sống hàng ngày.

- Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm với chủ đề đã chọn theo nhóm.

2.4.3. Giới thiệu dự án (giao nhiệm vụ):

- Giáo viên giới thiệu về dự án: Tìm hiểu về sóng âm.

- Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng sơ đồ tư duy KWL (knowledge - những điều đã biết; want - những điều muốn biết; learn - những điều học được sau khi thực hiện dự án), phát triển ý tưởng của sơ đồ tư duy từ chủ đề của dự án “Tìm hiểu về sóng âm”, từ đó xác định các tiểu chủ đề cho dự án (dưới dạng các nhiệm vụ).

- Giáo viên giới thiệu mục tiêu với từng tiểu chủ đề

- Trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu, sở thích của học sinh; giáo viên chia lớp thành 6 nhóm tìm hiểu về từng chủ đề.

2.4.4. Thực hiện dự án

- Học sinh làm việc theo nhóm và hoàn thành sản phẩm và nộp cho giáo viên trước ngày báo cáo 3 ngày. Bên cạnh đó, các nhóm ngoài việc hoàn thành sản phẩm trên còn phải nghiên cứu các kiến thức theo học liệu giáo viên đã cung cấp để thấy được sự logic kiến thức và chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức.

- Giáo viên bước đầu ghi nhận kết quả các nhóm qua sản phẩm đã nộp, từ đó dự kiến các tình huống trong giờ học trên lớp và hoàn thiện giáo án theo năng lực của học sinh.

2.4.4. Tiến trình thực hiện trên lớp: Báo cáo và nhận thông tin phản hồi

Thực hiện theo giáo án; trong đó, giáo viên là người tổ chức các hoạt động, các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả, học sinh các nhóm khác đưa ra các câu hỏi về phần trình bày của từng nhóm, giáo viên nhận xét bổ sung và nhấn mạnh kiến thức cơ bản trọng tâm cần nắm vững.

Giáo viên xây dựng kịch bản, dẫn chương trình, đồng thời đóng vai trò là người quan sát. Học sinh trình bày dự án trong một buổi báo cáo dự án với nội dung như sau:

- Học sinh nghe giới thiệu về âm, nguồn âm.

- Học sinh nghe báo cáo về đặc trưng vật lí của âm.

- Học sinh nghe báo cáo về đặc trưng sinh lí của âm.

- Học sinh nghe báo cáo về các nguồn âm trong đời sống và về hộp cộng hưởng.

- Học sinh nghe giới thiệu về một số vai trò của sóng âm trong đời sống.

- Học sinh nghe báo cáo về vấn đề ô nhiễm tiếng ồn.

Một phần của tài liệu Skkn Phát huy năng lực và phẩm chất của học sinh qua việc dạy học theo dự án chủ dề: sóng âm Vật lí 12 (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w