Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi
Chọn ngẫu nhiên 3 cây/ô để theo dõi cố định các chỉ tiêu. Các cây dùng để theo dõi không tiến hành ngắt ngọn theo quy trình kỹ thuật.
3.4.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng
3.4.1.1. Chiều cao cây (cm) và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/ngày)
- Đánh dấu vị trí đo ở gốc lần đầu tiên làm điểm cố định. Đo từ điểm đánh dấu đến nách lá ngọn cao nhất.
PVH09 K326 PVH51 PVH51 RGH04 PVH09 RGH04 PVH09 RGH04 K326 PVH51 K326
20
- Bắt đầu đo từ ngày thứ 20 sau trồng, sau mỗi 7 ngày đo 1 lần đến khi cây ổn định sinh trưởng.
- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/ngày) = ( Chiều cao cây theo dõi lần sau – Chiều cao cây theo dõi lần trước) / 7.
3.4.1.2. Số lá (lá/cây) và tốc độ ra lá (cm/ngày)
- Đếm số lá trên cây 3 cây/ô cơ sở đã chọn, đánh dấu lá bắt đầu đếm ở lần đầu tiên.
- Những lá non có độ dài hơn 5cm thì được tính thêm 1 lá.
- Bắt đầu đếm từ ngày thứ 20 sau trồng, 7 ngày đếm 1 lần đến khi cây ổn định sinh trưởng.
- Tốc độ ra lá (cm/ngày) = (Số lá lần theo dõi sau – Số lá lần theo dõi trước) / 7.
3.4.2 Chỉ tiêu hình thái
Theo dõi khi cây đã ổn định sinh trưởng (60 NST) và chỉ theo dõi một lần.
- Đường kính thân (mm): Dùng thướt kẹp palmer đo cách mặt đất 20cm trên những cây theo dõi sinh trưởng.
- Chiều dài lóng (cm) = Chiều cao cây cuối cùng /Số lá sinh học đếm được - Kích thướt lá: Đo kích thướt 3 lá vị bộ X (lá nách dưới), C (lá giữa), M (lá nách trên) trên 3 cây của mỗi ô cơ sở (những cây đã được chọn để theo dõi sinh trưởng). Trong đó vị bộ X đo ở lá thứ 3, vị bộ C đo ở lá thứ 12, vị bộ M đo ở lá thứ 21, thứ tự các lá đếm tăng dần từ gốc đến ngọn.
- Diện tích trung bình 1 lá (DTTB 1 lá) (cm2) DTTB 1 lá (cm2) = d x r x k
Trong đó: d: chiều dài lá (cm), đo từ cuống lá điểm tiếp xúc với thân cây đến đỉnh cao nhất của lá.
r: chiều rộng lá (cm), đo chiều rộng lớn nhất của lá.
k: hệ số điều chỉnh
- Diện tích lá trung bình 1 cây (DTLTB 1 cây) (m2) DTLTB 1 cây (m2) = DTTB 1 lá x số lá kinh tế
- Chỉ số diện tích lá (CSDTL) (m2 lá/m2 đất): Đo khi cây đạt được số lá cao nhất CSDTL (m2 lá/m2 đất) = (DTTB 1 lá x mật độ) / 10.000
21 3.4.3. Chỉ số phát dục
Thời gian xuất hiện nụ hoa 10%
Thời gian xuất hiện nụ hoa 50%
Thời gian xuất hiện nụ hoa 100%
Đếm số cây xuất hiện nụ hoa bằng mắt thường có thể nhìn thấy được, định kỳ 1 ngày/lần khi cây có nụ đến khi 100% cây trên ô cơ sở xuất hiện nụ.
3.4.4. Chỉ tiêu sâu bệnh hại
Điều tra giai đoạn cây thuốc lá được 50 – 60 NST 3.4.4.1. Chỉ tiêu bệnh hại
Theo dõi trên tất cả các cây trên ô cơ sở
+ Khảm dưa leo CMV: Cucumber Mosaic Virus + Khảm thuốc lá TMV: Tobacco Mosaic Virus + Xoắn lá TLCV: Tobacco Leaf Curl Virus + Bệnh chết cây
+ Đốm mắt cua: Cercospora nicotianae
- Tỷ lệ bệnh hại (%) = tổng số cây bị bệnh x 100 / tổng số cây điều tra 3.4.4.2. Chỉ tiêu sâu hại
Theo dõi một số sâu ăn lá phổ biến trên cây thuốc lá.
- Tỷ lệ sâu hại (%) = Tổng số lá bị sâu hại x 100 / tổng số lá điều tra - Chỉ số sâu (bệnh) hại (%) = (a x b x 100) / (N x T)
Trong đó: a: Số lá bị hại ở mỗi cấp b: Trị số cấp tương ứng N: Tổng số lá điều tra
T: Trị số cao nhất của bảng phân cấp Bảng phân cấp: Cấp 0: Lá không bị hại
Cấp 1: Lá bị hại từ 5 – 20%
Cấp 2: Lá bị hại từ 21 – 40%
Cấp 3: Lá bị hại từ 41 – 60%
Cấp 4: Lá bị hại từ 61 – 80%
Cấp 5: Lá bị hại từ 81 – 100%
22
3.4.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất - Số lá kinh tế: Số lá thực thu trên cây
- Trọng lượng trung bình 1 lá
- Trọng lượng lá trung bình/cây (TLLTB/cây) - Tỷ lệ tươi/khô
- Năng suất ô cơ sở
- Năng suất lý thuyết = TLLTB/cây x mật độ
- Năng suất thực tế: Tổng trọng lượng lá thu được trên các ô cơ sở
Thuốc lá sấy khô theo đúng quy trình kỹ thuật có độ ẩm sau sấy 13 – 14%.
3.4.6. Chỉ tiêu về chất lượng:
3.4.6.1. Chỉ tiêu sinh hóa
Phân tích hàm lượng (% theo trọng lượng khô) một số thành phần hóa học chủ yếu trong thuốc lá: Nicotine, đường tổng số, đường hoàn tan, chloride.
3.4.6.2. Cảm quan
Các chỉ tiêu cảm quan chủ yếu là các cảm quan trong và sau khi hút được Công ty liên doanh thuốc lá BAT – Vinataba đưa ra như sau:
- Nicotine: Lượng nicotine trong thuốc càng cao thì thang điểm càng cao.
- Độ sốc: Độ sốc càng cao thang điểm càng cao, đây là yếu tố không tốt.
- Ngọt/đắng: Càng ngọt thang điểm càng cao.
- Độ đồng đều giữa các lát hút: Thể hiện độ đồng đều giữa các lát hút (các lần kéo hơi).
- Độ nặng, nhẹ, nóng rát: Thể hiện tỷ lệ giữa nicotine/đường, tỷ lệ này càng cao càng nóng rát.
- Vị lạ: Các mùi vị lạ khi hút.