4.1.1. Chiều cao cây (cm) và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/ngày)
Chiều cao cây do đặc tính di truyền giống quyết định và nói lên sự sinh trưởng mạnh hay yếu của cây, nhưng ngoài ra chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây còn phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện ngoài cảnh và biện pháp kỹ thuật trong canh tác.
Kết quả về chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống được trình bày ở bảng 4.1 và biểu đồ 4.1.
Qua kết thu được từ thí nghiệm cho thấy cây thuốc lá có 3 giai đoạn tăng trưởng chiều cao.
4.1.1.1. Giai đoạn tăng trưởng chậm (từ trồng đến 27 NST)
Đây là giai đoạn có nhiều sự thay đổi về điều kiện ngoại cảnh và biện pháp kỹ thuật đối với cây thuốc lá. Cây thuốc lá được chuyển từ vườn ươm ra ngoài ruộng trồng, giai đoạn vườn ươm cây thuốc lá lúc gieo hạt đến vào bầu đều được chăm sóc rất kỹ, ánh sáng vừa đủ, nước và dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ, phòng trừ sâu bệnh tốt, chuyển sang giai đoạn ruộng trồng cây thuốc nhiều điều kiện khắt khe hơn, nắng nhiều vào ban ngày, nước tưới chỉ được cung cấp một lần ban đầu. Ngoài ra trong quá trình vận chuyển cây thuốc lá con còn chịu các tác động cơ giới như tổn thương lá, thân, đứt rễ, long gốc. Từ lúc trồng đến 15 NST cây không được tưới nước, nhằm mục địch huấn luyện hạn cho cây, để cây có bộ rễ phát triển sâu và rộng, tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho các giai đoạn phát triển sau này của cây thuốc. Thân và lá chưa thật sự phát triển.
24
Bảng 4.1: Chiều cao cây (cm) của các giống theo thời gian
Giống 20 NST 27 NST 34 NST 41 NST 48 NST 55 NST 62 NST
PVH09 5,7 7,0a 11,5a 34,1a 60,0a 100,0a 108,8a
RGH04 4,2 5,0 b 7,1 b 23,5 b 43,0 b 82,6 b 90,6 b K326 4,5 5,6 b 10,5a 31,6a 52,7ab 97,2 a 106,4a b PVH51 3,9 5,2 b 9,7a b 31,6a 56,3a 105,8a 116,4a
CV, (%) 16,3 10,9 14,3 8,4 10,1 6,9 5,5
LSD0,05 1,2 2,8 10,7 13,2
LSD0,01 7,7 17,4
(Trong cùng một cột theo sau các số bởi cùng một chữ là khác biệt không có ý nghĩa thống kê)
0,0 1,0 2,0 3,0 4,0 5,0 6,0 7,0 8,0
20 - 26 27-33 34 -40 41 - 47 48 - 54 55- 62 NST Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm/ngày)
PVH09 RGH04 K326 PVH51
Biểu đồ 4.1: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây theo thời gian
25
Qua số liệu thu được ở bảng 4.1 cho thấy trong giai đoạn này giống có chiều cao cây lớn nhất là PVH09 (7,0 cm), thấp nhất là RGH04 (5,0 cm).
Qua biểu đồ 4.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống trong giai đoạn này tương đối đồng đều, trong đó ba giống PVH51, K326 và PVH09 có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây là 0,2 cm/ ngày, thấp nhất là RGH04 (0,1 cm/ngày).
4.1.1.2. Giai đoạn tăng trưởng nhanh (27 NST đến 55 NST)
Giai đoạn này là giai đoạn cây thuốc lá đã trải qua quá trình phục hồi và thích nghi với điều kiện sống ngoài ruộng trồng, do đó có tốc độ tăng trưởng về thân lá, chiều cao rất mạnh.
Tùy điều kiện thích nghi của từng giống mà tốc độ tăng trưởng chiều cao đạt giá trị cực đại. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây tăng nhanh và liên tục tạo điều kiện thuận lợi để cây phát triển thân lá, hấp thu ánh sáng mặt trời cho quá trình quang hợp và hấp thu nước, chất dinh dưỡng, tích lũy tốt hơn và cho năng suất cao hơn.
Bảng 4.1 cho thấy: Giống có chiều cao cây lớn nhất trong giai này là PVH51(105,8 cm/cây), khác biệt không có ý nghĩa trong thống kê với PVH51 là PVH09 (100,0 cm/cây) và K326 (97,2 cm/cây), thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê là RGH04 (82,6 cm/cây).
Biểu đồ 4.1 cho thấy giai đoạn 55 NST là giai đoạn tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống lớn nhất, giai đoạn 55 NST giống có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây lớn nhất là PVH51 (7,1 cm/ngày), K326 (6,4 cm/ngày), hai giống PVH09 và RGH04 có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây bằng nhau (5,7 cm/ngày).
4.1.1.3. Giai đoạn tăng trưởng chậm và ổn định (55 NST đến 62 NST)
Đây là giai đoạn cây đã qua quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và bước và giai đoạn sinh trưởng sinh thực, tốc độ tăng trưởng chiều cao giảm và chiều cao cây ổn định. Nếu trong giai đoạn này quá trình sinh trưởng sinh dưỡng vẫn tiếp tục diễn ra mạnh sẽ làm cây tiêu hao dinh dưỡng gây ảnh hưởng xấu đến quá trình vận chuyển và tích lũy chất khô làm giảm năng suất, chất lượng lá thuốc. Qua thí nghiệm cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao cây các giống trong giai đoạn này như sau: PVH51 (1,5 cm/ngày), PVH09 và K326 giống nhau (1,3 cm/ngày), RGH04 thấp nhất (1,1 cm/ngày).
26
Bảng 4.1 cho thấy: Giống có chiều cao cây cuối cùng lớn nhất là PVH51 (116,4 cm/cây), khác biệt không có ý nghĩa thống với giống PVH51 là giống PVH09 (108,8 cm/cây) và K326 (106,4 cm/cây), giống RGH04 (90,6 cm/cây) khác biệt có ý nghĩa thống kê với PVH51 và PVH09 nhưng khác biệt không có ý nghĩa với giống K326.
* Nhận xét chung:
Quá trình tăng trưởng chiều cao cây thuốc lá trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn tăng trưởng chậm (từ trồng đến 27 NST), giai đoạn tăng trưởng nhanh (27 NST đến 55 NST), giai đoạn tăng trưởng chậm (55 NST đến 62 NST). Các giai đoạn điều có tác động tương hỗ lẫn nhau, giai đoạn trước là tiền đề cho giai đoạn sau.
Bảng 4.1 và biểu đồ 4.1 cho thấy giống có chiều cao cây cuối cùng lớn nhất là PVH51 (116,4 cm), thấp nhất là RGH04 (90,6 cm). Giai đoạn ổn định sinh trưởng, chuẩn bị ra hoa (55 NST) giống PVH51 có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh nhất (7,1 cm/ngày), giống có tốc độ tăng trưởng chiều cao cây thấp nhất trong giai đoạn này là PVH09 và RGH04 (5,7 cm/ngày).
So sánh với kết quả thí nghiệm bốn giống trên năm 2007 – 2008, giống RGH04 có chiều cao cây cuối cùng lớn nhất (112,7 cm) khác biệt không có ý nghĩa thống kê với giống PVH51 (106,5 cm) và giống PVH09 (104,0 cm), thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê là giống K326 (95,9 cm). Từ đó cho thấy giống RGH04 không ổn định về chỉ tiêu sinh trưởng qua các năm, do đó cần thí nghiệm thêm nhiều lần nữa. Các giống còn lại, nhất là PVH51 cho thấy sự ổn định và thích nghi với điều kiện ngoại cảnh về sự tăng trưởng chiều cao cây.
4.1.2 Số lá (lá/cây) và tốc độ ra lá (cm/ngày)
Lá là cơ quan quang hợp tạo chất hữu cơ đảm bảo cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Đối với cây thuốc lá, lá là sản phẩm thu hoạch nên chất lượng lá, trọng lượng lá, số lá quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Giai đoạn quan trọng quyết định đến số lá trên cây là từ lúc cây bén rễ đến xuất hiện đài sen, lá mọc rất dày trên thân cây nhưng lá thường không lớn.
27
Bảng 4.2: Số lá (lá/cây) của các giống theo thời gian
Giống 20 NST 27 NST 34 NST 41 NST 48 NST 55 NST 62 NST
PVH09 6,3ab 7,8ab 10,7ab 17,2 22,1 26,2 28,3
RGH04 4,8 b 6,5 b 9,5 b 14,6 18,7 22,3 24,8
K326 7,5a 9,2a 11,6a 17,1 21,3 24,6 25,8
PVH51 6,1ab 8,3a 12 a 18,1 23,2 26,6 27,8
CV, (%) 13,1 8,1 8,1 8,2 10,1 6,6 7,1
LSD0,05 1,6 1,6 1,8
(Trong cùng một cột theo sau các số bởi cùng một chữ là khác biệt không có ý nghĩa thống kê)
0,00 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 0,60 0,70 0,80 0,90 1,00
20-26 27-33 34-40 41-47 48-54 55-62 NST
Tốc độ ra lá (lá/ngày)
PVH09 RGH04 K326 PVH51
Biểu đồ 4.2: Tốc độ ra lá (lá/ngày)
28
Số lá trên cây là do đặc tính giống quyết định, tuy nhiên cũng bị ảnh hưởng nhiều từ điều kiện ngoại cảnh và chăm sóc, do đó cần tạo điều kiện thuận lợi để cây phát huy được tối đa đặc tính của giống.
Bảng 4.2 cho thấy thời điểm 55 NST tất cả các giống có số lá đạt trên 22 (lá/cây), đủ số lá để tiến hành ngắt ngọn (theo quy trình kỹ thuật của Công ty liên doanh thuốc lá BAT – Vinataba).
Bảng 4.2 và xử lý thống kê, số lá của các giống từ 41 NST đến 62 NST khác biệt không có ý nghĩa thống kê; giống PVH09 có số lá cuối cùng lớn nhất (28,3 lá/cây), kế đến PVH51 (27,8 lá/cây), K326 (25,8 lá/cây) thấp nhất làRGH04 (24,8 lá/cây).
Biểu đồ 4.2 cho thấy giống PVH51 ra lá sớm nhất, đây là điều kiện để cây có lá sớm, bắt đầu quang hợp sớm, tổng hợp được nhiều vật chất khô và giống PVH51 có tốc độ ra lá giảm nhanh vào cuối thời kì sinh trưởng giúp cây ít bị tổn hao vật chất khô. Giai đoạn từ 34 – 40NST giống có tốc độ tăng số lá mạnh nhất là giống PVH09 (0,93 cm/ngày), kế đến là PVH51 (0,87 cm/ngày), K326 (0,78 cm/ngày), cuối cùng là RGH04 (0,73 cm/ngày).
So sánh với thí nghiệm các giống này năm 2007 – 2008, giống có số lá cuối cùng lớn nhất là giống RGH04 (29,6 lá), RGH04 khác biệt không có ý nghĩa thống kê với giống PVH51 (27,8 lá) và PVH09 (27,4 lá) nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê với K326 (26,6 lá); hai giống PVH51 và PVH09 khác biệt không có ý nghĩa thống kê với giống K326.