Tình hình sản xuất bắp trên thế giới, trong nước và địa phương

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC VÀ NĂNG SUẤT CỦA 17 GIỐNG BẮP LAI (Zea mays L.)TRỒNG TẠI XÃ DIÊN PHÚ, TP PLEIKU, TỈNH GIA LAI (Trang 22 - 26)

Hiện nay, bắp lai được sử dụng để chế biến biofuel, một loại nhiên liệu sinh học sử dụng cho các phương tiện giao thông nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Vì vậy, diện tích trồng bắp tăng nhanh trong năm 2007 (bảng 2.4).

Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng bắp trên thế giới Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất

(tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

2002 138,4 4,35 603,0 2003 143,9 4,47 644,9 2004 147,4 4,93 728,0 2005 147,8 4,84 715,8 2006 146,7 4,76 699,3 2007 157,9 4,94 784,8

(Nguồn: FAOSTAT, 2009) Năng suất bắp trong các năm từ 2002 đến 2007 biến động vào khoảng 4,35 đến 4,94 tấn/ha. Trong đó, năng suất các năm 2004 và 2007 khá cao. Sản lượng bắp trên thế giới nhìn chung tăng dần qua các năm từ 2002 đến 2007, trong đó tốc độ tăng khá nhanh vào năm 2007 (784,8 triệu tấn) so với các năm khác.

2.3.2 Cây bp lai Vit Nam trong bi cnh vùng Châu Á Thái Bình Dương

Nhờ những giống bắp ưu thế lai được các công ty giống trong và ngoài nước tạo ra mà năng suất và sản lượng bắp không ngừng gia tăng trong vòng 90 năm qua trên thế giới. Bắp được trồng trên 70 nước, khoảng 120 triện ha ở nhiều vùng sinh thái và ở các cao độ khác nhau. Năng suất thực tế trên đồng ruộng tối đa có thể đạt đến 18,4 tấn/ha.

Ở vùng Châu Á Thái Bình Dương, bắp là cây trồng chiếm 18% diện tích gieo trồng cây lương thực và sản lượng chiếm 25% tổng sản lượng các cây ngũ cốc trên toàn thế giới, tỉ lệ sản lượng này là 5%. Trong khoảng thời gian 10 năm (1987 – 1997) sản lượng trong vùng tăng 3,8%/năm so với bình quân thế giới chỉ 2,9%.

Tương tự như vậy, năng suất tăng 2,8% so với mức tăng trung bình trên thế giới là 2%. Một nước đặc biệt nhất trong vùng là Iran, trong khoảng thời gian đó diện tích thu hoạch tăng 44,5%, năng suất tăng 6,7% và sản lượng hàng năm tăng 51,4%. Sản lượng bắp hạt trong vùng là 140,8 triệu tấn (1997), dự kiến nhu cầu đến năm 2020 là 252 triệu tấn. Năng suất trong vùng còn thấp, năm 1997 chỉ đạt 3,42 tấn/ha so với toàn thế giới là 4,49 tấn/ha. Trong vùng có 25 quốc gia trồng bắp nhưng có đến 12 quốc gia có năng suất dưới 2 tấn/ha. Tại 10 nước vùng Đông Nam Á, tổng diện tích gieo trồng bắp là 8,6 triệu ha, trong đó Indonesia là lớn nhất (41%) kế đến là Philippin (29%), Thái Lan (13%), Việt Nam (12%). Sản lượng vẫn chưa thoả mãn được nhu cầu tiêu dùng trong vùng. Mặc dù năng suất và sản lượng trong vùng đều tăng trong 15 năm qua, năng suất trung bình của các quốc gia Indonesia, Thái Lan, Việt Nam chỉ khoảng 3 – 4 tấn/ha, trong khi đó Philippin chỉ có 2 tấn/ha.

Tại Việt Nam, ở vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, ở độ cao từ 300 – 1000m, bắp dài ngày được trồng từ tháng 5 đến tháng 9 và là nguồn lương thực tự cung tự cấp cho con người. Có khoảng 200.000 ha bắp được trồng trên vùng đất cao.

Trong đó 50% trồng trên độ cao 600m. Bắp nếp trắng địa phương được trồng phổ biến trong vùng. Gần đây một số giống tự thụ phấn và giống lai cũng được giới thiệu đến các vùng này. Năm 1998 năng suất bình quân đạt 1,8 tấn/ha và sản lượng đạt 307.000 tấn.

Vùng đồng bằng sông Hồng và một phần Trung du (Sơn La, Hoà Bình, Vĩnh Phú) và ven biển Bắc Trung bộ (Thanh Hoá, Nghệ An) trồng bắp hàng hoá là chính

vì có nhu cầu thị trường thức ăn cho chăn nuôi. Ở vùng đất thấp ven sông Đồng bằng sông Hồng, hai vụ bắp được trồng trong năm. Bắp vụ đông khoảng 150.000 ha/năm luân canh giữa 2 vụ lúa. Bắp vụ xuân khoảng 80.000 ha/năm luân canh với 1 vụ lúa chính và một vụ cây trồng cạn khác như đậu phụng, các loại rau.

Ở Tây Nguyên, Trung Du và Đông Nam Bộ trồng hai vụ bắp trong năm, vụ đầu từ tháng 5 đến tháng 7 và vụ 2 từ tháng 8 đến tháng 10. Đây là những vùng bắp hàng hoá quan trọng với khoảng 430.000 ha trong năm 1998. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long bắp được trồng trong vụ đông xuân (An Giang) hoặc xuân hè sau khi thu hoạch lúa đông xuân (Trà Vinh). Ngoài ra bắp cũng được trồng rải rác ở các vụ khác trong năm như vụ hè, đông, xuân. Diện tích tổng cộng khoảng 35.600 ha (2006).

Bảng 2.5: Diện tích, năng suất và sản lượng của một số vùng trồng bắp trong nước Năm

vùng 2007 2008

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ)

Sản lượng (triệu tấn)

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ)

Sản lượng (triệu tấn) Tây Nguyên 233.400 44,0 1.026 233.482 46,0 1.084 Duyên hải NTB 42.100 40,2 169 42.404 42,0 178 Toàn vùng 275.500 43,4 1.196 275.886 45,8 1.262

(nguồn: hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt 2008) 2.3.3 Tình hình sn xut bp trong nước

Từ thập niên 90 đến nay, cuộc cách mạng bắp lai đã làm thay đổi căn bản nghề trồng bắp ở nước ta. Tuy vậy, cho đến nay diện tích bắp ở nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Bảng 2.6: Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam 2003 – 2007

Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn)

2003 912,7 34,36 3136,3 2004 991,1 34,62 3430,9 2005 1052,6 35,69 3756,3 2006 1031,6 37,02 3819,4 2007 1150,0 37,50 4312,5

(Nguồn: FAOSTAT, 2009)

2.3.4 Tình hình sn xut bp lai ti tnh Gia Lai

Gia Lai là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây nguyên, Với diện tích 15.494,9 km², tỉnh Gia Lai trải dài từ 15°58'20" đến 14°36'36" vĩ Bắc, từ 107°27'23" đến 108°94'40" kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp Campuchia với 90 km đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Tỉnh Gia Lai có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Với độ cao trên 500 m, có nguồn đất đỏ bazan, lượng mưa trung bình trong năm lớn rất thuận lợi cho việc trồng bắp.

Bắp lai tuy mới đưa vào từ năm 1994 (toàn tỉnh mới có 400 ha bắp lai) nhưng đến năm 2004 tổng diện tích bắp lai lên đến 50.000 ha, gấp 125 lần, đứng thứ ba các tỉnh phía Nam (sau Đăk Lăk và Đồng Nai).

Bảng 2.7: Tình hình sản xuất bắp ở Gia Lai từ năm 20052009

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)

2005 56.049 34,0 190.685

2006 54.337 36,1 196.362

2007 57.562 35,5 204.268

2008 55.357 35,1 194.230

2009 (dự kiến) 58.000 37,0 214.360

(Niên giám thống kê 2007 - Cục thống kê Gia Lai và Chỉ tiêu kế hoạch 2009) Bảng 2.7 cho thấy, diện tích, năng suất và sản lượng bắp của tỉnh tăng dần qua các năm, trong đó diện tích và sản lượng tăng cao nhất ở năm 2007. Dự kiến năm 2009 diện tích đạt 58.000 ha, với năng suất đạt 37 tạ/ha và sản lượng đạt 214.360 tấn.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC VÀ NĂNG SUẤT CỦA 17 GIỐNG BẮP LAI (Zea mays L.)TRỒNG TẠI XÃ DIÊN PHÚ, TP PLEIKU, TỈNH GIA LAI (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)