Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC VÀ NĂNG SUẤT CỦA 17 GIỐNG BẮP LAI (Zea mays L.)TRỒNG TẠI XÃ DIÊN PHÚ, TP PLEIKU, TỈNH GIA LAI (Trang 29 - 33)

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu theo dõi được đo đạc trên 5 cây theo đường chéo góc ở 4 hàng mỗi ô thí nghiệm, 7 ngày lấy số liệu một lần.

3.4.2 Các ch tiêu theo dõi

3.4.2.1 Thời gian sinh trưởng và phát dục

- Thời gian sinh trưởng: tính từ khi gieo đến khi thu hoạch - Ngày mọc mầm: ghi nhận khi có 50 % số cây mọc mầm - Ngày trổ cờ: ghi nhận khi có 50 % số cây trổ cờ

- Ngày phun râu: ghi nhận khi có 50 % số cây phun râu với chiều dài 2 - 3 cm - Ngày chín sữa: ghi nhận khi có 75 % số cây có bắp chín sữa

- Ngày chín sáp: ghi nhận khi có 75 % số cây có bắp chín sáp 3.4.2.2 Các chỉ tiêu về sinh trưởng

* Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

- Vuốt thẳng lá, đo chiều cao cây từ mốc đánh dấu đến chóp lá cao nhất. Riêng ở lần đo cuối, đo từ mốc đánh dấu đến đỉnh bông cờ.

- Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/ngày) được tính theo từng giai đoạn

TĐTTCC = (h2 – h1) / t (cm/ngày)

Trong đó h1: chiều cao cây đo lần trước; h2: chiều cao cây đo lần kế tiếp; t: thời gian giữa 2 lần đo.

* Số lá (lá/cây) và tốc độ ra lá (lá/cây/ngày)

- Số lá: lá được xác định khi đã thấy rõ cổ lá, đánh dấu bằng sơn màu sau mỗi lần đếm, tiếp tục khi nhận cho đến khi cây không còn xuất hiện lá mới.

- Tốc độ ra lá (lá/cây/ngày) được tính theo công thức:

TĐRL = (SL2 – SL1)/t

Trong đó: SL1: Số lá đếm lần trước; SL2: Số lá đếm lần kế tiếp; t: thời gian giữa 2 lần đếm.

* Diện tích lá (dm2) và chỉ số diện tích lá (dm2 / cây) - Diện tích lá: được tính theo công thức Ivanor

S = a x b x k

Trong đó: S: diện tích lá (dm2); a: chiều dài lá (dm); b: chiều rộng lá (dm); k: hệ số lá (k = 0,7).

- Chỉ số diện tích lá (m2 lá / m2 đất): được tính theo công thức LAI = (Sl * TSC)/(Sd * 100)

Trong đó: LAI: chỉ số diện tích lá; Sl: diện tích lá (dm2); TSC: tổng số cây thí nghiệm; Sd:Diện tích đất trồng thí nghiệm (m2);100: giá trị chuyển đổi từ dm2 sang m2.

* Thế năng quang hợp (m2 lá /cây): được tính theo công thức:

TNQH = ∑ (Si + Si+1)/2 * ti Trong đó:

Si: tổng diện tích lá trên một cây đo lần thứ i (m2);

Si+1: tổng diện tích lá trên một cây đo lần thứ i+1 (m2);

ti: thời gian giữa 2 lần đo i và i+1 (ngày);

i=1,2,3,…,n (với n+1 là lần đo cuối cùng).

3.4.2.3 Khả năng chống đổ ngã

- Đường kính gốc (cm): đo cách gốc 20 cm, khi cây chín sáp

- Chiều cao đóng trái (cm): đo từ cổ rễ đến mắt đóng bắp trên cùng của bắp thứ nhất.

- Chiều cao cây cuối cùng (cm): đo từ cổ rễ đến đỉnh bông cờ.

- Tỉ lệ đổ ngã (%): đếm số cây bị đổ ngã trên mỗi ô thí nghiệm, cây nghiêng

>500 so với chiều thẳng đứng xem như bị đổ ngã.

3.4.2.4 Tình hình sâu bệnh

- Đánh giá mức độ sâu, bệnh hại: đếm số cây bị hại trên 4 hàng mỗi ô TN, tính tỉ lệ % bị hại theo công thức:

TLH = (số cây bị hại/tổng số cây điều tra) * 100 Chỉ số bệnh tính theo công thức:

CSB (%) = (∑(Số cây bị bệnh * cấp bệnh) * 100) / (Số cây điều tra * cấp bệnh cao nhất)

Cấp bệnh được đánh giá như sau:

- Đối với bệnh cháy lá nhỏ (Helmin thosporium maydis) Cấp 1: từ 1 – 10 % diện tích lá bị hại

Cấp 2: từ 11 – 15 % diện tích lá bị hại Cấp 3: từ 16 – 30 % diện tích lá bị hại Cấp 4: từ 31 – 50 % diện tích lá bị hại Cấp 5: > 50 % diện tích lá bị hại.

- Đối với bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani) Cấp 1: cây không bị bệnh

Cấp 2: cây bị vài vết loang ở bẹ lá dưới gốc Cấp 3: vết bệnh lên đến thân

Cấp 4: vết bệnh lên đến trái Cấp 5: bệnh hại toàn bộ cây.

3.4.2.5 Năng suất và các yếu tố cấu thành

* Các yếu tố cấu thành năng suất

Số quả hữu hiệu/cây (quả) = Số quả hữu hiệu trên các cây theo dõi/Số cây theo dõi

Số hàng trên trái: mỗi NT đếm 5 trái, lấy trung bình Số hạt trên hàng: mỗi NT đếm 5 trái, lấy trung bình

Trọng lượng 1000 hạt (P1000) (g): Mỗi NT lấy 5 trái, tách hạt trộn đều, đếm, cân.

* Năng suất

Số cây/ha x Số bắp/cây x số hàng/bắp x Số hạt/hàng x P1000 hạt (g) NSLT (tấn/ha) =

109

Trong đó, 106 là giá trị chuyển đổi từ gram (P1000 hạt) sang tấn Trọng lượng/ô (kg)

NSTT (tấn/ha) = Diện tích ô (m2) x 10

3.5.2.6 Đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định:

Đánh giá theo quy phạm DUS bắp của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Dựa vào các tính trạng sau:

Độ che kín bắp được chấm điểm từ cấp 1 – 5 theo thứ tự như sau:

- Rất kín: Lá bi kín đầu bắp và vượt khỏi bắp - Kín: Lá bi bao kín đầu bắp

- Hơi hở: Lá bi bao không chặt đầu bắp - Hở: Lá bi không che kín bắp để hở đầu bắp - Rất hở: Bao bắp rất kém đầu bắp hở nhiều Tính trạng 1: Lá: Góc giữa phiến lá và thân Tính trạng 2: Thế của phiến lá

Tính trạng 3: Thân: Mức độ ziczăc

Tính trạng 4: Thân: Sắc tố antoxian của rễ chân kiềng Tính trạng 5: Cờ: Thời gian trổ cờ

Tính trạng 6: Sắc tố antoxian ở chân đế mày Tính trạng 7: Cờ: mật độ của hoa

Tính trạng 8: Cờ: Góc giữa trục chính và nhánh bên Tính trạng 9: Cờ: Số nhánh cờ cấp 1

Tính trạng 10: Bắp: Thời gian phun râu

Tính trạng 11: Bắp: Sắc tố antoxian của mày râu Tính trạng 12: Bắp: Mức độ sắc tố antoxian của râu Tính trạng 13: Lá: Sắc tố antoxian của bẹ lá

Tính trạng 14: Cờ: Chiều dài trục chính từ nhánh thấp nhất Tính trạng 15: Cờ: Chiều dài trục chính từ nhánh cao nhất Tính trạng 16: Cờ: Chiều dài nhánh cờ

Tính trạng 17: Cây: Chiều cao cây kể cả bông cờ Tính trạng 18: Cây: Tỷ lệ chiều cao đóng bắp Tính trạng 19: Lá: Chiều rộng phiến lá

Tính trạng 20: Bắp: Chiều dài cuống bắp Tính trạng 21: Bắp: Chiều dài bắp

Tính trạng 22: Bắp: Đường kính bắp Tính trạng 23: Bắp: Dạng bắp:

Tính trạng 24: Bắp: Số hàng hạt trên bắp Tính trạng 25: Hạt: Dạng hạt

Tính trạng 26: Bắp: Màu hạt Tính trạng 27: Bắp: Màu đỉnh hạt

Tính trạng 28: Bắp: Màu sắc của lưng hạt

Tính trạng 29: Bắp: Sắc tố antoxian của mày hạt trên lõi Tính trạng 30: Mức độ sắc tố antoxian của mày hạt trên lõi

Các tính trạng số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, 13, 23, 25, 26, 27, 28, 29, 30 đánh giá bằng cách quan sát, chấm điểm theo cấp độ tùy thuộc vào tính trạng.

Các tính trạng số 9, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 24 mỗi NT đo 5 cây (trái), lấy trung bình.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỌC VÀ NĂNG SUẤT CỦA 17 GIỐNG BẮP LAI (Zea mays L.)TRỒNG TẠI XÃ DIÊN PHÚ, TP PLEIKU, TỈNH GIA LAI (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)