VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.8 Phương Pháp Nghiên Cứu Một Số Chỉ Tiêu Sinh Học
D: Vây lưng (Pinna dorsalis).
C: Vây đuôi (Pinna caudalis).
P: Vây Ngực (Pinna pectoralis).
A: Vây hậu môn (Pinna analis).
V: vây bụng (Pinna ventralis).
P: Trọng lượng toàn thân.
P0: Trọng lượng sau khi bỏ nội tạng.
L: Chiều dài tổng.
L0: Chiều dài chuẩn.
H: Chiều dài đầu.
Li: Chiều dài ruột.
T: Chiều cao thân.
Ptsd: Trọng lượng tuyến sinh dục.
3.4.7 Mô tả hình thái và phân loại cá 3.4.2.1 Tài liệu chính
Chủ yếu dựa vào tài liệu nghiên cứu cá của Pravdin (1973), định danh các loại cá của Mai Đình Yên và ctv. (1992), của Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) và phân loại học của một số tác giả khác.
3.4.2.2 Mô tả hình thái
Mô tả hình dạng cơ thể, vị trí các vây, các đốm trên thân, màu sắc tự nhiên của cá.
3.4.2.3 Phương pháp phân loại cá
Dựa vào các chỉ tiêu đo, vị trí của vây lưng, vây hậu môn, vây ngực và số tia của các vây. Xác lập các tỉ lệ: T/L0, H/L0. Từ đó mô tả và định danh cá.
3.4.8 Đặc điểm dinh dưỡng
Được khảo sát theo các bước sau:
- Mô tả cơ quan bắt mồi.
- Giải phẫu khảo sát bộ máy tiêu hóa.
- Xác định tỉ lệ chiều dài ruột / chiều dài chuẩn (Li/L0).
+ Chiều dài ruột (Li): được tính từ phần cuối thực quản đến phần cuối của ruột, đơn vị cm.
+ Chiều dài chuẩn (L0): được tính từ đầu mõm đến đuôi (phần hết vảy), đơn vị cm.
- Lập tỉ lệ (Li/L0) theo Nicolski (1963) qua đó xác định tính ăn của cá.
+ Li/L0 <1: Cá ăn động vật + 1 < Li/L0 <3: Cá ăn tạp
+ Li/L0 >3: Cá ăn thực vật
Giải phẫu cá vừa mới đánh bắt lên ngoài tự nhiên, từ đó xác định thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa bằng phương pháp định tính. Nếu như thức ăn là một khối nhão, khó phân biệt loại thức ăn, chúng tôi lấy mẫu hòa tan và phân tích dưới kính hiển vi, sử dụng độ bội giác 10 và 40 để xác định thành phần thức ăn.
3.4.9 Khảo sát đặc điểm sinh sản 3.4.4.1 Phân biệt đực cái
Khảo sát hình thái ngoài và các dấu hiệu sinh dục thứ cấp như: kích thước, màu sắc, gai sinh dục.
3.4.4.2 Mùa vụ sinh sản
Tiến hành thu mẫu trên 30 con mỗi tháng một lần tại nơi bắt. Giải phẫu lấy tuyến sinh dục, dựa theo sự phân chia và mô tả cấu trúc tuyến sinh dục của Xakun &
Buskaia (1968) để xác định các giai đoạn phát triển noãn sào và tinh sào cá bống cát, quan sát các giai đoạn thành thục của cá bống cát bằng mắt thường.
Tiến hành điều tra 10 hộ ngư dân về mùa vụ sinh sản của cá bống cát trong năm tại ấp Bình Thạnh, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, Thành Phố Hồ Chí Minh để xác định rõ hơn về mùa vụ sinh sản cá bống cát ngoài tự nhiên.
3.4.4.3 Xác định tổ chức học của noãn sào và tinh sào
Giải phẫu lấy tuyến sinh dục, quan sát hình thái ngoài bằng mắt thường, đồng thời cố định mẫu gửi đến Phòng Giải Phẫu Bệnh Lý của Bệnh Viện Từ Dũ làm tiêu bản, để xác định các giai đoạn thành thục của cá dưới kính hiển vi.
3.4.4.4 Xác định hệ số thành thục (HSTT)
HSTT là một trong những chỉ tiêu thiết yếu để giải thích mức độ chín muồi của các sản phẩm sinh dục. Hệ số này là tỉ lệ phần trăm của tuyến sinh dục trên khối lượng thân cá.
Định kỳ mỗi tháng thu khoảng 30 mẫu trở lên, trước và sau khi giải phẫu lấy tuyến sinh dục cân trọng lượng cá và trọng lượng tuyến sinh dục. Đơn vị g.
Cân trọng lượng cá sau khi bỏ nội quan (P0). Đơn vị g.
Áp dụng công thức tính HSTT:
HSTT (%) = (Ptsd/P0) x 100 Ptsd: trọng lượng tuyến sinh dục (g)
P0: trọng lượng cá bố mẹ bỏ nội tạng (g) 3.4.4.5 Xác định sức sinh sản (SSS)
Với 25 – 30 mẫu trên chọn lấy buồng trứng.
a. SSS tuyệt đối
Chúng tôi kết hợp với việc xác định HSTT, lấy noãn sào cân tổng trọng lượng. Sau đó, lấy ba mẫu trên ba vị trí khác nhau trên buồng trứng đem cân và đếm toàn bộ số trứng trong mỗi mẫu. Kế tiếp cộng số trứng đếm được trên mỗi mẫu chia bình quân ra được số trứng trên một mẫu. Từ đây xác định sức sinh sản tuyệt đối của cá bống cát.
SSS tuyệt đối (trứng) = (Số lượng trứng trong mẫu x trọng lượng buồng trứng)/trọng lượng mẫu trứng.
b. Sức sinh sản tương đối
SSS tương đối là số trứng trong noãn sào trên một đơn vị trọng lượng cá.
SSS tương đối (trứng/g thể trọng) = SSS tuyệt đối / Trọng lượng cá 3.4.10 Tương quan giữa kích thước và trọng lượng
Áp dụng công thức liên quan giữa chiều dài và khối lượng của Le Cren (1951):
P = a x Ln Trong đó a, n là những thông số.
P: Trọng lượng cá (gam).
L: Chiều dài (cm).
Lấy log P và L: Y = log P; X = log L
n = (∑XY – X∑Y)/ (∑X2 – X∑X) A = Y – nX với A = log a => a = 10A
Chương 4