Phân biệt giới tính

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ BỐNG CÁT (Glossogobius giuris (Hamilton, 1822)) (Trang 31 - 40)

4.2 Đặc Điểm về Hình Thái Phân Loại và Phân Bố của Cá Bống Cát

4.2.6 Đặc điểm sinh sản cá bống cát

4.2.5.1 Phân biệt giới tính

Cá lúc nhỏ rất khó để phân biệt được giới tính hơn so với cá lớn. Cá đến tuổi thành thục sẽ phân biệt giới tính dễ hơn so với cá chưa đến giai đoạn thành thục. Qua khảo sát thực tế, chúng tôi có thể đưa ra một số yếu tố để phân biệt giới tính cá bống cát như sau:

Bảng 4.2 Các dấu hiệu phân biệt cá bống cát đực và cái

Hình thái cá đực Hình thái cá cái

- Bụng cá trắng, thon, hơi vàng do có lá gan bao phủ.

- Thân cá thon dài

- Mấu gai sinh dục dạng hình chóp có màu trắng hoặc hồng nhạt.

- Bụng cá trắng, lớn, khi thành thục có màu vàng đặc trưng.

- Thân cá ngắn hơn, bụng lớn khi thành thục

- Mấu gai sinh dục tù, lỗ sinh dục lớn, ửng hồng.

Tuyến sinh dục đực Tuyến sinh dục cái

- Buồng tinh là sợi mảnh, có màu trắng đục hoặc hơi hồng, kích thước từ 1 – 3 cm tùy theo cá lớn nhỏ.

- Buồng trứng có dạng hai thùy, căng to và lớn, có màu vàng hồng đến cam, kích thước từ 2 – 6 cm tùy theo cá lớn nhỏ.

A

B

Hình 4.6 Dấu hiệu sinh dục phụ của cá bống cát cái và đực.

A: Gai sinh dục cái B: Gai sinh dục đực

Hình 4.7 Hình dạng ngoài buồng trứng cá bống cát

Hình 4.8. Hình dạng trứng cá bống cát

Hình 4.9 Hình dạng ngoài buồng tinh cá bống cát

Hình 4.10 Vị trí cơ quan sinh dục cá bống cát 4.2.5.2 Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục cá bống cát

a/ Tinh sào

Hình thái bên ngoài

Giai đoạn I: tuyến sinh dục có dạng sợi mảnh trong suốt, kích thước rất nhỏ.

Mắt thường khó phân biệt được giới tính. Trạng thái như vậy đặc trưng cho những cá chưa thành thục sinh duc.

Giai đoạn II: tinh sào tăng dần về kích thước, do sự sinh sản của tế bào sinh dục, gia tăng về số lượng. Về màu sắc tinh sào hơi dục hơn và có màu hồng nhạt do có sự phân bố các mạch máu.

Giai đoạn III: tinh sào có kích thước và khối lượng tương đối lớn, buồng tinh lúc này đã đục hẳn.

Giai đoạn IV: tinh sào lúc này đã đạt kích thước tối hạn và có màu trắng sữa.

Giai đoạn V: tinh sào có kích thước giảm dần do sự chảy tinh dịch và có màu trắng sữa.

Giai đoạn VI: tinh sào giảm nhanh về kích thước do tinh trùng trong các ống dẫn tinh đã chảy ra hết. Tinh sào trở lại màu hồng hoặc hơi nâu.

Đặc điểm tổ chức học

Giai đoạn I: trong giai đoạn này các tế bào sinh dục thường được gọi là nguyên tinh bào đang trong thời kỳ sinh trưởng nguyên sinh. Nang cá không chứa tinh tử, nang bắt màu tương đồng. Nhóm tinh bào phase 1 chiếm ưu thế.

Giai đoạn II: đặc trưng của giai đoạn phát dục II là sự tồn tại các tế bào sinh dục ở thời kỳ đầu của quá trình tạo tinh trùng tức là nguyên tinh bào đang trong trạng thái sinh sản. Vì vậy, giai đoạn này bao gồm tinh bào sơ cấp và tinh bào thứ cấp, trong đó tinh bào thứ cấp chiếm đa số. Ngoài ra, quan sát tiêu bản kính hiển vi chúng tôi thấy bắt đầu xuất hiện rải rác các tinh tử nhỏ bắt màu tím.

Giai đoạn III: trong tinh sào giai đoạn III ngoài các nguyên tinh bào, và các tinh tử hay còn gọi là tiền tinh trùng. Tinh tử chiếm đa số và xuất hiện một số tinh trùng ở ngoài biên. Quan sát tiêu bản, tinh tử bắt màu nhạt và tinh trùng bắt màu tím đậm.

Hình 4.11 Tinh sào cá bống cát giai đoạn III (10 x 10)

Giai đoạn IV: giai đoạn này đặc trưng bằng sự kết thúc quá trình tạo tinh trùng. Các tinh trùng đã chín được giải phóng ra khỏi các nang chứa và nằm tự do trong khoang ống dẫn tinh sẵn sàng cho việc phóng tinh. Vì vậy, trong buồng tinh xuất hiện phần lớn tinh trùng và còn một ít tinh tử.

Hình 4.12 Tinh sào cá bống cát giai đoạn IV (10 x 40)

Giai đoạn V: Tinh trùng phá vỡ các nang, dòng tinh trùng đang chảy dài, tập trung đi ra ống dẫn tinh. Giai đoạn này đặc trưng cho trạng thái sinh sản của cá. Lúc này chỉ có sự hiện diện tinh trùng trong buồng tinh.

Hình 4.13 Tinh sào cá bống cát giai đoạn V (10 x 40)

Giai đoạn VI: tinh sào chỉ còn những nang rỗng chứa rất ít tinh trùng còn sót lại. Trong tinh sào lại bắt đầu thời kỳ sinh sản của các nguyên tinh bào, một đợt tạo tinh trùng mới.

b/ Noãn sào

Hình thái bên ngoài

Giai đoạn I: tuyến sinh dục có dạng sợi, rất mảnh và nhỏ, không màu, trong suốt, rất khó nhìn bằng mắt thường. Giai đoạn này cá chưa thành thục nên cũng rất khó phân biệt về giới tính.

Giai đoạn II: noãn sào vẫn còn trong suốt và hầu như không màu, kích thước noãn sào lúc này tương đối lớn hơn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu quan sát bằng kính lúp có thể nhìn thấy những mạch máu nhỏ phân bố trên bề mặt của noãn sào.

Giai đoạn III: noãn sào tăng kích thước đáng kể, trứng trở nên đục và có màu vàng nhạt.

Giai đoạn IV: noãn sào rất to chiếm phần lớn trong xoang bụng. Nếu cắt noãn sào làm đôi, dùng que tăm hay kéo nhỏ tách rời ra. Hạt trứng có dạng hình trụ, có màu hồng cam.

Giai đoạn V: do các noãn bào đã được giải phóng khỏi nang và mô liên kết, vì vậy khi vuốt trứng từ lỗ sinh dục cá cái trứng chảy ra một cách dễ dàng. Hạt trứng lúc này có màu vàng trong.

Giai đoạn VI: noãn sào kích thước nhỏ lại, nhão và có màu đỏ bầm.

Đặc điểm tổ chức học

Giai đoạn I: thời kỳ của những nguyên bào còn non noãn bào phase 1, đây là những tế bào sinh dục khởi nguồn từ những tế bào trứng. Qua tiêu bản dưới kính hiển vi là những tế bào nhộm màu tím có kích thước nhỏ, nguyên sinh chất là một khối đặc, đồng nhất, nhân còn rất to, tế bào chưa phân hóa. Ngoài những noãn bào phase 1 còn một ít noãn bào phase 2.

B A

Hình 4.14 Noãn sào cá bống cát giai đoạn I (10 x 10) A: Noãn bào phase 1 B: Noãn bào phase 2

Giai đoạn II: các noãn bào đang trong thời kỳ tăng trưởng nguyên sinh chất, noãn bào thuộc phase 2. Quan sát tiêu bản chúng tôi nhận thấy noãn bào phase 2 có kích thước lớn hơn, nhân nhỏ hơn nhân của noãn bào phase 1 nhưng không đáng kể, đặc biệt có sự xuất hiện không bào nằm rải rác xung quanh trứng, màng nguyên sinh chất dày lên. Ngoài những tế bào phase 2 còn có một ít phase 1 và một số ít đã chuyển sang phase 3.

Giai đoạn III: các noãn bào đầu phase 3 bắt đầu xuất hiện các hạt noãn hoàng ngoài biên, không bào dịch chuyển dần vào bên trong. Trứng hình trụ dài. Ở cuối phase 3, sự tích lũy noãn hoàng phát triển mạnh, noãn hoàng dày đặc, kích thước noãn bào tăng lên rõ rệt, nhân nhỏ lại và nằm ở trung tâm trứng. Màng ngoài của phase 3 (3a) xuất hiện màng sơ cấp, cuối phase 3 (3c) xuất hiện màng thứ cấp. Trên tiêu bản chúng tôi nhận thấy có sự phát triển đồng bộ, cùng với noãn bào phase 3 còn có rất ít noãn bào phase 1, phase 2, và một ít noãn bào thuộc phase 4. Trong đó, phase 3 chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Đây là dấu hiệu phản ánh đặc điểm sinh sản của cá đẻ ít lần trong năm (Xakun & Buskaia, 1968).

Hình 4.15 Noãn sào cá bống cát giai đoạn III (10 x 10)

Giai đoạn IV: trứng lớn hơn và bắt đầu đạt cực đại, noãn hoàng chiếm đầy thể tích trong noãn bào, không bào biến mất. Đặc biệt vào cuối phase 4 (4c) có hiện tượng lệch nhân, nhân không nằm ở vị trí trung tâm mà dịch chuyển về một phía. Noãn sào trong giai đoạn này chứa chủ yếu là noãn bào phase 4, bên cạnh noãn bào phase 4 còn có các noãn bào phase 2.

B

A

Hình 4.16 Noãn sào cá bống cát giai đoạn IV (40 x 40) A: Noãn bào phase 4 B: Noãn bào phase 2

Giai đoạn V: noãn hoàn bắt đầu keo hóa, xuất hiện đám hơi đen, kích thước noãn bào phase 5 đạt tối đa. Noãn bào phân cực, một bên cực chứa nhân và nguyên sinh chất (không bắt màu) (cực động vật) và cực còn lại chứa noãn hoàng (đám đen) có chất dinh dưỡng để nuôi phôi (cực thực vật).

Giai đoạn VI: đây là giai đoạn của cá sau khi sinh sản, trong noãn sào có sự hiện diện các nang rỗng, đặc biệt một số trứng chín không rụng đang trong giai đoạn bị thoái hóa. Ngoài ra còn có các noãn bào phase 2, phase 1 dự trữ

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ BỐNG CÁT (Glossogobius giuris (Hamilton, 1822)) (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)