THỰC TRẠNG VỀ GDQP - AN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BẰNG TÌNH HUỐNG TRONG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN, AN NINH NHÂN DÂN Ở
MỘT SỐ TRƯỜNG THPT TỈNH BẮC NINH
2.1. Thực trạng về nhận thức vị trí, tầm quan trọng công tác GDQP - AN của cán bộ, giáo viên và học sinh
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, GDQP - AN là một trong những môn học đ- ược Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt. Chỉ thị 12/CT-TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác GDQP-AN trong tình hình mới”. Chỉ thị 12/CT-TW khẳng định GDQP-AN là một bộ phận của của nền giáo dục quốc dân, là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Nghị định 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ quy định về đối tượng, chương trình, nội dung; xác định xác định vị trí, tính chất, nhiệm vụ GDQP-AN có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến lược đào tạo con người mới XHCN.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình GDQP-AN thống nhất trên toàn quốc theo Quyết định số 79, 80, 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 - 12 - 2007 cho HS, SV trong các nhà trường. Bộ LĐTB&XH ban hành chương trình GDQP-AN theo Quyết định số 27/2007/QĐ dùng trong các trường TCN và CĐN.
Nền giáo dục đào tạo của nước ta hiện nay đặt ra mục tiêu là hướng đến đối tượng người học, lấy người học làm trung tâm, để cung cấp cho người học những tri thức, kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm học tập có hiệu quả nhất. Trong GDQP - AN ở hệ thống nhà trường phổ thông thì vấn đề giáo dục nhận thức mới, tư duy mới về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, cũng như rèn luyện kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành cho HS là yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình dạy học. Hoạt động quốc phòng, an ninh cũng như GDQP - AN cho học sinh, sinh viên trong những năm gần đây hầu hết cán bộ, giáo viên và học sinh đã có chuyển biến tích cực từ nhận thức, lãnh đạo, chỉ đạo đến tổ chức thực hành môn học. Cần phải làm tốt hơn nữa để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GDQP - AN cho học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ, giáo viên, đặc biệt là HS vẫn chưa nhận thức được vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng có tính chất chiến lược của công tác GDQP-AN trong tình hình mới, vẫn xem nhẹ, cho đó là môn học phụ, không quan trọng trong chương trình. Thậm chí, số ít cán bộ, giáo viên và học sinh còn coi thường, đánh giá thấp môn học dẫn đến tổ chức dạy học kém hiệu quả. Số ít cán bộ, giáo viên còn có những quan niệm không đúng về GDQP - AN trong tình hình hiện nay. Họ cho rằng, GDQP - AN chỉ phù hợp với điều
kiện thời chiến, không cần thiết trong thời bình nên không chủ động, thiếu tích cực trong chuẩn bị các điều kiện cho thực hiện môn học. Trong quá trình dạy học, một số giáo viên thực hiện chưa đúng chương trình quy định, còn bỏ nội dung, bỏ tiết, chuẩn bị giáo án sơ sài, không đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức lớp học lộn xộn… Một số học sinh chưa chuẩn bị tinh thần và xác định trách nhiệm cho học tập GDQP - AN nên còn lơ là, chểnh mảng, học theo kiểu đối phó những nội dung thuộc phần lý thuyết, kể cả kỹ năng thực hành nên chất lượng không cao. Cần phải khẳng định rằng, GDQP-AN cho học sinh, sinh viên trong trường học là góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh; là xây dựng lực lượng dự bị mạnh cho đất nước để sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu, thủ đoạn hiếu chiến của kẻ thù trong bất cứ hoàn cảnh nào. GDQP - AN cho HS, SV là nhiệm vụ được tiến hành thường xuyên, liên tục, mang cấp bách trong cục diện đất nước ngày nay. Một trong những phạm trù cơ bản có tính thống nhất, biện chứng trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước nói chung và trong công tác giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là công tác GDQP - AN. Nói cách khác, GDQP-AN không chỉ phù hợp với nguyên lý xây dựng con người mới XHCN phát triển toàn diện mà còn đáp ứng tình hình thực tế cho cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ thành quả cách mạng của dân tộc. Phải đấu tranh và phê phán mạnh mẽ những nhận thức không đúng, quan niệm lạc hậu lỗi thời của số ít cán bộ, giáo viên và học sinh đối với môn học GDQP-AN. Phải luôn giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất cách mạng, năng lực nghiệp vụ, chuyên môn GDQP - AN cho đội ngũ cán bộ, giáo viên để góp phần nâng cao chất lượng môn học. Thực tế cho thấy, chất lượng, hiệu quả môn học GDQP - AN chưa được như mong muốn ngoài công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các nhà quản lý giáo dục còn có nguyên nhân rất cơ bản liên quan trực tiếp đến đội ngũ giáo viên. Hầu hết giáo viên GDQP - AN vẫn thực hiện theo phương pháp cũ, thầy đọc, HS ghi chép. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, nhất là dạy học bằng tình huống của đội ngũ giáo viên trong các trường THPT thuộc tỉnh Bắc Ninh hầu như không thực hiện được, đây là hạn chế lớn nhất của quá trình dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học tích cực là nguyên tắc cao nhất để có chất lượng cao hơn trong giáo dục đào tạo. Đổi mới phương pháp dạy học trong GDQP - AN là yêu cầu thiết yếu đối với đội ngũ giáo viên và học sinh.
Cần phải có nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác GDQP-AN toàn dân và GDQP-AN cho HS, SV trong giai đoạn hiện nay. Giáo dục quốc phòng - an ninh cho HS, SV là nhiệm vụ hết sức quan trọng, nằm trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, là nội dung giáo dục toàn diện trong nhà trường. Nhiệm vụ GDQP-AN là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị.
Bảng 1: Kết quả nhận thức về GDQP-AN của học sinh
Số
TT Đơn vị T/ số
HS
Kết quả nhận thức
Ghi Rất quan chú
trọng
Quan trọng
Bình thường
Không quan trọng 1 Trường THPT
Yên phong 1 45 9
(20%)
13 (29%)
16 (35,5%)
7 (15,5%) 2 Trường THPT
Yên phong 2 45 8
(18%)
12 (27%)
17 (37,5%)
8 (17,5%) 3 Trường THPT
Nguyễn Trãi 45 6
(13%)
10 (22,5%)
19 (42%)
10 (22,5%)
Cộng 135 23
(17%)
35 (26%)
52 (38,5%)
25 (18,5%)
Từ kết quả trên cho thấy: Trong 145 học sinh có 23 HS cho rằng GDQP-AN là rất quan trọng, chiếm 17%; có 35 học sinh cho là quan trọng, chiếm 26%; có 52 học sinh cho là bình thường, chiếm 38,5 %, còn 25 học sinh cho rằng GDQP-AN hiện nay không quan trọng, chiếm 18,5%. Từ kết quả khảo sát cho thấy đa số cán bộ, giáo viên, HS có nhận thức tốt về công tác GDQP-AN, cho đó là nhiệm vụ quan trọng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Bên cạnh đó còn số ít cán bộ, giáo viên, đặc biệt là HS còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, cho đó là công việc bình thường, ít quan trọng nên không bảo đảm chất lượng dạy học bộ môn.
2.2. Thực trạng về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và dạy học theo phương pháp tình huống trong GDQP - AN ở một số trường THPT thuộc tỉnh Bắc Ninh
2.2.1. Thực trạng về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực
Như chúng ta đã biết, phương pháp dạy học là tổng hợp của các hình thức hoạt động của người dạy và người học, là cách thức hợp tác giữa giáo viên và học sinh trong việc truyền đạt và tiếp nhận kiến thức, tiếp nhận thông tin. Đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới cách thức giảng dạy phù hợp với quá trình hoạt động nhận thức của người học.
Do đó, việc đổi mới không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn phương pháp giảng dạy cũ, cách dạy cũ bằng phương pháp mới, cách dạy mới. Cũng càng không thay vì một cách dạy mới, phương pháp giảng dạy mới mà bỏ đi hoàn toàn cách dạy cũ, phương pháp dạy cũ, phủ định sạch trơn những giá trị truyền thống vốn có của nó. Đổi mới phương pháp dạy, học là sự vận dụng linh hoạt những phương pháp giảng dạy truyền thống, kết hợp giữa phương pháp truyền thống với phương pháp mới tiên tiến, có sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Đôi khi phương pháp giảng dạy truyền thống có những hạn chế trong việc truyền thụ kiến thức của giảng viên cũng như tiếp nhận thông tin của sinh
viên. Phương pháp dạy, học truyền thống trong GDQP có nhiều nội dung học sinh, sinh viên chỉ biết hiện tượng, thường phải công nhận những gì diễn ra xung quanh chứ chưa hiểu rõ ngọn ngành bản chất của hiện tượng đó.
Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập là vấn đề không thể thiếu được trong giáo dục và đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả môn học. Thực tế, đội ngũ giáo viên trong các trường THPT, nhất là giáo viên GDQP-AN nhận thức chưa đầy đủ, chưa hết về tầm qua trọng đặc biệt của việc đổi mới phương pháp dạy học, cho đó là công việc chung của các cấp quản lý. Vì vậy, trong quá trình GDQP-AN, giáo viên ít quan tâm đến việc tìm ra cách dạy học mới, dạy học tiên tiến để có được chất lượng môn học cao hơn.
Thậm chí, một số giáo viên chưa hiểu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là gì, đổi mới như thế nào, đổi mới nội dung gì… Cần phải nhận thức sâu sắc rằng, đổi mới phương pháp GDQP - AN là một tất yếu khách quan, là trách nhiệm của mỗi giáo viên trong quá trình dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới từ nhận thức, tư duy, nội dung, chương trình, công tác bảo đảm, đội ngũ giáo viên đến hình thức tổ chức, cách dạy, cách học…
2.2.2. Thực trạng dạy học theo phương pháp tình huống trong GDQP - AN ở một số trường THPT thuộc tỉnh Bắc Ninh
Như trên đã trình bày, phương pháp dạy học bằng tình huống là cách dạy học tiến bộ, cách dạy học mới theo hướng tích cực, cách dạy học có nhiều ưu điểm vừa phát huy khả năng độc lập suy nghĩ, tư duy, sáng tạo của giáo viên và học sinh.
Phương pháp dạy học bằng tình huống không những đem lại chất lượng, hiệu quả giảng dạy rất cao cho người thầy mà còn đem lại chất lượng học tập rất tốt cho người học. Tuy nhiên, nhận thức của nhiều cán bộ, giáo viên, học sinh chưa thật đầy đủ với phương pháp dạy học bằng tình huống có tác dụng rất lớn cho chất lượng, hiệu quả môn học. Thậm chí, nhiều cán bộ, giáo viên chưa hiểu thế nào là tình huống trong dạy học, dạy học theo phương pháp tình huống như thế nào. Hầu hết, dạy học GDQP-AN hiện nay ở các nhà trường từ cấp trung học đến cao đẳng, đại học chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống bằng phương pháp thuyết trình, độc thoại, một chiều. Phương pháp dạy học thuyết trình truyền thống ảnh hưởng rất lớn đến từng khả năng mọi mặt của người học trong quá trình nhận thức, vì họ luôn ở trạng thái thụ động để theo đuổi mục đích, yêu cầu của người dạy. Cần phải có cách nhìn nhận đúng đắn giữa cách dạy học cũ với cách dạy học mới, cách dạy học mới bao giờ cũng có sự tiến bộ, hiệu quả hơn cách dạy học cũ. Cần phải nhận thức sâu sắc rằng, phương pháp dạy học bằng tình huống phát huy khả năng tư duy, sáng tạo, khả năng độc lập suy nghĩ, óc phê phán; xây dựng và rèn luyện các kỹ năng phán đoán, trình bày, làm việc nhóm, tập thể… cho người dạy và người học.
Những hạn chế từ nhận thức của phương pháp dạy học bằng tình huống, dẫn đến rất ít giáo viên xây dựng được các tình huống ở quá trình dạy học GDQP - AN. Rất nhiều tình huống khi xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân của chúng ta trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực hiện nay có nhiều diễn biến phức tạp, mau lẹ. Có nhất thiết phải gắn nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ an ninh và phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng, an ninh với hoạt động đối ngoại hay không là những vấn đề đặt ra cần được phân tích, luận giải, đánh giá mang đầy đủ tính khoa học và thực tiễn đối với mỗi chúng ta. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện, hiện đại là biểu hiện sức mạnh tập trung, thống nhất, nhằm mục đích bảo vệ độc lập dân tộc và CNXH… Những nội dung nêu trên cần được xây dựng theo các tình huống vừa với khả năng của học sinh trong quá trình dạy học. Nhìn chung, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, nhất là theo phương pháp dạy học bằng tình huống đối với đội ngũ giáo viên GDQP-AN hiện nay còn rất hạn chế, yếu kém. Vẫn chỉ là cách dạy học cũ theo phương phương pháp thuyết trình, cổ điển, theo lối mòn sẵn có, giáo viên ít chịu tìm tòi, suy nghĩ tìm ra phương pháp dạy học mới để có chất lượng tốt hơn.
Có chăng, giáo viên chỉ nêu được một số câu hỏi để HS trả lời trực tiếp, nhưng chỉ tập trung vào nội dung kỹ năng thực hành.
Bảng 2: Nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực
Số
TT Đơn vị Tổng số
giáo viên
Kết quả nhận thức
Ghi chú Rất quan
trọng Quan trọng Không quan trọng 1 Trường THPT
Yên phong 1 20 3
(15%)
11 (55%)
6 (30%) 2 Trường THPT
Yên phong 2 20 5
(25%)
8 (40%)
7 (35%) 3 Trường THPT
Nguyễn Trãi 20 4
(20%)
8 (40%)
8 (40%)
Cộng 60 12
(20%)
27 (45%)
21 (35%)
Từ kết quả về nhận thức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực cho thấy, chỉ có 20% giáo viên trong các trường THPT thuộc tỉnh Bắc Ninh cho là rất quan trọng, 45% cho là quan trọng và còn đến 35% cho rằng không quan trọng. Thực tế đó đặt vấn đề cho các nhà quản lý giáo dục cần có biện pháp nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng về đổi mới phương pháp dạy học GDQP- AN.
Bảng 3: Kết quả dạy học theo hướng đổi mới (phương pháp dạy học bằng tình huống) trong chương trình GDQP - AN, lớp 12
Số
TT Đơn vị
Nội dung bài học áp dụng phương pháp dạy học bằng tình huống Truyền thống
đánh giặc…
dân tộc VN
Lịch sử, TT QĐ, CAND Việt Nam
Đ/ ngũ
… không súng
Đội ngũ đơn vị
Phòng tránh
Cấp cứu vết thương
T/ hại ma tuý 1 Trường THPT
Yên phong 1 1 0 0 0 1 0
2 Trường THPT
Yên phong 2 1
0 0 0 0 1
3 Trường THPT
Nguyễn Trãi 1 0 0 0 1 0
Cộng 3 0 0 0 2 1
Dạy học bằng phương pháp tình huống có tác dụng rất lớn để nâng cao chất lượng, hiệu quả môn học GDQP-AN. Nhưng thực tế ở bản 3 cho thấy hầu như các trường THPT rất ít vận dụng phương pháp dạy học này dẫn đến chất lượng bài học không cao.
CHƯƠNG 3