Biện pháp 3: Giúp học sinh nhìn bài toán dưới nhiều khía cạnh

Một phần của tài liệu Dạy học sinh lớp 4 các thủ thuật giải toán thường dùng ở tiểu học (Trang 38 - 43)

Chương 2. NHỮNG BIỆN PHÁP DẠY HỌC SINH LỚP 4 SỬ DỤNG CÁC THỦ THUẬT GIẢI TOÁN THƯỜNG DÙNG Ở TIỂU HỌC 2.1. Định hướng đề xuất biện pháp

2.2.3. Biện pháp 3: Giúp học sinh nhìn bài toán dưới nhiều khía cạnh

2.2.3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp

Trong quá trình dạy học giải toán, mỗi giáo viên phải luôn cố gắng tìm tòi, phấn đấu không ngừng nghiên cứu ra những phương pháp giảng dạy mới nhất, hiệu quả nhất. Hướng dẫn giảng dạy như thế nào để phát huy được tư duy sáng tạo một cách tích cực và linh hoạt ở học sinh, huy động thích hợp các kiến thức và khả năng đã có vào các tình huống khác nhau, không chỉ dừng lại một cách giải ở một bài toán mà phải có nhiều cách giải và có càng nhiều thì càng khắc

33

sâu đƣợc kiến thức cho các em, giúp các em hiểu đƣợc mình đã làm chủ kiến thức Toán học, biến những kiến thức thầy cô dạy thành kiến thức của mình.

Đứng trước một bài toán, hầu hết các em thường nghĩ chỉ cần có một cách giải là đủ. Tuy nhiên điều này không hẳn đúng. Cốt lõi của vấn đề là cho học sinh thấy được con đường đi đến cách giải, và giáo viên chỉ cần hướng dẫn con đường đi đến đích đó tùy theo mỗi trường hợp. Còn đi như thế nào thì hãy để các em tự đi. Sản phẩm do chính các em làm ra bao giờ các em cũng sẽ ghi nhớ lâu hơn là sản phẩm cho chúng ta đem đến. Vì vậy, giáo viên phải hướng dẫn học sinh nhiều cách tƣ duy khác nhau đối với mỗi bài toán, dạng toán giúp các em biết vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học, biết phân tích, tổng hợp, sáng tạo một vấn đề theo nhiều hướng khác nhau. Từ đó, các em sẽ thấy hứng thú học toán hơn và thấy rằng học toán không còn khô khan nữa.

2.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Để thực hiện được biện pháp: Giúp học sinh nhìn bài toán dưới nhiều khía cạnh, trước hết ta phải lựa chọn những bài toán có những đối tượng, những quan hệ có thể xem xét dưới nhiều khía cạnh khác nhau.

Việc cho học sinh làm quen với các bài toán đó sẽ giúp học sinh rèn luyện khả năng chuyển từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác, rèn luyện khả năng nhìn một đối tượng toán học dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Qua đó, bước đầu giúp các em rèn luyện tư duy mềm dẻo, nhuần nhuyễn và độc đáo.

Hơn nữa, trên cơ sở tập hợp nhiều lời giải khác nhau cho một bài toán ta mới so sánh lời giải, từ đó tìm đƣợc lời giải lạ nhất, hay nhất, ngắn gọn nhất.

Quá trình suy nghĩ trên các lời giải, phân tích các lời giải có thể phát hiện ra đƣợc nhiều vấn đề mới ẩn náu trong đó.

Việc tìm đƣợc nhiều lời giải cho một bài toán, tìm ra sự độc đáo trong mỗi lời giải chính là nền móng của sự sáng tạo trong hoạt đông khoa học.

34

Sau đây là ví dụ: cùng là một bài toán sử dụng phương pháp giả thiết tạm nhưng lại đi những con đường khác nhau.

Bài toán: Trong một bãi đậu xe có 52 chiếc gồm hai loại là ôtô và môtô và có tổng cộng 128 chiếc bánh xe, biết xe ôtô có 4 bánh xe, xe môtô có 2 bánh xe. Hỏi mỗi loại xe có bao nhiêu chiếc?

Bài giải 1

Giả sử 52 xe đều có 4 bánh. Khi đó tổng số bánh xe là:

4 x 52 = 208 (bánh xe) Số bánh xe tăng thêm là:

208 – 128 = 80 (bánh xe)

Tổng số bánh xe tăng thêm bởi vì mỗi xe môtô đã đƣợc tính thêm:

4 – 2 = 2 (bánh xe) Số xe môtô có trong bãi đậu xe là:

80 : 2 = 40 (xe) Số xe ôtô có trong bãi đậu xe là:

52 – 40 = 12 (xe)

Đáp số: 12 xe ôtô, 40 xe môtô Bài giải 2

Giả sử 52 xe đều có 2 bánh. Khi đó tổng số bánh xe là:

2 x 52 = 104 (bánh xe) Số bánh xe giảm bớt là:

128 – 104 = 24 (bánh xe)

Tổng số bánh xe giảm bớt bởi vì mỗi xe ôtô đã đƣợc tính bớt đi:

4 – 2 = 2 (bánh xe) Số ôtô có trong bãi đậu xe là:

24 : 2 = 12 (xe)

35 Số môtô có trong bãi đậu xe là:

52 – 12 = 40 (xe)

Đáp số: 12 xe ôtô, 40 xe môtô Bài giải 3

Giả sử mỗi xe mô tô chỉ có 1 bánh và mỗi xe ô tô chỉ có 2 bánh. Khi đó, số bánh xe chỉ còn lại:

128 : 2 = 64 (bánh xe)

Giả sử mỗi xe ô tô chỉ có một bánh xe, khi đó tổng số bánh xe sẽ bằng tổng số xe hai loại, tức là bằng 52 bánh. Từ đó suy ra số ô tô là:

64 – 52 = 12 (xe) Số xe mô tô là:

52 – 12 = 40 (xe)

Đáp số: 12 xe ôtô, 40 xe môtô Bài giải 4

Giả sử có 26 xe ô tô và 26 xe mô tô. Khi đó tổng số bánh xe có trong hai xe là:

4 x 26 + 2 x 26 = 156 (bánh xe) Số bánh xe tăng thêm là:

156 – 128 = 28 (bánh xe)

Muốn cho tổng số bánh xe giảm xuống còn 128 bánh xe thì phải tìm cách rút bớt 28 bánh xe mà tổng số ô tô và mô tô vẫn là 52 chiếc. Mỗi lần thay 1 ô tô bằng 1 mô tô thì số bánh xe sẽ giảm xuống:

4 – 2 = 2 (bánh xe) Vậy số ô tô phải thay bằng mô tô là:

28 : 2 = 14 (chiếc) Vậy thực sự số ô tô có trong bãi xe là:

36 26 – 14 = 12 (xe) Số mô tô có trong bãi xe là:

52 – 12 = 40 (xe)

Đáp số: 12 xe ôtô, 40 xe môtô

*Nhận xét: Trên đây là một số cách giải của bài toán sử dụng phương pháp giả thiết tạm. Nhiệm vụ của giáo viên là lựa chọn cách giải dễ hiểu nhất để hướng dẫn cho học sinh. Với học sinh có học lực khá, tốt, giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm thêm cách giải khác cho bài toán hoặc giáo viên hướng dẫn học sinh để giúp các em tìm ra lời giải khác cho bài toán.

Kết luận Chương 2

Nội dung chủ yếu ở chương 2 đề cập đến định hướng, nêu các biện pháp góp phần giúp học sinh lớp 4 sử dụng tốt hơn các thủ thuật giải toán thường dùng ở Tiểu học nhƣ:

Biện pháp 1: Giúp học sinh nắm đƣợc các thủ thuật giải toán bằng cách lựa chọn và giải các bài toán gốc

Biện pháp 2: Giúp học sinh khai thác đề bài, diễn đạt bài toán theo nhiều cách khác nhau

Biện pháp 3: Giúp học sinh nhìn bài toán dưới nhiều khía cạnh

Trong phần trình bày của chương 2, khóa luận chú ý đến việc đưa ra các đề toán nhằm mục đích tạo điều kiện cho học sinh đƣợc luyện tập, nhận biết và có cơ sở để sử dụng các thủ thuật giải toán.

Qua đây tôi muốn nói rằng, chúng ta hoàn toàn có thể giúp học sinh phát triển các kĩ năng giải toán thông qua định hướng, hướng dẫn học sinh giải toán từ các bài toán cơ bản. Qua đó, học sinh đƣợc phát triển nhiều về tƣ duy, kĩ năng xử lí, giải quyết vấn đề, rèn luyện trí thông minh và sự nhanh nhạy ở các em.

37

Một phần của tài liệu Dạy học sinh lớp 4 các thủ thuật giải toán thường dùng ở tiểu học (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)