3.3. Kết quả thực nghiệm
3.3.2. Đánh giá định tính
Qua thực tế tìm hiểu và thực nghiệm sƣ phạm, tôi nhận thấy học sinh lớp 4 sử dụng các thủ thuật giải toán thường dùng ở Tiểu học còn chưa có sự đồng đều. Đa phần những học sinh giỏi, khá thuộc top trên mới có khả năng sử dụng những thủ thuật vào bài giải của mình. Những học sinh trung bình, yếu vẫn còn lúng túng, có nhiều sai sót trong tính toán, trình bày các số liệu, những học sinh này chƣa hiểu hết đƣợc dụng ý của đề bài bài toán.
Muốn truyền đạt cho học sinh cách giải các bài toán, người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi, đọc các tài liệu, sách tham khảo để đƣa ra các dạng toán phù hợp với thủ thuật nào, sắp xếp các bài tập cho học sinh luyện tập thêm theo mức độ từ cơ bản đến phức tạp theo đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng ở lớp 4.
Khi học giải toán, khi sử dụng các thủ thuật giải toán thường dùng yêu cầu học sinh phải huy động nhiều mảng kiến thức khác nhau: số học, hình học,
43
thống kê,…Để học sinh dễ hiểu, giáo viên phải phối hợp nhiều phương pháp giảng dạy, đặc biệt phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Giáo viên chỉ là người giúp đỡ, hướng dẫn để học sinh tự tìm ra cách giải quyết của bài toán. Dạy cho học sinh biết cách phân tích, quan sát các dữ kiện của đề bài đƣa ra, tìm mối liên hệ giữa các dữ kiện đó, cách suy luận lô-gic để có thể giải toán một cách nhanh nhất, chính xác nhất.
Ngoài các tiết học chính khóa được phân phối theo chương trình Toán lớp 4, giáo viên nên tổ chức cho học sinh làm các bài toán luyện tập thêm, có sự mở rộng hơn để kích thích hứng thú học tập đối với học sinh có lực học tốt hơn.
Giáo viên chỉ hướng dẫn, gợi mở ở bài toán khó. Kiểm tra thường xuyên để phát hiện ra lỗi sai của học sinh để kịp thời hướng dẫn học sinh sửa sai. Đối với học sinh trung bình hoặc yếu, giáo viên nên cho học sinh làm bài tập với lƣợng ít hơn, phù hợp với trình độ của các em để khi làm đƣợc bài nào các em chắc bài đó. Giáo viên nên dành nhiều thời gian cho việc hướng dẫn, giúp đỡ học sinh khi cần thiết.
Giáo viên có thể tổ chức hoạt động nhóm đối với một số bài toán khó, cần sự bàn bạc, thảo luận để đi đến giải pháp phù hợp. Khi học sinh hoạt động nhóm là điều kiện để các em chủ động làm việc một cách tích cực, tự giác hơn. Đây cũng là điều kiện để học sinh trao đổi với nhau cách làm nào hay hơn, nhanh hơn đối với từng bài toán. Sau đó, học sinh sẽ tự mình giải bài toán đó vào vở.
Đồng thời, giáo viên cần khuyến khích động cơ học tập của các em một cách đúng đắn, học vì kiến thức, kĩ năng của chính bản thân mình, sau đó sẽ giúp ích cho người khác, chứ không phải học vì điểm số, vì được bố mẹ khen, hay mục đích hưởng thụ cá nhân khác.
44
Kết luận Chương 3
Ở chương 3, nội dung trình bày chủ yếu là đưa ra kết quả ứng dụng sư phạm, kết quả đạt đƣợc sau quá trình thực nghiệm các biện pháp đề xuất vào thực tiễn dạy học. Xem xét những ƣu điểm, hạn chế của những biện pháp đó khi đi vào thực tế dạy học.
Trong phần trình bày của chương này, khóa luận chú ý đến việc hiện thực hóa những biện pháp đã được đề xuất ở chương 2 và phân loại học sinh theo các mức độ đã đạt đƣợc cùng với đó điều tra hứng thú của học sinh khi học nội dung giải toán.
Khóa luận cũng nêu lên bài học kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra đƣợc sau thời gian tiến hành thực nghiệm sƣ phạm.
45
KẾT LUẬN
Với đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học giai đoạn lớp 4 vẫn còn dễ nhớ, nhanh quên, bước đầu chuyền dần sang tư duy trừu tượng nên giáo viên phải thường xuyên cho học sinh luyện tập một cách có hệ thống, bài trước là cơ sở cho tính toán, giải các bài sau. Đặc biệt, giáo viên nên quan tâm sát sao tới việc nhận xét, chấm bài kiểm tra của học sinh, kịp thời đƣa ra biện pháp giúp đỡ học sinh tiến bộ.
Sau quá trình thực nghiệm sư phạm tại trường Tiểu học Quang Minh A – Mê Linh – Hà Nội, tôi rút ra đƣợc kết luận nhƣ sau:
Muốn giảng dạy tốt để học sinh có thể nắm đƣợc và sử dụng tốt các thủ thuật giải toán thường dùng ở Tiểu học vào giải toán; thì trước tiên, giáo viên phải nắm chắc kiến thức chuyên môn, hiểu rõ về các PPDH cũng như phương pháp giải toán ở Tiểu học. Khi giảng dạy, phải có sức hút trong lời giảng của mình, tạo không khí lớp học thật thoải mái để gây hứng thú cho học sinh trong từng giờ học.
Giáo viên phải nắm chắc trình độ của từng học sinh để có phương pháp giảng dạy hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của các em, qua đó, phát triển năng lực toán học – một năng lực cần thiết đối với mỗi người học sinh. Tổ chức lớp học khéo léo, thu hút sự tập trung chú ý của các em trong khaorng thời gian lâu nhất có thể. Động viên, khuyến khích các em kịp thời vì sự tiến bộ của học sinh, đặc biệt là những học sinh trung bình.
Khóa luận đã đạt đƣợc một số kết quả nhƣ sau:
- Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về vấn đề dạy học sinh lớp 4 sử dụng các thủ thuật giải toán thường dùng ở Tiểu học.
46
- Khóa luận cũng đƣa ra đặc điểm của học sinh lớp 4 trong dạy học giải toán tại trường Tiểu học cũng như thực trạng dạy và học nội dung giải toán ở Tiểu học.
- Dựa vào cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, khóa luận đã đề ra một số biện pháp giúp học sinh vận dụng các phương pháp giải toán để biến chúng thành thủ thuật giải toán.
- Khóa luận đã tổ chức thực nghiệm sƣ phạm để kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất ở chương 2.
- Thời gian thực tập sư phạm tại trường Tiểu học học sinh đang học giải toán tạo điều kiện cho chúng tôi kiểm nghiệm tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp đã đề ra.
Hoản thành khóa luận với những thành công bước đầu, điều này tạo cho chúng tôi niềm vui, niềm phấn khởi để chúng tôi không chỉ dừng lại ở đây mà còn sẽ tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sự nghiệp dạy học sau này. Góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lƣợng dạy và học, cố gắng nghiên cứu sâu hơn về cơ sở lí luận, thực tiễn, đƣa ra biện pháp dạy học sinh sử dụng các thủ thuật thường dùng trong giải toán ở Tiểu học, truyền đạt tới học sinh những PPDH mới nhất, tiến bộ và có hiệu quả hơn.
Khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy chúng tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý chân tình từ phía thầy cô và các bạn để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.
47