Những hạn chế trong quá trình thành lập cũng như hoạt động của hợp tác

Một phần của tài liệu Tiểu luận kết thúc học phần (kinh tế Luật) (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỢP TÁC XÃ DO NỮ LÀM CHỦ TẠI TỈNH QUẢNG NAM

2.3. Những hạn chế trong quá trình thành lập cũng như hoạt động của hợp tác

2.3.1. Tồn tại và hạn chế

Mặc dù UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo khá cụ thể, nhưng một số địa phương chưa quan tâm triển khai thực hiện.

Các cơ chế, chính sách của trung ương, cụ thể như Chương trình hỗ trợ phát triển HTX theo Quyết định 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015 - 2010, tỉnh Quảng Nam chưa tiếp cận được. Riêng đối với cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể đã được triển khai thực hiện nhiều năm qua nhưng số HTX tiếp cận được chưa nhiều.

Phần lớn cán bộ, hội viên, phụ nữ còn hiểu rất mơ hồ về kinh tế tập thể và vấn đề kinh tế thị trường nên chưa thấy được vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân, gia đình để chủ động khai thác các tiềm năng, lợi thế.

Còn tư tưởng trông chờ, phụ thuộc vào Nhà nước cả trong sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm. Nhiều người dân chưa nhận ra quy luật “cung – cầu” của thị trường nên đổ hết trách nhiệm cho nhà nước và không mấy thiện cảm với “Thương lái” vì cho là giá cả thị trường là do thương lái quyết định mà chưa ghi nhận vai trò quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp, thương lái trong kinh tế tập thể.

Tính ràng buộc pháp lý của các bên trong liên kết còn thấp (nhất là trong nông nghiệp), vì lợi ích trước mắt nên vẫn còn trường hợp người dân tự bán ra bên ngoài để được giá cao.

Kiến thức, năng lực quản lý, điều hành của cán bộ ở các tổ hợp tác, HTX còn hạn chế.

Nhiều HTX rất lúng túng về việc chuyển đổi, đăng ký lại hoạt động của HTX theo Luật hiện hành, lúng túng trong việc lập phương án SXKD cũng như giải quyết các tồn tại, vướng mắc về tài sản, vốn, công nợ, cổ phần… nên việc tổ chức chuyển đổi không đạt chất lượng và tiến độ. Việc chuẩn bị nội dung và cách thức tổ chức đại hội chuyển đổi, công tác nhân sự chưa đạt yêu cầu về nội dung và phương pháp.

2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại

Một bộ phận rất lớn phụ nữ nông thôn ít có cơ hội tham gia vào thị trường lao động, phát triển kinh tế khi phải gánh nặng công việc gia đình, chăm sóc con cái và phần lớn các công việc này đều không có thu nhập.

Sau khi có Luật HTX 2012, các văn bản dưới Luật chậm được ban hành, đồng thời nhiều điều, khoản giữa Luật và văn bản hướng dẫn không đồng nhất làm cho các cấp, các ngành và các HTX khó khăn trong triển khai thực hiện. Một số nội dung quy định tại Luật HTX 2012 khá mới mẻ nên các HTX, nhất là lĩnh vực nông nghiệp còn lúng túng trong xây dựng Điều lệ HTX và phương án hoạt động. Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển HTX theo Quyết định 2261 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15/12/2014 nhưng đến nay sau gần 3 năm triển khai vẫn chưa có một HTX nào được hỗ trợ.

Công tác tuyên truyền quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể thiếu thường xuyên và chưa sâu, chưa được bố trí kinh phí để thực hiện, nhất là công tác tuyên truyền về Luật HTX năm 2012 đến các tầng lớp nhân dân chưa có sự đổi mới, chất lượng không cao. Công tác xây dựng các mô hình điểm về kinh tế HTX, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp thực hiện chưa tốt. Công tác thông tin triển khai chưa hiệu quả. Công tác tập huấn chưa được quan tâm đúng mức.

Nhận thức về phát triển kinh tế hợp tác, HTX của nhiều cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu cấp xã, cấp huyện chưa đầy đủ, chưa thống nhất; ý thức trách nhiệm còn thấp; đánh giá về kinh tế tập thể chưa toàn diện, chưa thấy hết vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tập thể trong phát triển kinh tế xã hội. Năng lực của các tổ chức kinh tế tập thể còn yếu. Công tác quản lý nhà nước về HTX, chăm lo phát triển HTX cho đến nay vẫn còn bỏ ngỏ, chưa giao cho cơ quan nào của cấp tỉnh, cấp huyện hay cấp xã chịu trách nhiệm. Đối với các HTX hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp, ở một số huyện không có bộ phận chuyên trách về mặt quản lý nhà nước (phòng Nông nghiệp và PTNT chỉ phụ trách các HTX nông nghiệp).

Công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể chưa được quan tâm đúng mức, chưa tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm ở từng địa phương để

nhân rộng. Công tác giám sát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với HTX của các cơ quan chức năng còn hạn chế. Vai trò, trách nhiệm của Liên minh HTX, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân chưa được phát huy.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Tiểu luận kết thúc học phần (kinh tế Luật) (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w