Sán lá đơn chủ (Monogenea)

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM KÍ SINH TRÙNG TRÊN CÁ TRA GIỐNG TẠI HUYỆN THỐT NỐT THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 27 - 30)

Chương 2: Cơ sở lí luận

2.5 Bệnh kí sinh trùng

2.5.4 Sán lá đơn chủ (Monogenea)

Sán Lá 16 Móc (Dactylogyrosis) a. Hình dạng và cấu tạo

Cơ thể của Dactylogyrus nói chung rất nhỏ, dài (chiều dài khoảng 0.2-0.6mm) lúc còn nhỏ có màu trắng nhạt và vận động rất linh hoạt. Khi vận động ở phía trước lộ rõ 4 thùy đầu trong đó có 4 đôi tuyến đầu tiết chất nhờn phá hoại tổ chức tạo điều kiện cho Dactylogyrus bám lên mang cá. Phía trước có 4 điểm mắt do các đám tế bào sắc tố tạo thành tác dụng cảm giác ánh sáng.

*Cơ quan sinh dục: Dactylogyrus có cơ quan sinh dục lưỡng tính, cơ quan sinh dục đực và cái trên cùng một cơ thể. Cơ quan giao cấu do một ống nhỏ và các phiến chống đỡ tạo thành. Hình dạng và cấu tạo của các phiến chống đỡ là một trong những tiêu chuẩn để phân loại đến loài của giống sán là đơn chủ 16 móc

b. Dấu hiệu bệnh lý

Dactylogyrus ký sinh trên da và mang cá nhưng chủ yếu là mang. Lúc kí sinh chúng dùng móc của đĩa bám bám vào tổ chức tuyến đầu tiết ra men hialuronidaza phá hoại tế bào tổ chức mang và da cá làm cho mang và da cá tiết nhiều dịch nhờn ảnh hưởng đến hô hấp cá. Tổ chức da và mang bị Dactylogyrus kí sinh viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và một số sinh vật xâm nhập gây bệnh

Giống sán lá 16 móc Dactylogyrus có tính đặc hữu cao nhất của lớp sán đơn chủ, mỗi loài sán Dactylogyrus chỉ kí sinh một loài cá ký chủ.

Ở nước ta phát hiện khoảng 46 loài Dactylogyrus ký sinh trên nhiều loài cá thuộc họ cá chép Cyprilidae và cá tự nhiên trong cả nước. Theo Hà Ký, ở

Hình 11: Sán lá 16 móc (Dactylogyrus)

trại cá Nhật Tân – Hà Nội, 1961 cá mè hoa giai đoạn cá hương bị cảm nhiễm Dactylogyrus, có ao tỉ lệ nhiễm bệnh 100%, cường độ nhiễm 210-325 trùng làm cá chết 75%. Ở miền Trung, một số cơ sở nuôi cá vàng 1985 Dactylogyrus ký sinh làm cá chết hàng loạt gây tổn thương cho một số nhà nuôi cá cảnh. Dactylogyrus ký sinh trên nhiều loài cá nước ngọt ở nhiều lứa tuổi nhưng gây bệnh nghiêm trọng nhất đối với cá hương, cá giống. Bệnh này phát triển mạnh trong các ao nuôi mật độ dày, điều kiện môi trường bẩn, nhiệt độ thích hợp cho chúng phát triển khoảng 22-28oC. Bệnh xuất hiện vào mùa xuân, mùa thu ở miền bắc; mùa mưa ở miền nam.

c. Chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán xác định tác nhân gây bệnh Dactylogyrosis có thể dùng kính hiển vi kiểm tra dịch nhờn của da và mang.

d. Phương pháp phòng trị

Trước khi thả cá xuống ao ương, nuôi, cần tẩy dọn ao, tiêu diệt trứng và ấu trùng sán lá 16 móc. Cá thả không nên quá dày, thường xuyên theo dõi chế độ ăn và điều kiện môi trường ao nuôi để điều chỉnh cho thích hợp

Cá giống trước khi thả ra ao hồ nuôi, dùng KMNO4 nồng độ 20ppm tắm cho cá trong thời gian 15-30 phút hoặc dùng NaCl 3% tắm trong 5 phút, nếu nhiệt độ trên 25oC thì giảm xuống 2%. Hoặc dùng Formalin tắm nồng độ 100- 200ppm, thời gian 30-60 phút, chú ý khi tắm phải có xục khí cung cấp đủ oxy cho cá.

2.6 Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Môi Trường Đến Sự Xuất Hiện Bệnh Trong tự nhiên, điều kiện môi trường đóng vai trò quan trọng trong vòng đời của tất cả sinh vật nói chung của cá tra nói riêng. Cá tra sống trong môi trường nước nên các yếu tố môi trường nước tác động chủ yếu lên cơ quan đường bên và đặc biệt là não bộ. Đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu cụ thể trên từng yếu tố môi trường ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển cá, đã chỉ ra những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng như: pH, NH3, NO2,

kiềm…

2.6.1 Giá Trị pH

Giá trị pH được biểu thị bằng nồng độ ion H+ có mặt trong nước. Ion H+ có trong môi trường nước chủ yếu do quang hợp của thực vật thủy sinh và quá trình oxy hoá các hợp chất sắt, lưu huỳnh, quá trình thủy phân các ion Fe3+ và Al3+ trao đổi trong keo đất và quá trình phân li của CO2 trong nước.

Do đó pH nước phụ thuộc vào

- Tính chất đất: ở những vùng đất có nhiều Fe, Al (đất phèn) pH nước sẽ thấp.

- Quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh sẽ hấp thụ CO2 làm HCO3-

phân li thành CO32- và CO2-.

- Quá trình hô hấp của động vật thủy sinh

- Quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong các ao giàu dinh dưỡng.

- Nhiệt độ nước, hô hấp của cá và các thủy sinh vật có trong ao nuôi pH là một trong những nhân tố quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của cá. Nhiều quá trình sinh học, hoá học phụ thuộc vào giá trị pH. Mỗi loài thủy sinh vật có khả năng chịu đựng được một biên độ pH khác nhau.

Những loài cá nước ngọt sinh trưởng phát triển tốt trong môi trường pH=7-8,5 và sẽ chết trong môi trường pH < 4 hoặc pH > 10,2

Ảnh hưởng trực tiếp của pH cao hay thấp thường không quan trọng bằng ảnh hưởng gián tiếp của nó. Trong các thuỷ vực có pH thấp sẽ thúc đẩy hoà tan của các muối sắt, nhôm, làm tăng độc tính của khí H2S dẫn đến gây độc cho cá, môi trường kiềm làm tăng ammonia tổng số tồn tại ở dạng NH3- (dạng độc đối với cá).

2.6.2 Ammonia (NH3)

Ammonia được sinh ra từ các quá trình vi khuẩn phân giải các hợp chất hữu cơ và từ các chất bài tiết của cá. Lượng ammonia do cá thải ra có thể xác định từ việc sử dụng nguồn protein thực tế và phần trăm protein trong thức ăn.

Theo tác giả Michaels cho rằng ammonia được hình thành thông qua lượng phân do cá thải ra, thức ăn thừa, nguồn phân hữu cơ cũng như quá trình phân hủy các hợp chất có nguồn gốc nitơ. Trong ao thả cá mật độ quá dày nồng độ ammonia sẽ nhanh chóng vượt quá mức độ cho phép. Tác giả cũng cho biết ảnh hưởng của các dạng ammonia đối với các giai đoạn của cá, dạng ammonia tự do ảnh hưởng tới cá ngay cả ở nồng độ thấp. Tác giả Meade cho rằng mức độ ảnh hưởng của dạng ammonia ion thấp hơn ammonia tự do.

Nồng độ ammonia thích hợp cho cá là 0,1-1 mg/l.

2.6.3 Nitrit (NO2-)

NO2- là sản phẩm trung gian được sinh ra trong quá trình phân huỷ các thành phần protein của vật chất hữu cơ. Độc tính của NO2- trong môi trường nước mặn, lợ yếu hơn so với môi trường nước ngọt 55 lần.

Khi động vật thuỷ sản hô hấp, NO2- vào máu sẽ phản ứng với hemoglobin tạo thành methemoglobin làm cho máu động vật thủy sản nói chung mất khả năng vận chuyển oxy. NO2- tạo cơ chế giảm thiểu sự vận chuyển oxy tới tế bào nên cũng gián tiếp gây độc cho cá

Giá trị pH, nồng độ Cl-, kích cở cá, tình trạng nhiễm bẩn của thủy vực và hàm lượng oxy điều ảnh hưởng đến tính độc của NO2-. Nồng độ NO2- thích hợp là <0,25 mg/l.

2.6.4 Kiềm

Đó là tổng số những kết tinh của titratable bases mà chính yếu là bicarbonate và carbonate được calcium carbonate tương đương. Bicarbonate thường được hình thành do tác dụng của CO2 với các chất bases trong đá và đất. Ao hồ có độ kiềm cao có thể chế ngự được sự thay đổi pH. Ao hồ có độ kiềm trong khoảng 20-150mg/l thì thích hợp cho phiêu sinh vật cũng như tôm

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM KÍ SINH TRÙNG TRÊN CÁ TRA GIỐNG TẠI HUYỆN THỐT NỐT THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w