Chương 3: Phương tiện và phương pháp nghiên cứu
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp điều tra
Điều tra điều kiện tự nhiên xã hội và tình hình chăn nuôi cá tra của huyện Thốt Nốt: số liệu được thu thập từ cục thống kê huyện và từ điều tra thực tế trên các hộ nuôi cá tra tại huyện Thốt Nốt.
3.2.2 Phương pháp xác định các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự xuất hiện bệnh
Khi tiến hành thu mẫu chúng tôi có kiểm tra một số yếu tố môi trường như: pH, NO2, NH3, kiềm bằng các test thử kasetcenter của Thái sản xuất
Quá trình kiểm tra được thực hiện như sau:
- Đối với pH
Bước 1: lấy 5ml mẫu nước bỏ vào ống nhựa
Bước 2: nhỏ 3 giọt thuốc thử vào lắc đều rồi so màu với bảng so màu - Đối với NO2:
Bước 1: lấy 5ml mẫu nước vào ống nhựa
Bước 2: múc 1 muỗng thuốc thử bỏ vào rồi lắc đều cho tan, để yên 5 phút sau đó so màu với bảng so màu
- Đối với Kiềm:
Bước 1: lấy 5ml mẫu nước bỏ vào ống nhựa Bước 2: nhỏ 10 giọt thuốc chai số 1 vào lắc đều
Bước 3: nhỏ 1 giọt thuốc chai số 2 vào lắc đều thấy màu xanh
Bước 4: nhỏ từng giọt chai số 3 vào đến khi xuất hiện màu tím nho là được.
Bước 5: nhỏ thêm 1 giọt ở chai số 3 vào xuất hiện màu cam rồi cộng các giọt đã nhỏ ở bước 3 và bước 4 lại nhân với 17
- Đối với NH3:
Bước 1: lấy 5ml mẫu nước vào ống nhựa
Bước 2: nhỏ 10 giọt thuốc ở chai số 1 vào lắc đều
Bước 3: múc 1 muỗng thuốc ở chai số 2 cho vào lắc đều
Bước 4: nhỏ 5 giọt thuốc ở chai số 3 vào đợi 5 phút sau đó so màu với bảng so màu
3.2.3 Phương Pháp Nghiên Cứu Kí Sinh Trùng
Theo phương pháp nghiên cứu kí sinh trùng trên cá của Bùi Quang Tề (2002)
* Kiểm tra bên ngoài, của cá bằng cách đặt cá trong khai với một ít nước.
Xem xét kỹ vây, da cá có thể phát hiện được các loại kí sinh trùng bám như giáp xác, đĩa, bào nang của bào tử trùng. Sau đó cắt các vây cho lên kính, thêm ít nước rồi quan sát dưới kính lúp. Cạo nhớt ở các phần khác nhau trên thân cá quan sát dưới kính hiển vi có thể phát hiện kí sinh trùng.
* Ở xoang miệng cũng tiến hành cạo nhớt để tìm kí sinh trùng
* Ở mang dùng kéo cắt nắp mang và cung mang, lấy các lá mang cho ra đĩa đồng hồ hoặc tấm kính, lần lược dùng kim giải phẩu kiểm tra các tơ mang dưới kính giải phẩu, nên cho thêm nước sạch để dễ xem hơn.
* Ở mắt dùng kéo hoặc dao để lấy mắt ra, xem xét thủy tinh thể dưới kính lúp.
Cố định mẫu và nhuộm màu kí sinh trùng.
Để có thể thấy được cấu tạo bên trong của một số loài kí sinh trùng chúng tôi tiến hành nhuộm mẫu. Nhuộm mẫu được thực hiện như sau:
- Lấy lame chứa mẫu có kí sinh trùng để khô tự nhiên
- Dùng ống nhỏ giọt nhỏ cồn methylic lên phần mẫu để cố định.
- Nhuộm mẫu với thuốc nhuộm carmin bằng cách:
- Dùng ống nhỏ giọt nhỏ dung dịch carmin lên phầm mẫu đã được cố định. Để yên 3 phút.
- Rửa 6-7 lần với cồn methylic.
- Nhỏ giọt Balsam- canada hoặc quick permount lên mẫu nhuộm đậy lamelle lại để tự khô. Ta sẽ có 1 mẫu cố định.
- Mẫu được đưa lên kính hiển vi để xem với độ phóng đại X10 và X40
nhằm thấy rõ cấu tạo bên trong của kí sinh trùng.
3.2.4 Phương pháp xác định mức độ nhiễm kí sinh trùng
Muốn biết mức độ nhiễm kí sinh trùng cần phải xác định số lượng kí sinh trùng đã kiểm tra. Mức độ nhiễm được đặc trưng bằng 2 đại lượng: tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm (Nguyễn thị thu hằng, 2005).
Tính tỉ lệ nhiễm tính theo công thức Tỉ lệ nhiễm tính theo công thức
%
1 x100 A TLN A
Trong đó: TLN: tỉ lệ nhiễm
A1 : là số cá nhiễm kí sinh trùng A: là số cá kiểm tra
Đối với ngoại kí sinh trùng có kích thước lớn, nhìn thấy bằng mắt thường và cường độ bắt gặp không lớn (trùng mỏ neo, rận cá, đĩa cá) thì đếm toàn bộ kí sinh trùng trên một cơ thể cá.
Đối với kí sinh trùng nhỏ, chỉ nhìn thấy bằng dụng cụ quang học thì đếm số trùng trên 1 lame, nếu số trùng vẫn quá nhiều thì đếm số trùng trong một thị trường.
với: CĐN là cường độ nhiễm
Cường độ nhiễm đối với nguyên sinh động vật (Epistylis, Ichthyonyctus…) được xác định dựa vào tần số bắt gặp (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2005).
Cường độ nhiễm nhẹ (+): chỉ gặp vài tế bào động vật nguyên sinh trên lame.
Cường độ nhiễm trung bình (++): từ 10 đến vài chục tế bào động vật nguyên sinh trên lame.
Cường độ nhiễm nặng (+++): lớn hơn 100 tế bào động vật nguyên sinh trên lame.
CĐN =
Số trùng Con cá
CĐN =
Số trùng
Lame/ thị trường
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều Kiện Tự Nhiên Xã Hội và Tình Hình Chăn Nuôi Tại Huyện Thốt Nốt.
Hình 12: Bản đồ địa lí huyện Thốt Nốt
4.1.1 Điều Kiện Tự Nhiên Xã Hội
Thốt Nốt là huyện đầu nguồn của Thành Phố Cần Thơ. Có vị trí địa lý thuận lợi
Phía Đông bắc giáp tỉnh Đồng Tháp Phía Tây bắc giáp tỉnh An Giang Phía Đông nam giáp Quận Ô Môn Phía Tây nam giáp huyện Vĩnh Thạnh
Hiện nay huyện Thốt Nốt gồm: 1 thị trấn và 7 xã cụ thể là thị Trấn Thốt Nốt, xã Tân Lộc, xã Trung Kiên, xã Trung Nhất, xã Trung Thạnh, xã Thuận Hưng, xã Thới Thuận. Huyện có địa hình bằng phẳng (Đồng bằng) đất đai màu mỡ và được phù sa lắng bồi hằng năm.
Tổng diện tích đất tự nhiên 17110,08 ha trong đó: diện tích đất nông nghiệp: 13138,36 ha, diện tích đất lâm nghiệp: 0, diện tích đất chuyên dùng:
785,95 ha, diện tích đất thổ cư: 878,13 ha, diện tích đất chưa sử dụng là 2.276,26 ha
Đặc điểm chung của huyện là nằm trong vùng nhiệt đới khí hậu gió mùa.
Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4
Nhiệt độ trung bình cả năm: 26,9oC, nhiệt độ cao nhất cả năm: 37,8oC, nhiệt độ thấp nhất cả năm: 19,2oC
Lượng mưa bình quân trong năm: 1840,7mm, nhiều nhất trong năm là:
2511mm, thấp nhất trong năm: 1159 mm. Mưa bình quân trong năm là 135 ngày
Số giờ nắng trong năm trung bình có 2530 giờ nắng, mỗi ngày có 6,5 giờ nắng
Trong năm thường có 2 hướng gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam
Gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào tháng 11 và chấm dứt vào tháng 4 Gió mùa Tây Nam xuất hiện vào tháng 5 và chấm dứt vào tháng 11
Huyện Thốt Nốt có hệ thống sông ngòi chằng chịt và có nước ngọt quanh năm nên rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản. Đa số người dân có thu nhập chủ yếu bằng nghề nuôi cá. Huyện Thốt Nốt có mạng lưới giáo dục tương đối hoàn chỉnh. Ở mỗi xã điều có 1-2 trường cấp 1 và 2, huyện có 5 trường trung học phổ thông
4.1.2 Tình hình chăn nuôi ở huyện Thốt Nốt
Bảng 4.1 Diện tích và sản lượng thủy sản từ 2005 đến 2-2007
Ghi chú: R là ruộng
Qua bảng 4.1 Diện tích và sản lượng thủy sản nói chung, cá tra nói riêng từ năm 2005 đến 2-2007 luôn tăng. Trong khi đó diện tích và sản lượng cá khác thì giảm dần theo các năm. Loại hình nuôi luân canh trong ruộng lúa ngày càng được quan tâm hơn thể hiện qua diện tích nuôi tăng lên theo năm.
Nhận xét: Nhìn chung huyện Thốt Nốt có điều kiện tự nhiên xã hội thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản một cách đa dạng trên nhiều loại hình thủy vực. Trong đó quan trọng nhất là mô hình nuôi luân canh xen canh trên ruộng lúa và nuôi thâm canh, bán thâm canh trên ao hầm với tốc độ rất nhanh.
Năm
Diện Tích Nuôi (ha) Sản Lượng (Tấn)
Tổng Cá tra Cá khác Cá R Tôm R
Bè
(Cái) Cá tra Cá khác
Cá R
Tôm R
Bè (Cái)
2005 530,78 390,66 102,47 33,84 6,8 380 56.403 1.031 1,9
2006 569,00 415,40 87,7 58,7 7,2 380 68.024 388,30 1,9 0 1.772,0
2-2007 548,97 456,10 79,3 12,1 1,5 380 7.361 15,32 0 1,9 36
4.2 Kết Quả Kiểm Tra Một Số Chỉ Tiêu Về Môi Trường
Ao kiểm
tra
Các chỉ tiêu môi trường
pH NO2
(mg/l)
NH3
( mg/l)
Kiềm (CaCO3mg/l)
Mật độ nuôi (con/m2)
TT LT TT LT TT LT TT LT TT LT
1 7 7 – 8 0,2 < 0,25 1 0,1 - 1 112 80-120 1063 250- 400
2 7,7 7 – 8 0,1 < 0,25 1 0,1 - 1 153 80-120 1000 250-400
3 7 7 – 8 0,5 < 0,25 1 0,1 - 1 136 80-120 833 250-400
4 7,7 7 – 8 0,2 < 0,25 1 0,1 - 1 119 80-120 750 250-400
5 7,5 7 – 8 0,05 < 0,25 1 0,1 - 1 153 80-120 650 250-400
6 7,7 7 – 8 0 < 0,25 1 0,1 - 1 136 80-120 1388 250-400
7 7 7 – 8 0,2 < 0,25 1 0,1 - 1 102 80-120 1250 250-400
8 7,7 7 – 8 0,2 < 0,25 1 0,1 - 1 153 80-120 750 250-400
Bảng 4.2 : Kết quả so sánh các chỉ tiêu về môi trường ở ao nuôi cá tra giống tại huyện Thốt Nốt
Ghi chú:
TT: thực tế LT: lí thuyết
Từ Thanh Dung, 2000. Cho rằng cá là một động vật máu lạnh nên cơ thể chúng chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường sống, khi môi trường biến đổi chỉ tiêu nào đó một cách đột ngột và vượt quá giới hạn cho phép thì cá bị sốc và dễ nhiễm bệnh.
pH là yếu tố môi trường hết sức quan trọng, mọi sự biến đổi của nó đều gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và sinh sản của cá. Trong quá trình kiểm tra pH của 8 ao thì có sự biến động rất ít từ 7-7,7. Kết quả này phù hợp với nhận định của Swingle và Ellis cho rằng những loài cá nước ngọt sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường pH=7 - 8,5. Như vậy, giá trị pH trong các ao không ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cá tra. Tuy nhiên ảnh hưởng trực tiếp của pH cao hay thấp không quan trọng bằng ảnh hưởng gián tiếp của nó. Trong những thuỷ vực có pH thấp làm tăng hàm lượng ion kim loại trong nước dẫn đến gây độc cho cá. Môi trường kiềm làm tăng amonia tổng số tồn tại ở dạng NH-3 độc đối với cá, sự acid hoá nước kéo theo sự tăng nồng độ các ion kim loại như Al3+ là một trong những kim loại độc có trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá. pH là một trong những yếu tố sinh thái ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của cá tra nên cần được quan tâm và có thể điều chỉnh bằng cách chủ động rắc vôi trước và sau khi mưa với liều 1,5-2kg/100m3 tuần rắc 1lần để ổn định kiềm và pH.
Hàm lượng NH3 tương đối ổn định (NH3 =1) nằm trong khoảng cho phép là 0,1-1 nên không gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá
Hàm lượng NO-2 dao động từ 0-0,5mg/l cao hơn so với mức cho phép là
<0,25mg/l. Khi hàm lượng NO2- vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây độc cho cá. Khi động vật thủy sản hô hấp, NO2- vào máu sẽ phản ứng với hemoglobin tạo thành methemoglobin làm cho máu động vật thủy sản nói chung mất khả năng vận chuyển oxy. NO2- tạo cơ chế giảm thiểu sự vận chuyển oxy tới tế bào nên cũng gián tiếp gây độc cho cá. Như vậy NO2- đã làm giảm chức năng hoạt động của hồng cầu. Máu của động vật thủy sản chứa Met-Hb với một lượng lớn sẽ chuyển sang màu nâu, nhiễm độc NO2- còn gọi là bệnh máu nâu.
Kiềm dao động từ 102-153 vượt qua mức cho phép. Kiềm cao thì độ pH ổn định hơn. Các ion tự do trong nước cao kết hợp với niêm dịch và da thành các hợp chất chống đông phủ lên bề mặt của cung mang, cản trở chức năng hô hấp của mang và da làm cá chết ngạt.
Mật độ nuôi thực tế cao hơn nhiều so vơi mật độ nuôi lý thuyết. Brown và Gractzek (1980) cho rằng khi nuôi mật độ dày sẽ làm gia tăng khả năng tiếp xúc giữa cá và kí sinh trùng, đồng thời cũng tạo điều kiện cho kí sinh trùng tăng nhanh trên cơ thể cá (trích dẫn bởi Lương thanh Trúc, 2000). Theo Aquacop (1977) khi áp dụng kĩ thuật ương nuôi ở mật độ dày, vô tình người ta đã tạo những điều kiện làm giảm sức đề kháng của kí chủ và làm phát triển nguyên nhân gây bệnh (trích dẫn bởi Nguyễn Việt Triều, 1992)
4.3 Kết Quả Tình Hình Nhiễm Kí Sinh Trùng Ở Cá Tra Tại Huyện Thốt Nốt
Bảng 4.3: Thành phần loài kí sinh trùng ở cá tra giống
Qua bảng 4.3 kết quả cho thấy thành phần giống – loài kí sinh trùng trên cá tương đối phong phú. Một số giống gây thiệt hại lớn ở giai đoạn cá giống như Trichodina, Ichthyophthyrius, Dactylogyrus.
Trichodina có tỉ lệ nhiễm ở cá tra giống cao nhất (84,48%), do Trichodina có thể sống tự do trong nước, sinh sản chủ yếu bằng hình thức vô tính phân chia đơn giản, chúng sinh sản gần như quanh năm. Điều này giải thích vì sau tỉ lệ nhiễm Trichodina cao nhất. Còn cường độ nhiễm tuỳ theo điều kiện môi trường, mật độ ương và điều kiện dinh dưỡng của cá. Khi mới mắc bệnh, trên thân cá có nhiều nhớt màu trắng đục, cá thấy ngứa nên nổi từng đàn trên mặt nước, riêng cá tra giống thường nhô hẳn đầu lên mặt nước rồi lắc mạnh. Khi bệnh nặng trùng kí sinh trên mang, phá huỷ các tơ mang khiến cá bị ngạt thở, những con bệnh nặng mang đầy nhớt và bạc trắng.
Tỉ lệ nhiễm Ichthyophthyrius tương đối thấp (3,44%) vì Ichthyophthyrius có chu kì đời sống phức tạp, không đồng bộ. Ichthyophthyrius có 2 giai đoạn kí sinh và không kí sinh. Ở giai đoạn không kí sinh, trùng rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường. Ở giai đoạn kí sinh chúng rất nhạy cảm với nhiệt độ và phản ứng miễn dịch của cá bệnh. Khi cá đã bị nhiễm bệnh Ichthyophthyrius, cơ thể cá sinh kháng thể có khả năng làm miễn dịch bệnh này. Do đó sự tái nhiễm sẽ giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, đối với cá tra giống thì rất là nguy hiểm. Cá bị nhiễm bệnh có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm nhỏ màu trắng đục. Da, mang cá nhợt nhạt, cá nổi từng đàn trên mặt nước bơi yếu ớt. Trùng bám nhiều ở mang, phá
Loài kí sinh trùng
Số con kiểm
tra
Số con nhiễm bệnh
Tỉ lệ nhiễm
(%)
Cường độ nhiễm
A Protozoa Trichodina Apiosoma Epistylis Vorticella
Ichthyophthyrius
58 58 58 58 58
49 9 4 2 2
84,48 15,51 6,89 3,44 3,44
25,53 ± 3,69 6 ± 1,04 56,5 ± 30,60 3,5 ± 1,5 1 ± 0,0 B Monogenea
Dactylogyrus 58 4 6,89 1,25 ± 0,25
hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở. Cá giống có thể bị nhiễm kí sinh trùng này đến 100% và có thể chết hết.
STT Tên Bệnh Nguyên nhân
Triệu chứng Số ao
kiểm tra
Số ao nhiễm
Tỉ lệ nhiễm (%) 1
Bệnh đốm đỏ
Vi khuẩn Aeromonas
hydrophila
Cá bơi uể oải, bề mặt bụng bị xuất huyết, vây bị rách, trên thân có chổ bị loét. Xoang bụng chứa dịch vàng. Gan xuất huyết, thận sưng.
19 8 42,10
2 Bệnh gan
thận mủ
Vi khuẩn Edwardsiella
ictaluri
Dấu hiệu bên ngoài không rõ.
Bên trong có đốm trắng đục
trên gan, thận hoặc tỳ tạng. 19 3 15,79
3 Bệnh gan
trắng, mang trắng
Chưa rõ
Bên ngoài bị tuột nhớt, mang trắng. Bên trong, gan trắng đôi khi có điểm xuất huyết lấm tấm, thận trắng hoặc bị sưng.
19 1 5,26
Thời tiết ấm thì tốc độ đẻ trứng của Dactylogyrus càng nhanh. Ở nhiệt độ từ 30oC trở lên, thì quá trình đẻ trứng bị ức chế. Do trong thời gian thực hiện đề tài thời gian chiếu sáng trong ngày rất dài vì vậy nhiệt độ của nước cũng khá cao làm quá trình đẻ trứng bị ức chế nên tỉ lệ nhiễm không cao lắm. Tỉ lệ nhiễm Dactylogyrus ở cá tra giống khi ương cũng rất quan trọng, chúng bám vào mang cá hút máu, cắt đứt các mạch máu trên mang, làm cho mang bị mất máu nên nhợt
nhạt, tiết ra nhiều nhớt gây cản trở sự hô hấp cho cá bệnh nặng làm cá giảm ăn, bệnh nặng làm chết hàng loạt cá tra con.
4.4 Các Bệnh xuất hiện trong quá trình kiểm tra mẫu Bảng 4.4 : Một số bệnh xuất hiện trong quá trình kiểm tra
Thông qua bảng 4.3 tổng số ao mắc bệnh truyền nhiễm là 12 ao chiếm tỉ lệ 63,15%. Trong đó bệnh đốm đỏ chiếm tỉ lệ cao nhất 42,10%, vi khuẩn Aeromonas hydrophila là tác nhân gây bệnh cơ hội tồn tại trong nước và cơ thể cá. Khi cá bị xây xác do kí sinh trùng, tác động cơ học (kéo lưới) chúng sẽ tấn công gây bệnh trên cá. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long bệnh Bệnh gan thận mủ thường xuất hiện trong mùa lũ, bệnh bộc phát cao điểm vào tháng 7 và 8 khi nước trong môi trường nuôi xấu nuôi với mật độ dày. Trắng mang trắng gan là bệnh mới tỉ lệ bệnh xuất hiện cũng thấp (5.26%)
4.5 Mối Quan Hệ Giữa nhiễm bệnh kí sinh trùng với các bệnh xuất hiện trong quá trình kiểm tra mẫu Bảng 4.5: So sánh mối quan hệ giữa bệnh ký sinh trùng với các bệnh xuất hiện trong quá trình kiểm tra mẫu
Tên bệnh
Tỉ lệ và cường độ nhiễm kí sinh trùng
Trichodina Apiosoma Vorticella Epistylic Ichthyophythyrius Dactylogyrus
TLN
(%) CĐN (con/vi
trường) TLN
(%)
CĐN (con/vi trường)
TLN (%)
CĐN (con/vi trường)
TLN (%)
CĐN (con/vi trường)
TLN (%)
CĐN (con/vi trường)
TLN (%)
CĐN (con/vi trường) Bệnh đốm
đỏ
87,5 30,26±4,88 15 6,33±1,54 5 3,5±1,5 2,5 2±0 2,5 1±0 5 1,5±0,5
Bệnh gan thận mủ
77,77 57,15±5,6 22,22 4,5±0,5 22,22 109,5±0,5
Bệnh trắng mang trắng gan
100 33,66±13,86 33,33 1±0,00
Bình thường
95,23 8,75±1,8 4,76 7±0,0 4,76 5±0,00 4,76 1±0,00 4,76
Ghi chú:
TLN: tỉ lệ nhiễm CĐN: cường độ nhiễm
- Qua bảng 4.5 Trong quá trình nghiên cứu bắt gặp một số loài kí sinh trùng như: trùng bánh xe, trùng quả dưa, sán nhưng tần số bắt gặp không cao. Theo Tề và ctv (1992) thì các loài kí sinh trùng trên với tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm không cao sẽ không gây chết cá. Chính vì vậy có thể kết luận rằng các bệnh xảy ra không do kí sinh trùng gây nên. Tuy nhiên sự tổn thương trên cơ thể cá do kí sinh trùng gây nên là một trong những cơ hội để tác nhân gây bệnh vi khuẩn xâm nhập vào gây bệnh.
- Ngoài ra, hầu hết các bệnh trên cá phụ thuộc vào mức độ nhiễm do sự hiện diện của kí sinh trùng cũng như khả năng chịu đựng của cá đối với kí sinh trùng. Cả 2 điều kiện trên bị chi phối bởi yếu tố môi trường. Điều kiện môi trường bất lợi như (hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều chất độc…) không những làm cho cá mẫn cảm, giảm khả năng đề kháng đối với mầm bệnh mà còn tạo điều kiện cho kí sinh trùng sinh sản vô tính đạt đến mật số gây bệnh do đó bệnh xảy ra. Ngược lại điều kiện môi trường thuận lợi, môi trường sạch, hàm lượng dinh dưỡng thấp, không chứa chất độc, làm cá khoẻ mạnh có sức đề kháng tốt và hạn chế khả năng sinh sản vô tính của kí sinh trùng nên số lượng thấp không đạt đến mật số gây bệnh. Nên bệnh không xảy ra (Moller and Anders, 1986)