Lượng thuốc Captopril hấp thụ vào màng CVK

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ thuốc captopril của màng cellulose vi khuẩn lên men từ môi trường nước dừa già (Trang 34 - 40)

Các bình dung dịch thuốc Captopril chứa CVK khảo sát ở điều kiện nhiệt độ phòng và nhiệt độ 800C được rút lấy mẫu sau 1 giờ, 2 giờ. Sử dụng máy đo quang phổ tử ngoại (UV-Vis) để đo lượng thuốc hấp thụ vào màng ở các mẫu tại các thời điểm 1 giờ, 2 giờ.

Kết quả đo được thể hiện trong bảng 3.3:

Bảng 3.3. Giá trị OD của dung dịch thuốc Captopril sau hấp thụ (n=3) Độ dày

màng (cm)

Thời gian hấp thụ (giờ)

Điều kiện hấp thụ

Giá trị OD 200nm của dung dịch sau hấp thụ

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình 0,5 1 Thường 0,988 0,987 0,985 0,987 ± 0,0011

26 Nhiệt độ

800C

0,810 0,810 0,805 0,808 ± 0,0021

2 Thường 0,911 0,913 0,914 0,913 ± 0,0011 Nhiệt độ

800C

0,771 0,771 0,773 0,772 ± 0,0009

1 1 Thường 0,925 0,927 0,923 0,925 ± 0,0013 Nhiệt độ

800C

0,763 0,762 0,763 0,763 ± 0,0004

2 Thường 0,899 0,897 0,896 0,897 ± 0,0011 Nhiệt độ

800C

0,712 0,718 0,718 0,716 ± 0,0027

Nhận xét: Qua kết quả đo được ở bảng 3.3 ta thấy:

* Màng ở độ dày 0,5cm:

Sau khoảng thời gian 1 giờ hấp thụ thuốc, giá trị OD của dung dịch giảm so với giá trị OD ban đầu (1,081). Ở các điều kiện hấp thụ khác nhau, giá trị OD của dung dịch cũng khác nhau. Ở điều kiện nhiệt độ 800C, giá trị OD của dung dịch là 0,808< giá trị OD của dung dịch khi hấp thụ ở nhiệt độ thường là 0,987. Kết quả trên cho thấy lượng thuốc Captopril được hấp thụ vào màng CVK nhiều hơn trong điều kiện nhiệt độ 800C.

Sau khoảng thời gian 2 giờ hấp thụ thuốc, giá trị OD của dung dịch tiếp tục giảm. Điều này chứng tỏ thuốc Captopril vẫn được hấp thụ vào màng CVK và hấp thụ tốt trong điều kiện nhiệt độ 800C.

27

* Màng có độ dày 1cm:

Cũng như ở màng 0,5cm, giá trị OD của dung dịch thuốc Captopril giảm dần sau khoảng thời gian 1 giờ, 2 giờ hấp thụ và điều kiện tốt để thuốc hấp thụ vào màng CVK là nhiệt độ 800C.

Từ những nhận xét trên ta thấy, khi màng CVK hấp thụ thuốc, giá trị OD của dung dịch Captopril giảm dần. Tuy nhiên, sau 2 giờ, giá trị OD của dung dịch không thay đổi (hoặc thay đổi gần như không đáng kể) ở cả 2 độ dày màng. Điều này chứng tỏ rằng, lượng thuốc Captopril hấp thụ vào màng tăng dần theo thời gian và hấp thụ tối đa tại 2 giờ. Màng CVK hấp thụ thuốc Captopril tốt nhất trong điều kiện ở nhiệt độ 800C.

Theo công thức mht = m1 - m2 (mg), EE(%) = (mht/m1) ×100% và dựa vào phương trình đường chuẩn ta tính được khối lượng và tỷ lệ thuốc Captopril hấp thụ vào màng CVK. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.4:

Bảng 3.4. Kết quả lượng thuốc Captopril hấp thụ vào màng CVK lên men từ môi trường nước dừa già

Độ dày màng OD sau hấp thụ mht (mg) Hiệu suất

0,5 0,772 ± 0,0009 19,470 ± 0,048 6,490 ± 0,023 1 0,716 ± 0,0027 22,948 ± 0,016 7,649 ± 0,045 Nhận xét: Từ kết quả tính được ghi trong bảng 3.4 ta thấy:

Màng CVK nuôi cấy trong môi trường nước dừa già có độ dày 1cm hấp thụ được nhiều thuốc Captopril hơn màng 0,5cm và hiệu suất hấp thụ của màng 1cm cũng cao hơn so với màng 0,5cm. Như vậy, có thể coi rằng màng càng dày thì khả năng hấp thụ thuốc vào màng càng tốt.

28

Sự hấp thụ thuốc Captopril đạt hiệu suất 7,649% trong điều kiện: nhiệt độ: 800C, nồng độ thuốc: 75mg/ml, thời gian hấp thụ thuốc: 2 giờ.

29

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Sau khi hoàn thành khóa luận đã đạt được những mục đích như dự kiến của đề tài:

Tạo được màng CVK từ vi khuẩn A. xylinum trong môi trường nước dừa già: Thu 2 lô màng có độ dày 0,5cm và 1cm để tiến hành hấp thụ thuốc Captopril. Màng CVK thu được chứa nhiều nước, có độ dẻo cao, không bị biến tính ở nhiệt độ cao, phù hợp với nhu cầu làm thí nghiệm.

Khi cho màng CVK hấp thụ thuốc Captopril, ta thấy màng CVK có độ dày 1cm hấp thụ thuốc tốt hơn màng CVK có độ dày 0,5cm. Như vậy màng CVK càng dày hấp thụ thuốc càng tốt.

2. Kiến nghị

Tiếp tục nuôi cấy vi khuẩn A. xylinum tạo màng CVK trong môi trường nước dừa già với các nguồn dinh dưỡng khác nhau để thu được màng CVK với tính năng tốt nhất.

Tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm khả năng hấp thụ thuốc Captopril của màng CVK qua da ở người.

30

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ môn dược lý (2004), Dược lý học, Trung tâm thông tin-Thư viện ĐHDHN, tập 2, tr. 68-72

2. Dược điển Việt Nam IV 2009.

3. Đặng Thị Hồng. (2007), “Phân lập, tuyển chọn và nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi khuẩn A. xylinum chế tạo màng sinh học”. Luận văn thạc sỹ sinh học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

4. Đinh Thị Kim Nhung, Trần Như Quỳnh, Nguyễn Thị Thùy Vân. (2009),

“nghiên cứu vi khuẩn Acetobacter xylinum tạo màng bacterial cellulose ứng dụng trong điều trị bỏng”, báo cáo khoa học.

5. Đỗ Mạnh Dũng (2004), “Cách phòng và điều trị bệnh tim mạch”, NXB Y học.

6. Nguyễn Đức Lương (2000), “Công nghệ Vi sinh vật” tập 1 – 2 - 3, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

7. Dương Minh Lam, Nguyễn Thị Thùy Vân, Đinh Thị Kim Nhung, “Phân lập, tuyển chọn và định loại chủng vi khuẩn BHN2 sinh màng Cellulose”, Tạp chí sinh học, 2013, 35(1):74-79

8. Phan Thị Huyền Vy, Bùi Minh Thy, Phùng Thị Kim Huệ, Nguyễn Xuân Thành, Triệu Nguyên Trung, “Tối ưu hóa hiệu suất nạp thuốc famotidin của vật liệu cellulose vi khuẩn lên men từ dịch trà xanh theo phương pháp đáp ứng bề mặt và mô hình Box-Behnken”, Tạp chí dược học-1/2018 (số 501 năm 58)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ thuốc captopril của màng cellulose vi khuẩn lên men từ môi trường nước dừa già (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)