Thực tiễn dạy học Luyện từ và câu theo quan điểm tích hợp ở Tiểu học

Một phần của tài liệu Dạy học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 theo quan điểm tích hợp (Trang 27 - 31)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Thực tiễn dạy học Luyện từ và câu theo quan điểm tích hợp ở Tiểu học

20

của một số giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy tại trường Tiểu học Tiến Thắng A( Mê Linh, Hà Nội).

1.2.2.1. Thực tiễn dạy học tích hợp dọc phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 tại trường Tiểu học Tiến Thắng A

Tiết dạy Luyện từ và câu: Câu ghép (Tr8, SGK Tiếng Việt 5, tập 2).

Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Thúy – Lớp 5B. Trong bài 1 phần nhận xét có câu hỏi: “Đoạn văn có mấy câu? Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu?”.Trước khi cho học sinh trả lời câu hỏi này, giáo viên gọi một vài em học sinh nhắc lại kiến thức về chủ ngữ đã học ở các tiết Luyện từ và câu lớp 4 để học sinh vận dụng vào xác định câu.

Tuy nhiên khi dạy tiết Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ : Truyền thống ( Tr90, SGK, Tiếng Việt 5, tập 2), các cô giáo dạy khối 5 đều không có câu hỏi cho học sinh nhớ lại các thành ngữ đã học trong bài Mở rộng vốn từ chủ đề: Nhân hậu - đoàn kết (lớp 4) nhƣ: môi hở răng lạnh, lá lành đùm lá rách, nhường cơm sẻ áo, chị ngã em nâng... Nếu giáo viên hiểu được nhân hậu, nhân ái , đoàn kết là những phẩm chất truyền thống của dân tộc thì các câu hỏi yêu cầu học sinh nhớ lại các thành ngữ đã đƣợc cung cấp từ khối lớp 4 chắc chắn đƣợc đặt ra. Dạy học tích hợp giữa chủ đề Truyền thống ở khối lớp 5 với chủ đề Nhân hậu đoàn kết ở khối lớp 4 sẽ tạo ra không khí học tập tích cực trong học sinh, hiệu quả dạy học chắc chắn sẽ đƣợc nâng cao.Tiếc rằng giáo viên đã không khai thác mặt mạnh của biện pháp tích hợp dọc khi dạy Mở rộng vốn từ chủ đề này.Tương tự, khi dạy Mở rộng vốn từ chủ đề Tổ quốc ở khối lớp 5, giáo viên đã không tận dụng kiến thức mà học sinh đã đƣợc cung cấp khi học chủ đề Tổ quốc ở khối lớp 3.

Nhìn chung, giáo viên hiểu về quan điểm tích hợp dọc và có ý thức áp dụng trong dạy học các bài lí thuyết về câu. Tuy nhiên các câu hỏi ôn lại kiến thức cũ chủ yếu được đặt ra cho có, lấy lệ. Giáo viên thường suốt ruột không

21

đợi học sinh trả lời mà tự trả lời luôn. Còn khi dạy các bài mở rộng vốn từ với các chủ đề trùng nhau hoặc gần gũi nhau giáo viên không có ý thức tích hợp.

Vì thế các từ ngữ cùng chủ đề ở khối lớp trước đã cung cấp, đã không được huy động khi học sinh học mở rộng vốn từ ở khối lớp sau.

1.2.2.2. Thực tiễn dạy học tích hợp ngang phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 tại trường Tiểu học Tiến Thắng A

Tiết dạy Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nam và nữ (Tr 120, SGK Tiếng Việt 5,tập 2). Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Quỳnh – lớp 5C. Trong tiết dạy này, bài tập 2 yêu cầu: Đọc lại truyện Một vụ đắm tàu. Theo em, Giu – li – ét – ta và Ma – ri – ô có chung những phẩm chất gì? Mỗi nhân vật có những phẩm chất gì tiêu biểu cho nữ tính và nam tính.Vì bài tập, lấy ngữ cảnh bài tập đọc mà học sinh vừa đƣợc học, nên giáo viên đã sử dụng dạy học tích hợp ngang dễ dàng, giáo viên đã đặt những câu hỏi phụ để từ việc tìm ra những phẩm chất của hai nhân vật chính trong chuyện, các em dễ dàng rút ra đƣợc những phẩm chất tiêu biểu của nam và nữ giúp học sinh mở rộng vốn từ về phẩm chất tiêu biểu của nam và nữ.

Tiết dạy Luyện từ và câu : Mở rộng vốn từ: Công dân (Tr28, SGK Tiếng Việt 5, tập 2). Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Thúy – lớp 5B.Trong tiết dạy này, ở bài tập 1 và bài tập 2 giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài để học sinh hiểu đƣợc ý nghĩa của các cụm trách nhiệm công dân, nghĩa vụ công dân, ý thức công dân… để giúp các em có cơ sở làm bài tập số 3. Bài tập 3: Dựa vào nội dung câu nói của Bác Hồ “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”, em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân, để giúp học sinh làm tốt bài tập này thì giáo viên đã giúp học sinh hiểu đƣợc các trách nhiệm, nghĩa vụ của các em trong việc xây dựng đất nước qua bài tập 1 và 2, đồng thời giáo viên còn lưu ý học sinh cách dùng từ, viết câu… Các gợi ý của giáo viên đã giúp học sinh làm tốt bài tập số 3.

22

Như vậy, nhìn chung giáo viên ở trường phổ thông đã vận dụng quan điểm tích hợp dọc cũng nhƣ quan điểm dạy học tích hợp ngang ở một mức độ nào đó vào giảng dạy các mạch kiến thức. Nhƣng trong thực tiễn khi thực hiện giảng dạy Luyện từ và câu trong SGK Tiếng Việt 5 bên cạnh những thuận lợi thì giáo viên cũng gặp không ít khó khăn làm cho việc vận dụng quan điểm dạy học tích hợp vào giảng dạy phân môn luyện từ và câu ở khối lớp 5, vì vậy việc vận dụng quan điểm dạy học tích hợp chƣa đƣợc thực hiện thường xuyên hoặc vận dụng ở mức độ thấp mang tính chất cho lấy lệ.

* Những thuận lợi

+ Ban giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục học sinh, có nhiều biện pháp hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động sƣ phạm.

+ Đa số giáo viên dạy khối 5 đã nhiều năm nên nắm khá tốt quan điểm chỉ đạo dạy học, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy.

+ Giáo viên tích lũy đƣợc nhiều kiến thức, chất lƣợng bài dạy đƣợc nâng lên tầm cao mới: những bài học của các môn học khác có ngữ liệu thích hợp với môn Tiếng Việt đƣợc coi là những tình huống để rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt.

+ Sự phát triển của công nghệ thông tin cùng với đội ngũ giáo viên đƣợc đào tạo ngày càng bài bản theo sự thay đổi của thời đại sẽ góp phần thực hiện tốt việc dạy học tích hợp.

+ Tạo hứng thú học tập cho học sinh bởi vì các em đƣợc khám phá kiến thức nhiều môn liên quan, kết hợp giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội sẽ tạo ra đƣợc nhiều điều lí thú và độc đáo.

+ Các em đã đƣợc làm quen với phân môn Luyện từ và câu ngay từ lớp 2 và có nhiều kiến thức liên quan ở các khối lớp sau nên khi học Luyện từ và câu ở lớp 5 các em học tập có phần tự tin hơn.

23

* Những khó khăn

+ Ngoài việc nắm vững chuyên môn của mình người giáo viên cần phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Khi dạy học theo hướng tích hợp thì giáo viên cần rà soát lại chương trình, nội dung bài học, những kiến thức trong SGK để loại bỏ những thông tin, nội dung kiến thức lạc hậu, không cần thiết và cập nhật những nội dung kiến thức mới theo kịp sự phát triển của thời đại cho phù hộp với sự phát triển năng lực của học sinh.

Điều này khiến cho giáo viên gặp khó khăn trong quá trình chuẩn bị, xây dựng giáo án.

+ Giáo viên khối lớp 5 là những thầy cô giáo dạy chuyên biệt khối lớp 5, không có sự theo lên lớp từ lớp dưới lên. Vì vậy việc nắm bắt kiến thức của học sinh đã học được ở lớp dưới là khó. Cho nên tạo ra khó khăn trong việc giáo viên dạy học theo quan điểm tích hợp dọc.

+Quỹ thời gian hạn hẹp ( 35 – 40 phút/ tiết), giáo viên phải giải quyết xong phần kiến thức, kĩ năng của nội dung còn phải tăng thêm phần tích hợp, lồng ghép. Thao tác của giáo viên còn lung túng, chƣa nhuần nhuyễn, thiếu tự tin, còn gượng ép nên dẫn đến cách hướng dẫn học sinh hoạt động chưa tích cực.

Một phần của tài liệu Dạy học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 theo quan điểm tích hợp (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)