Biện pháp phát hiện kiến thức có mối quan hệ hệ thống trong khối lớp 5 với các khối lớp khác

Một phần của tài liệu Dạy học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 theo quan điểm tích hợp (Trang 37 - 43)

Chương 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP DỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5

2.2. Các biện pháp dạy học tích hợp dọc trong phân môn Luyện từ và câu

2.2.2. Biện pháp phát hiện kiến thức có mối quan hệ hệ thống trong khối lớp 5 với các khối lớp khác

Đây là biện pháp tích hợp theo chiều dọc kiến thức Luyện từ và câu lớp 5 với các lớp 2, 3, 4. Việc dạy học tích hợp theo chiều dọc này giúp học sinh củng cố, hệ thống lại kiến thức có liên quan với nhau từ các lớp dưới lên. Qua đó, nhằm khắc sâu, mở rộng, cung cấp thêm kiến thức cao hơn dựa trên

30

những kiến thức đã học ở lớp dưới. Vì vậy khi tiến hành giảng dạy các bài Luyện từ và câu ở khối lớp 5 có kiến thức liên quan ở khối lớp dưới, giáo viên cần lưu ý việc đặt các câu hỏi phụ để giúp các em nhớ, hệ thống lại kiến thức đã học.

2.2.2.1. Tích hợp dọc luyện tập kiến thức về từ loại

Dựa vào sự giống nhau giữa đặc điểm ngữ pháp, tức là đặc điểm ý nghĩa ngữ pháp khái quát và hoạt động đặc điểm ngữ pháp của từ (khi cấu tạo cụm từ và câu), các từ đƣợc phân ra thành từ loại, gọi là từ loại. Các từ loại đƣợc chia nhỏ thành tiểu loại.

Ở Tiểu học, từ loại đƣợc dạy từ lớp 2 đến lớp 5. Ở lớp 2 và 3 học sinh đƣợc làm quen với các khái niệm từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, đó nhƣ là tiền đề để học từ loại chủ yếu vào lớp 4 và 5. Đối với việc dạy các loại bài tập thực hành về từ loại, cần sự thống nhất, mở rộng, khái quát giữa các lớp với nhau.

Ở lớp 2, lớp 3 học sinh đƣợc làm quen với khái niệm từ chỉ sự vật, hoạt động , trạng thái, đặc điểm. Lên đến lớp 4, học sinh đƣợc học về các khái niệm danh từ (danh từ chung, danh từ riêng), động từ, tính từ. Sang đến lớp 5, học sinh đƣợc học đại từ, đại từ xƣng hô, quan hệ từ, luyện tập về quan hệ từ và có hai tiết ôn về từ loại. Hai tiết ôn tập về từ loại trong SGK Tiềng Việt 5, củng cố, hệ thống lại kiến thức về các từ loại mà học sinh được học trước đó.

Vì vậy, khi dạy hai tiết học này giáo viên cần vận dụng triệt để quan điểm dạy học theo hướng tích hợp dọc để huy động những hiểu biết của học sinh về các từ loại này mà các em đã học trước đó.

+ Ở tiết 1 Ôn tập về từ loại (Tr137,138, SGK Tiếng Việt 5, tập 1) học sinh đƣợc ôn tập những kiến thức đã học về từ loại: danh từ, đại từ; rèn kĩ năng sử dụng danh từ, đại từ. Sở dĩ SGK bố trí nhƣ vậy vì giữa danh từ và đại từ xƣng hô có mối quan hệ nhất định, thông qua bài ôn tập này giáo viên giúp

31

học sinh củng cố lại kiến thức về danh từ và đại từ đồng thời giúp các em phân biệt đƣợc giữa danh từ và đại từ xƣng hô. Ở trong tiết học này, ngoài yêu cầu của SGK, giáo viên đặt hoặc đƣa ra thêm một số yêu cầu để giúp học sinh củng cố lại kiến thức. Chẳng hạn ở bài tập 1, trước khi đưa ra yêu cầu tìm danh từ riêng và 3 danh từ chung giáo viên có thể đặt ra câu hỏi: Danh từ là gì? Có những loại danh từ nào?... để giúp các học sinh nhớ lại kiến thức về danh từ đã đƣợc học ở lớp 4. Còn ở bài tập 4, giáo viên yêu cầu học sinh tìm các câu kiểu Ai làm gì?Ai thế nào?Ai là gì? sau đó mới tìm danh từ hoặc đại từ trong những câu đã tìm đƣợc. Khi làm bài tập 4, học sinh dễ bị nhầm lẫn giữa danh từ và đại từ vì vậy giáo viên cần hướng dẫn chi tiết để học sinh không bị nhầm lẫn.Ví dụ giáo viên phải hướng dẫn chi tiết để giúp học sinh phân biệt đƣợc chức năng của từ chị trong các vị trí khác nhau trong câu:“Chị (1) là chị gái của em nhé!”, “Chị (2) sẽ là chị (3) của em mãi mãi”. Trong cặp thoại này Chị (1) là đại từ xƣng hô ngôi 2, Chị (2) là đại từ xƣng hô ngôi 1, còn chị (3)là danh từ..

+ Ở Tiết 2 Ôn tập về từ loại (Tr142,143, SGK Tiếng Việt 5, tập 1), mục tiêu của tiết học này là hệ thống hóa kiến thức đã học về các từ loại: động từ, tính từ, quan hệ từ; sử dụng kiến thức đã học để viết một đoạn văn ngắn theo yêu cầu. Ở bài tập 1 yêu cầu xếp các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại: động từ, tính từ, quan hệ từ. Trước khi yêu cầu học sinh làm bài, giáo viên đặt ra những câu hỏi : Động từ là gì? Tính từ là gì? Quan hệ từ là gì?

Một số quan hệ từ thường gặp là gì?…. để giúp học sinh nhớ lại kiến thức về động từ, tính từ đã đƣợc học ở lớp 4, và kiến thức về quan hệ từ mới đƣợc học, qua đó các em sẽ làm bài tập 1 tốt hơn. Bài tập 2: Dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa, viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng bức. Chỉ ra một động từ, một tính từ và một quan hệ từ em đã dùng trong đoạn văn ấy, ở bài tập này giáo viên

32

có thể hướng dẫn các em lựa chọn các động từ, tính từ, quan hệ từ thích hợp có thể đƣợc dùng trong đoạn văn sau đó mới yêu cầu học sinh viết đoạn văn.

2.2.2.2. Tích hợp dọc luyện tập kiến thức mở rộng vốn từ

Từ tồn tại trong đầu óc con người được sắp xếp theo một hệ thống liên tưởng nhất định. Nhờ quy luật này, từ mới có thể sử dụng được trong lời nói, vì khi sử dụng từ, nhờ hệ thống liên tưởng, học sinh sẽ nhanh chóng huy động, lựa chọn đƣợc từ ngữ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.Toàn bộ loại bài tập mở rộng, hệ thống hóa vốn từ yêu cầu học sinh tìm những từ theo một dấu hiệu chung nào đó. Ở Tiểu học biện pháp đƣợc sử dụng phổ biến nhất để hệ thống hóa vốn từ là mở rộng vốn từ theo chủ điểm. Các chủ điểm này có phạm vi rộng hẹp rất khác nhau, vì thế các bài tập rất đa dạng, phong phú.

Một số các chủ điểm ít nhiều cũng có mối liên hệ với nhau. Giáo viên cần định hướng những từ ngữ nhất định, thu hẹp phạm vi liên tưởng lại. Cũng có thể liên tưởng theo một dấu hiệu ngữ nghĩa nào đó. Để giải các bài tập này, giáo viên cần gợi ý cho học sinh tìm trong vốn từ của mình những từ có mang những nét nghĩa phù hợp với chủ điểm. Cũng có thể liên tưởng theo các lớp từ vựng: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. Cuối cùng là tìm các từ có cùng cấu tạo.

Trong chương trình lớp 5,có một số bài Mở rộng vốn từ nếu giáo viên tích hợp kiến thức từ lớp dưới lên sẽ giúp học sinh tiếp thu bài mới một cách tích cực, chủ động hơn và hệ thống đƣợc vốn từ của mình. Chẳng hạn

+ Khi dạy bài Mở rộng vốn từ Nhân dân (Tr27, SGK Tiếng Việt 5, tập 1) giáo viên cần chú ý trước bài học này, có bài Mở rộng vốn từ Nhân dân (Tr 129, SGK Tiếng Việt 2, tập 2), học sinh đã đƣợc mở rộng và hệ thống hóa vốn từ nghề nghiệp, về phẩm chất của nhân dân. Dạy bài học này theo hướng tích hợp với kiến thức của bài học trước thì hiệu quả của giờ học sẽ cao hơn.

Cụ thể, bài tập 1 yêu cầu xếp các từ ngữ chỉ nghề nghiệp vào các nhóm thích hợp; sau khi học sinh thực hiện xong yêu cầu của bài và giáo viên đã kết luận

33

thì giáo viên có thể cho học sinh thi tìm thêm các từ chỉ nghề nghiệp xếp vào các nhóm. Bằng vốn hiểu biết và kiến thức đã học, học sinh thi đua nhau tìm thêm đƣợc các từ chỉ nghề nghiệp để xếp vào các nhóm, làm giờ học trở nên sôi nổi. Bài tập 2: Các thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói lên những phẩm chất gì của người Việt Nam ta? Các phẩm chất của người nhân dân đã được học trong bài Mở rộng vốn từ chủ đề Nhân dân ở khối lớp 2. Cho nên trước khi cho học sinh làm bài tập, giáo viên có thể yêu cầu học sinh nói lên những phẩm chất của nhân dân Việt Nam, sau đó mới cho học sinh thực hiện yêu cầu của bài tập 2. Bằng việc tích hợp kiến thức nhƣ trên, sẽ làm cho tiết học Mở rộng vốn từ:

Nhân dân ở lớp 5 đạt hiệu quả cao hơn, học sinh học tích cực hơn.

+ Hoặc khi dạy bài Mở rộng vốn từ: Tổ quốc (Tr18, SGK Tiếng Việt 5,tập 1) giáo viên có thể gợi cho học sinh nhớ lại kiến thức đã học trong bài Mở rộng vốn từ: Tổ quốc (tuần 20, SGK Tiếng Việt 3). Trước khi bắt đầu vào tiết học, giáo viên yêu cầu học sinh thi tìm những từ cùng nghĩa với “Tổ quốc, bảo vệ, xây dựng”, bằng vốn hiểu biết và kiến thức đã học ở lớp dưới các em sẽ tìm đƣợc các từ theo yêu cầu của giáo viên. Qua đây, giáo viên dẫn dắt vào giờ học của lớp 5. Chính hoạt động dẫn dắt vào bài giúp các em nhớ lại kiến thức đã học, tạo không khí sôi nổi, tích cực cho giờ học.

+ Ngoài ra, giáo viên còn có thể dạy học tích hợp bài Mở rộng vốn từ:

Truyền thống ( Tr90, SGK, Tiếng Việt 5, tập 2) với bài Mở rộng vốn từ: Nhân hậu – Đoàn kết (Tiếng Việt 4), bài Mở rộng vốn từ Trẻ em (Tr 147, 148, SGK Tiếng Việt 5, tập 2) với bài Mở rộng vốn từ: Thiếu nhi (Tiếng Việt 3), Bài Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên (2 tiết, SGK Tiếng Việt 5) với các bài Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về các mùa, Từ ngữ về chim chóc, Từ ngữ về muông thú, Từ ngữ về sông biển, …(Tiếng Việt 2).

Là lớp cuối bậc Tiểu học, phân môn Luyện từ và câu lớp 5 có phần ôn tập, hệ thống hóa vốn từ mà học sinh được học.Trong chương trình Luyện từ

34

và câu lớp 5, có hai bài tổng kết vốn từ cho học sinh: Tổng kết vốn từ (tuần 15), Tổng kết vốn từ (Tuần 16). Để đạt hiệu quả dạy học tốt thì trong hai tiết học này thì giáo viên phải vận dụng quan điểm tích hợp dọc. Chẳng hạn:

Tiết Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ (Tr156, SGK Tiếng Việt 5, tập 1, tuần 16). Mục tiêu của tiết học này là tổng kết đƣợc các từ đồng nghĩa và trái nghĩa nói về tính cách: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù; biết nêu ví dụ về những hành động thể hiện những tính cách trên hoặc trái ngƣợc những tính cách trên; biết thực hành tìm những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong một đoạn văn tả người. Bài tập 1, yêu cầu tìm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với các từ : nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù; kiến thức này học sinh đã được học ở dưới lớp 4, để giúp học sinh làm được tốt bài học này, giáo viên có thể đặt thêm các câu hỏi phụ: Em hiểu thế nào là nhân hậu? Thế nào là trung thực?, …, yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Sau khi học sinh thực hiện xong yêu cầu của bài, giáo viên cho học sinh đặt câu, nêu ví dụ về những hành động thể hiện tính cách với những từ các em vừa tìm đƣợc để khắc sâu lại kiến thức. Bài tập 2: Cô Chấm trong bài văn sau là người có tính cách như thế nào? Nêu những chi tiết và hình ảnh minh họa cho nhận xét của em; giáo viên hỏi về tính cách của cô Chấm, học sinh đƣa ra câu trả lời sau đó giáo viên có thể hỏi thêm câu hỏi phụ yêu cầu học sinh tìm từ trái nghĩa hoặc đồng nghĩa với các từ chỉ tính cách cô Chấm.

Qua đây, học sinh không chỉ biết thực hành tìm những từ ngữ miêu tả tính cách con người mà còn củng cố lại kiến thức về từ đồng nghĩa, trái nghĩa.

2.2.2.3. Tích hợp dọc luyện tập kiến thức về dấu câu

Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết, là kí hiệu chữ viết để biểu thị những ngữ điệu khác nhau. Và mỗi loại dấu câu lại biểu thị những quan hệ ngữ pháp và nội dung khác nhau. Cho nên có trường hợp nó không phải chỉ là một phương tiện ngữ pháp mà còn là phương tiện để biểu

35

thị những sắc thái tế nhị về ý nghĩa của câu, về thái độ, tư tưởng, tình cảm của người viết. Ở Tiểu học, dấu câu được dạy học thông qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu (2,3), dấu câu đƣợc dạy qua các bài tập thực hành. Giai đoạn sau (lớp 4, 5), dấu câu có bài học riêng với yêu cầu cao hơn, học sinh phải biết khái quát hóa về chức năng, công dụng của các dấu câu từ các ví dụ. Ở Tiểu học, học sinh đƣợc học 7 dấu câu: dấu (.), dấu phẩy (,), dấu hỏi chấm (?), dấu chấm than (!), dấu hai chấm (:), dấu gạch ngang (-), dấu ngoặc kép (“…”) . Sang đến lớp 5, các em không đƣợc học dấu câu mới nữa mà đi vào ôn tập các dấu câu đã học ở những lớp dưới. Vì thế nội dung chương trình Luyện từ và câu ở lớp 5 chỉ có những bài ôn tập dấu câu.Với các tiết học hệ thống lại kiến thức từ lớp dưới thì giáo viên cần có những câu hỏi khoa học giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học, đã có.

Ví dụ: Tiết Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (dấu hai chấm) (Tr115, SGK Tiếng Việt 5, tập 2), ở hoạt động kiểm tra bài cũ giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách viết của dấu hai chấm và tác dụng của dấu câu đó, trong trường hợp học sinh không nhớ giáo viên dẫn dắt giúp học sinh nhớ lại kiến thức cũ. Bằng việc kiểm tra bài cũ nhƣ vậy thì học sinh sẽ nhớ lại các kiến thức đã được học ở lớp dưới để vận dụng vào làm các bài tập ở bài học này.

Ở bài tập 1: Trong mỗi trường hợp dưới đây, dấu hai chấm được dùng làm gì,vì đƣợc nhắc lại kiến thức cũ nên học sinh dễ dàng làm đƣợc bài tập 1. Còn bài tập 2: Có thể đặt dấu hai chấm vào chỗ nào trong các khổ thơ, các câu văn dưới đây?, sau khi học sinh đặt dấu hai chấm vào chỗ thích hợp thì giáo viên yêu cầu học sinh giải thích lí do vì sao điền đƣợc nhƣ vậy để củng cố lại kiến thức về dấu hai chấm cho học sinh.

Một phần của tài liệu Dạy học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 5 theo quan điểm tích hợp (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)