Môi trường nước có nhiều đặc tính lí hóa thuận lợi và khó khăn cho đời sống và sinh vật sống trong môi trường đó nói chung và các loài cá nói riêng. Do đó, muốn thuần hóa, bảo vệ hay phát triển loài cá tra lai trên diện rộng chúng tôi tiến hành khảo sát một số đặc điểm về môi trường sống của cá tra lai. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát khả năng chịu đựng của cá tra lai giống đối với một vài chỉ tiêu đặc trưng của môi trường nước như: nhiệt độ, độ mặn, độ pH.
4.5.1 Khả năng chịu đựng nhiệt độ
Nhiệt độ môi trường sống có ảnh hưởng rất nhiều đến sinh vật, đặc biệt đối với cá vì cá là loài động vật biến nhiệt.
a/ Khả năng chịu đựng nhiệt độ thấp
Chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng chịu đựng nhiệt độ thấp của cá tra lai có chiều dài 37,19 mm, trọng lượng 0,38 g.
Chúng tôi cho cá vào bình có thể tích 5lít, sục khí vài giờ cho cá quen với điều kiện thí nghiệm. Đặt bình có chứa cá vào thau nước có chứa sẵn một ít nước.
Sử dụng phương pháp truyền nhiệt gián tiếp để thay đổi nhiệt độ. Để giảm nhiệt độ, chúng tôi dùng nước đá lạnh đập thành từng viên nhỏ cho vào thau có chứa sẵn một ít nước để điều chỉnh nhiệt độ trong bình chứa cá.
Trong quá trình thí nghiệm chỉ tăng 10C để tránh gây sốc cho cá. Ở mỗi điểm nhiệt độ chúng tôi giữ trong vòng 10 - 15 phút.
Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện pH: 7,5, có sục khí nhẹ, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
Bảng 4.6 Khả năng chịu đựng nhiệt độ thấp của cá tra lai Nhiệt độ
(oC) Hoạt động của cá
>24 Cá bơi lội bình thường.
24-23 Cá bơi lội chậm chạp, tập trung ở phần đáy bình.
22-19 Cá hô hấp giảm, ở đáy bình nhiều hơn, thỉnh thoảng ngoi lên đớp khí 18 Cá bơi lội sát đáy bình nhưng nhanh trở lại, ít lên đớp khí.
17 Cá bơi lội xung quanh bình, nhanh,có con bị mất thăng bằng rồi chết 16
Vài cá bơi ngửa bụng, rồi lật trở lại. Hô hấp yếu, nổi lờ đờ trên mặt nước.
30% cá nằm ngửa bụng, để mặt cho sục khí đưa lên xuống. Sau đó nằm sát đáy bình. Sau đó cá cố gắng thả cơ thể thẳng đứng, nằm sát mặt nước. Cá hầu như không hoạt động.
15-14 Cá nằm im sát đáy bình, nghiêng mình, có con ngửa bụng. Cá hô hấp rất yếu.
13 Cá chết 70%. Cá còn lại nằm nghiêng mình, treo lơ lửng.
12 Cá chết 100%.
Qua Bảng 4.6 chúng tôi nhận thấy ngưỡng nhiệt dưới của cá tra lai có kích cỡ từ 0,38 g là 13 - 12oC.
b/ Khả năng chịu đựng nhiệt độ cao
Chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng chịu đựng nhiệt độ cao của cá tra lai có chiều dài 33,88 mm, trọng lượng 0,31 g.
Tương tự như thí nghiệm khảo sát khả năng chịu nhiệt độ thấp. Chúng tôi cho cá vào bình có thể tích 5lít, sục khí vài giờ cho cá quen với điều kiện thí nghiệm. Đặt bình có chứa cá vào thau nước có chứa sẵn một ít nước. Sử dụng phương pháp truyền nhiệt gián tiếp để thay đổi nhiệt độ. Để tăng nhiệt độ chúng tôi dùng nước nóng cho vào thau có chứa sẵn một ít nước để điều chỉnh nhiệt độ trong bình chứa cá.
Trong quá trình thí nghiệm chỉ tăng 10C để tránh gây sốc cho cá. Ở mỗi điểm nhiệt độ chúng tôi giữ trong vòng 10 - 15 phút.
Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện pH: 7,5, có sục khí nhẹ, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
Bảng 4.7 Khả năng chịu đựng nhiệt độ cao của cá tra lai Nhiệt độ
(oC) Hoạt động của cá 30 - 31 Cá bơi lội bình thường.
32 - 33 Cá bơi nhanh, vòng quanh bình, đầu hướng ra thành bình, có lúc bơi lung tung.Cá hô hấp tăng, tập trung ở phần mặt nước.
34 Cá bơi nhanh, hay ngoặt bất ngờ.
35 - 36 Cá bơi lội chậm chạp, tập trung ở phần đáy bình.
37 Lúc mới gia nhiệt cá bơi lội nhanh, lượn quanh bình. Được một lúc ngoi lên đớp khí, rồi lại xuống dưới đáy.
38 - 40 Cá bơi lội nhanh hơn, đớp khí nhiều hơn.
41
Hô hấp cá tăng mạnh. Cá bơi lội hoảng loạn, rất nhanh, tập trung ở đáy bình, thỉnh thoảng ngoi lên đớp khí rồi xuống dưới đáy liền. Cá bơi vòng tròn quanh bình. Có con bơi ngửa bụng, rồi lật ngược bơi tiếp, sau đó treo lên mặt nước rồi chết.
42
Cá bơi ngửa bụng, mất phương hướng, bơi nghiêng người, được một lát rồi cố gắng ngoi lên mặt nước, sau đó rớt xuống đáy. Cá giẫy chết 80%, cá chết sau 4 phút.
Qua Bảng 4.7 chúng tôi nhận thấy ngưỡng nhiệt trên của cá tra lai có trọng lượng 0,31 g là 42oC, nhiệt độ đảm bảo cho hoạt động bình thường thích hợp nhất là
≤ 33oC Quá giới hạn này cá sẽ tự điều chỉnh được để thích nghi nhưng không tốt cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cá.
4.5.2 Khả năng chịu đựng pH của cá tra lai a/ Khả Năng Chịu Đựng pH cao
Để xác định khả năng chịu đựng pH cao chúng tôi cho cá vào trong keo nhựa có thể tích 5lít, sục khí khoảng vài giờ cho cá quen với điều kiện thí nghiệm.
Sau đó sử dụng Ca(OH)2 20% để làm tăng độ pH. Nhỏ hóa chất từ từ vào bình đã chứa cá. Sau đó dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ cho hóa chất hòa tan đều vào môi trường. Mỗi lần tăng 0,5 độ pH. Cách 4 giờ chuẩn độ pH một lần.
Chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng chịu đựng pH cao của cá tra lai có chiều dài 37,58 mm, trọng lượng 0,42 g.
Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, mỗi lần 3 keo nhựa, mỗi keo chứa 10 con. Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ 27 - 29oC, sục khí nhẹ, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
Bảng 4.8 Khả năng chịu đựng pH cao của cá tra lai pH Hoạt động của cá
7,5-8,5 Cá bơi lội bình thường.
9
Cá hoảng sợ, bơi lội nhanh xung quanh bình. Rồi bơi về phía thành bình, có vẻ như muốn tống ra ngoài. Sau 30 phút cá đã hết hoảng sợ, nhưng vẫn bơi nhanh, đầu hướng ra thành bình.
9,5 Cá bơi lội hoảng sợ, rồi giảm tốc độ, tập trung dưới đáy bình. Cá bắt đầu chết.
10 Cá bơi lội chậm chạp, vòng quanh đáy bình. Khu vực mang có màu đỏ, cá hoạt động yếu.
10,5
Khu vực mang, nội quan, hậu môn có hiện tượng xuất huyết. Những con nặng vây bị xuất huyết. Cá bơi lội yếu, vòng quanh bình. Cá bị mất nhớt nhiều, nhớt dính vào vây ngực, vây hậu môn,…Sau đó cá bơi lội nhanh, co giật rồi giải chết.
Qua Bảng 4.8 chúng tôi nhận thấy cá tra lai trọng lượng 0,42 g có khả năng chịu đựng pH cao đến 9, nhưng tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá tra lai là ≤ 8,5.
b/ Khả năng chịu đựng pH thấp
Tương tự như thí nghiệm khảo sát khả năng chịu đựng pH cao. Để xác định khả năng chịu đựng pH thấp chúng tôi cho cá vào trong keo nhựa có thể tích 5lít, sục khí khoảng vài giờ cho cá quen với điều kiện thí nghiệm.
Sau đó sử dụng H2SO4 20% để làm giảm độ pH. Nhỏ hóa chất từ từ vào bình đã chứa cá. Sau đó dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ cho hóa chất hòa tan đều vào môi trường. Mỗi lần tăng 0,5 độ pH. Cách 4 giờ chuẩn độ pH một lần.
Chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng chịu đựng pH thấp của cá tra lai có chiều dài 27,01 mm, trọng lượng 0,14 g.
Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, mỗi lần 3 keo nhựa, mỗi keo chứa 10 con. Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ 27 - 29oC, sục khí nhẹ, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
Bảng 4.9 Khả năng chịu đựng pH thấp của cá tra lai pH Hoạt động của cá
5 Cá bơi lội nhanh, hoảng sợ rồi nổi đầu lên mặt nước. Khu vực mang, hậu môn xuất hiện màu đỏ. Cá bắt đầu chết rải rác.
4,5 Cá bơi lượn nhanh được một lúc rồi chìm xuống bình, có con treo đầu trên mặt nước. Thỉnh thoảng cá quẫy rồi bơi lắc lư, chậm chạp xung quanh bình.
4
Cá bơi lượn chao đảo xung quanh bình, sau đó nằm yên dưới đáy bình. Có lúc lại quẫy mạnh, ngoi lên mặt nước, rồi lại chìm xuống đáy. Được vài lần như thế rồi nằm yên dưới đáy luôn. Cá bị tuột nhớt nhiều. Hô hấp chậm cho đến lúc chết.
Qua Bảng 4.9 chúng tôi nhận thấy cá tra lai trọng lượng 0,14 g có khả năng chịu đựng pH thấp đến 4,5, nhưng tốt nhất cho sự hoạt động bình thường của cá tra lai là ≥ 5.
4.5.3 Khả năng chịu mặn của cá tra lai
Trước khi thí nghiệm chúng tôi cho cá vào bình có thể tích 5lít, sục khí trong vài giờ để cá quen với điều kiện thí nghiệm.
Để xác định khả năng chịu mặn của cá, chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm trên cá tra giống có chiều dài 27,6 mm, trọng lượng 0,13 g.
Cho cá vào bình chứa, độ mặn được tăng lên từ từ, mỗi lần tăng 2 độ, chúng tôi sử dụng NaCl để tăng độ mặn. Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ 26 - 28oC, sục khí nhẹ, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, pH 7,5. Sau đó, theo dõi hoạt động của cá.
Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, mỗi lần 3 keo nhựa, mỗi keo chứa 10 con.
Bảng 4.10 Khả năng chịu mặn của cá tra lai Nồng độ
muối (‰) Hoạt động của cá 0 – 6 Cá bơi lội bình thường.
8 – 10 Mang đỏ, cá bơi lội nhanh hơn.
12 Cá bơi lội chậm lại, hay ở mặt nước.
13 Cá nằm yên dưới đáy bình, rồi quẫy mạnh lên mặt nước đớp khí. Tiếp theo cơ thể chìm từ từ xuống đáy. Được vài lần như vậy cho đến chết.
Qua Bảng 4.10 chúng tôi nhận thấy cá tra lai trọng lượng 0,13 g có khả năng chịu đựng độ mặn đến 10 ‰, nhưng tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá tra lai là ≤ 6‰.
Trong khoảng độ mặn từ 6 - 10 ‰ cá vẫn có khả năng cố gắng điều chỉnh áp suất thẩm thấu để thích nghi với sự thay đổi này của môi trường.