III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4 Phương Pháp Nghiên Cứu
Số trứng đẻ ra (trứng) Sức sinh sản thực tế =
(trứng/kg) Trọng lượng cáđđẻ trứng (kg)
Số trứng thụ tinh
Tyỷ leọ thuù tinh (%) = x 100
Số trứng được đẻ ra Số cá bột mới nở
Tỷ lệ nở (%) = x 100
Số trứng đđã thụ tinh Số cá thu đđược
Tyỷ leọ soỏng (%) = x 100 Số cá thả
Thời gian hiệu ứng : được tính từ khi tiêm liều quyết định đến khi cá rụng trứng đồng loạt, đơn vị là giờ.
3.4.2 Kỹ Thuật Sinh Sản Nhân Tạo Cá Lăng Lai 3.4.2.1 Nuôi vỗ cá bố mẹ
Cá lăng bố mẹ được nuôi vỗ trong ao đất có diện tích từ 300m2 trở lên. Nuôi vỗ chung đực, cái. Độ sâu mực nước từ 1,2-1,5m. Cá được chọn làm bố mẹ phải đđáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Trọng lượng từ 200-400 gr/con: cá cái từ 1 - 3 tuổi, cáđđực từ 2 - 4 tuổi;
- Cáđđực và cá cái có nguồn gốc khác nhau về vùng địa lí, bố mẹ;
- Cá khỏe mạnh, không nhiễm bệnh, không dị hình, không sây sát và mất nhớt.
Mật độ nuôi vỗ từ 0,2-0,3 kg/m2 ao. Thời gian nuôi vỗ kéo dài từ 4-5 tháng.
Sử dụng 100% thức ăn viên (độ đạm > 28%) trong thời gian nuôi vỗ với khẩu phần
3-5% trọng lượng cá. Một ngày cho ăn 3 lần (không để nước dơ bẩn ). Định kì kiểm tra thành thục của cá một tháng một lần.
Chia làm hai giai đoạn để nuôi vỗ cá bố, mẹ:
- Giai đoạn nuôi vỗ tích cực: Cho cá ăn bằng thức ăn viên nổi có hàm lượng đạm tối thiểu là 28% với khẩu phần 3-5% trọng lượng thân. Một ngày cho cá ăn 3 lần. Buổi tối cho ăn với lượng thức ăn 60-70% trọng lượng thức ăn trong ngày.
- Giai đoạn nuôi thành thục: Cũng cho cá ăn bằng thức ăn viên nổi nhưng có hàm lượng đạm tối thiểu là 35% với lượng thức ăn 60-70% trọng lượng thức ăn trong ngày.
3.4.2.2 Chọn cá bố mẹ cho sinh sản
Chọn cá bố mẹ cho sinh sản dựa theo các tiêu chuẩn sau:
- Cá cái: Dựa vào hình dạng ngoài là chủ yếu và có thể dùng que thăm trứng để xác định độ thành thục của trứng có thể theo các tiêu chuẩn:
+ Bụng to và mềm đều;
+ Lỗ sinh dục sưng và có màu ửng hồng;
+ Trứng có màu vàng nhạt, kích thước 0,9 - 1mm;
+ Trứng căng tròn và cóđđộ rời cao.
- Cáđđực: Dựa vào hình dạng ngoài là chủ yếu.
+ Thân thon dài, không quá mập;
+ Gai sinh dục càng dài càng tốt và có màu ửng hồng ở đầu mút;
+ Mạch máu phân bố ở da bụng càng nhiều càng tốt.
Sau khi chọn cá bố mẹ xong, chuyển cá bố mẹ vào bể xi măng có kích thước 1,5 x 4 x 1,8m đã chuẩn bị sẵn với mực nước 0,4-0,5 m. Cho cá nghỉ ngơi khoảng 20- 24 giờ và tiến hành tiêm chất kích thích sinh sản.
3.4.2.3 Phương pháp tiêm và liều lượng kích dục tố
a/ Phương pháp tiêm
Cá cái được tiêm hai lần: liều sơ bộ và liều quyết định. Khoảng thời gian giữa hai lần là 4-6 giờ. Cá đực được tiêm cùng với liều quyết định của cá cái. Cá được tiêm ở vị trí vây lưng, mũi kim hợp với thân 1 góc 450.
b/ Loại và liều lượng kích dục tố
Sử dụng LH-RHa kết hợp với Domperidone (Motilium) để kích thích cá rụng trứng. Sử dụng phương pháp tiêm 2 lần như sau:
- Liều sơ bộ: 30μg LH-RHa + 10mg DOM/kg cá cái.
Thời điểm tiêm: 6 giờ sáng, nếu nhiệt độ nước cao hơn 32oC thì tiêm lúc 10 giờ sáng.
- Liều quyết định:100μg LH-RHa +10mg DOM/kg cá cái
Thời điểm tiêm: 10 giờ sáng, nếu nhiệt độ nước cao thì tiêm lúc 14 giờ để tránh nhiệt độ cao khi gieo tinh và ấp trứng.
Sau khi tiêm liều quyết định cho cá cái thì tiêm cáđđực bằng 1/3-1/2 liều cá cái.
3.4.2.4 Gieo tinh
Sau khi tiêm liều quyết định khoảng 4 giờ, tiến hành kiểm tra sự rụng trứng của cá bằng cách vuốt nhẹ, nếu trứng chảy ra dễ dàng và nhẹ nhàng thì chuẩn bị gieo tinh cho trứng. Kỹ thuật gieo tinh như sau (Áp dụng phương pháp gieo tinh bán khô): Trước tiên, bắt một cá đực mổ để thu hai buồng tinh (buồng tinh phải lớn và có màu trắng sữa) buồng tinh phải được lau khô và sạch rồi cho vào cối sứ. Sau đđó dùng khăn lau cá cho khô nước (nhưng không làm mất nhớt) rồi vuốt trứng vào thau đđã rửa sạch và lau khô. Tỷ lệ đđực cái khi gieo tinh là 1/3 (buồng tinh của 1kg cáđđực cần đđể thụ tinh cho trứng của 3 kg cá cái). Sau khi vuốt đủ số lượng cá cái thì cân tổng trọng lượng trứng thu được để biết đđược tổng số trứng. Cùng lúc đđó dùng kéo cắt nhuyễn buồng tinh rồi cho vào cối sứ khoảng 30ml nước muối sinh lí và ngay tức khắc đổ cối sứ có tinh đđã cắt nhuyễn vào thau trứng rồi vừa dùng lông gà khuấy đảo trứng thật đều, và cho khoảng 1L nước trong sạch vào thau trứng để trứng và tinh trùng có thể tiếp xúc với nhau dễ dàng.Thời gian khuấy trứng kéo dài khoảng 1 phút, sau đđó rửa trứng đđã gieo tinh bằng nước sạch rồi dùng phương pháp Woynarovich cải tiến để khử dính. Sau đđó, khử trùng bằng muối ăn (nồng độ 10%) rồi rửa sạch trứng bằng nước muối cho vào bình weis để ấp.
Nhưng lưu ý trong kỹ thuật gieo tinh nhân tạo :
- Tất cả dụng cụ chứa tinh, trứng phải khô và sạch;
- Vuốt trứng và gieo tinh càng nhanh càng tốt.
3.4.2.5 Ấp trứng
Sau khi khử dính và khử trùng, trứng được ấp trong bình weis. Trong quá trình ấp cần điều chỉnh lưu tốc nước thích hợp để trứng đảo theo chiều kim đồng hồ. Đồ ng thời, theo dõi nhiệt độ nước, thời gian phát triển phôi và xác định tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở.
3.4.3 Ương nuôi cá bột
Trong quá trình ương nuôi chia làm hai giai đoạn:
3.4.3.1 Giai đoạn I: Cá từ 1 đến 3 ngày tuổi
Cá được ương trong bể composite. Sau khi cá tiêu hết noãn hoàng (3 ngày tuổi) thì tiến hành đong đếm để thả xuống ao theo mật độ của giai đoạn II.
Xác định tỷ lệ sống sau 3 ngày tuổi.
3.4.3.2 Giai đoạn II: Cá từ 3 đến 31 ngày tuổi
Cá được ương trong ao đất và được lập lại ba lần.
Mật độ ương 300 cá bột/m2.
Toàn bộ các đợt sinh sản cá được cho ăn trùn chỉ, thức ăn tự chế và thức ăn viên. Theo dõi các yếu tố thủy lí hóa như: nhiệt độ, pH, DO, độ trong…
3.4.4 Kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá
Định kỳ 7 ngày kiểm tra cá một lần để theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá.
Mỗi lần kiểm tra bắt ngẫu nhiên 30 cá thể để đo chiều dài (đơn vị là cm) và trọng lượng (đơn vị là gram) bằng giấy kẻ ô ly và cân điện hai số lẻ.
3.4.5 Chăm sóc và quản lí cá thí nghiệm
Trước khi thả cá phải cải tạo ao thật kỹ và gây nuôi thức ăn tự nhiên. Hằng ngày theo dõi hoạt động của cá ở giai đoạn trong ao đất, quan sát chất lượng nước trong ao để kịp thời phát hiện những bất thường xảy ra và đưa ra biện pháp xử lí thích hợp.
Cho cá ăn ngày 3 lần vào buổi sáng, trưa và chiều với lượng thức ăn thích hợp. Trùn chỉ trước khi cho ăn phải rửa kỹ để tránh làm ô nhiễm nguồn nước trong ao nuoâi.
3.4.6 Một số yếu tố thủy lí hóa
Nhiệt độ được đo hai lần/ngày vào lúc 7 giờ sáng và 16 giờ 30 chiều. Dùng nhiệt kế thủy ngân để xác định nhiệt độ. Đơn vị tính :oC
Độ trong đo một lần /ngày. Độ trong được đo bằng đĩa Secchi. Đơn vị tính là cm.
Hàm lượng oxy hòa tan (DO) được xác đđịnh 1 lần/tuần bằng DO test. Đơn vị tính là mg O2/L.
pH được đo 2 lần / tháng bằng pH test.