Sự tăng trưởng của cá lăng lai

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG NHÂNTẠO CÁ LĂNG LAI TÁI PHÁT DỤC (Trang 41 - 47)

III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 Kết Quả Ương Nuôi Từ Cá Bột lên Cá Giống

4.2.2 Sự tăng trưởng của cá lăng lai

Tốc độ tăng trưởng của cá phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thức ăn, mật độ, môi trường sống, cường độ bắt mồi, chất lượng con giống,…. Trong cùng điều kiện tự nhiên, sự tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng của mỗi cá thể trong cùng một loài cũng có sự khác biệt.

Chúng tôi tiến hành kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá lăng lai bằng cách kiểm tra định kỳ 1 lần/tuần, bắt ngẫu nhiên 30 cá thể đo chiều dài và trọng lượng cá.

4.2.2.1 Giai đoạn I

Cá bột sau khi tiêu hết noãn hoàng bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài nên phải cung cấp thức ăn Artemia, Moina cho cá với lượng vừa phải để tránh dơ nước.

Cho ăn từ 4 – 6 lần/ngày, thay nước 2 – 3 lần/ngày.

Sau 3 ngày tuổi, vì trọng lượng và chiều dài của cá bột còn quá nhỏ nên chúng tôi không thực hiện kiểm tra chiều dài và trọng lượng của cá.

Hình 4.10 Cá lăng lai 3 ngày tuổi

4.2.2.2 Giai đoạn II

Cá 3 ngày tuổi tiến hành bố trí ương cá trong ao đất. Kiểm tra cân cá xác định chiều dài và trọng lượng của cá 1lần/tuần. Kết quả tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng được trình bày qua Bảng 4.6.

Bảng 4.6 Chiều dài và trọng lượng cá ở các đợt ương

Đợt I Đợt II Đợt III

Ngày tuổi

Ltb (cm) Ptb (g) Ltb (cm) Ptb (g) Ltb (cm) Ptb (g) 10 1,5a 0,061a 1,3b 0,046b 1,1c 0,056c 17 2,6a 0,37a 2,5b 0,363b 2,1c 0,254c 24 4,1a 0,9a 4,1a 0,79b 4,0b 0,7c

31 4,9a 2,3a 4,7b 2,1b 4,4c 2,0c Ghi chuù:

Các giá trị về chiều dài và trọng lượng giữa 3 lần ương khác nhau chữ số thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05) và ngược lại.

a/ Tăng trưởng chiều dài

Qua Bảng 4.6 chiều dài cá ở các đợt ương có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thoáng keâ (P<0,05).

Khi cá 10 ngày tuổi, chiều dài trung bình ở đợt I là 1,5cm, đợt II là 1,3cm, đợt III là 1,1cm. Qua phân tích thống kê, cho thấy chiều dài cá ở 3 đợt ương có sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05).

Sau 17 ngày tuổi, chiều dài trung bình ở đợt I là 2,6cm; đợt II là 2,5cm; đợt III là 2,1cm. Qua phân tích thống kê, cho thấy chiều dài cá ở 3 đợt ương có sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05).

Khi cá đạt 24 ngày tuổi, chiều dài trung bình ở đợt I là 4,1cm; đợt II là 4,1cm;

đợt III là 4cm. Qua phân tích thống kê, cho thấy chiều dài cá ở đợt ương thứ ba có sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê so với lần I và II (P<0,05).

Trong đợt kiểm tra lần cuối (cá 31 ngày tuổi), chiều dài trung bình ở đợt I là 4,9cm; đợt II là 4,7cm; đợt III là 4,4cm. Qua phân tích thống kê, chúng tôi nhận thấy chiều dài cá 31 ngày tuổi ở 3 đợt ương có sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05).

Qua quá trình ương nuôi và kết quả kiểm tra chiều dài cá chúng tôi nhận thấy cá được nuôi trong ao đất có sức tăng trưởng chiều dài nhanh và có sự phân đàn cao. Có thể nuôi trong ao đất có môi trường nuôi gần với môi trường tự nhiên của cá lăng nên cá tăng trưởng tốt.

Hình 4.11 Cá lăng lai 10 ngày tuổi

Hình 4.12 Cá lăng lai 17 ngày tuổi

Hình 4.13 Cá lăng lai 24 ngày tuổi

Hinh 4.14 Cá lăng lai 31 ngày tuổi

0 1 2 3 4 5 6

0 10 20 30 40

Thời gian kiểm tra(ngày tuổi)

Chiều dài(cm)

Đợt I ĐợtII ĐợtIII

Đồ thị 4.3: Tốc độ tăng chiều dài cá theo thời gian nuôi

Qua Đồ thị 4.3, chúng tôi nhận thấy tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá khá đồng đều. Ở đợt I tốc độ cá tăng trưởng đồng đều hơn so với đợt ương II và III.

Qua các lần kiểm tra, chúng tôi nhận thấy tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá lăng lai tương đối nhanh, nhất là ở giai đoạn 10-24 ngày tuổi. Trong cùng một loài, chúng tôi nhận thấy có sự tăng trưởng khác nhau khi có điều kiện nuôi khác nhau.

b/Tăng trưởng trọng lượng

Qua phân tích thống kê, chúng tôi nhận thấy trọng lượng cá ở ba đợt ương có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thốâng kê(P< 0,05).

Cá 10 ngày tuổi trọng lượng trung bình ở đợt I là 0,061g, đợt II là 0,46g, đợt III là 0,054g. Qua phân tích thống kê cho thấy có sự khác nhau có ý nghĩa (P<0,05).

Ở lần kiểm tra thứ hai (cá 17 ngày tuổi), trọng lượng trung bình ở đợt I là 0,36g, đợt II là 0,363g, đợt III là 0,25g. Qua phân tích thống kê, chúng tôi nhận thấy trọng lượng của cá ở ba đợt ương khác nhau có ý nghĩa (P<0,05).

Khi cá 24 ngày tuổi, trọng lượng trung bình cá lần lượt ở ba đợt ương I, II, III là 0,9g, 0,79g, 0,7g. Qua phân tích thống kê cho thấy trọng lượng cáở ba đợt ương có sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thông kê (P < 0,05).

Ở đợt kiểm tra cuối cùng (cá 31 ngày tuổi) ở ba đợt ương có trọng lượng trung bình là 2,3g, đợt II là 2,1g, đợt III là 2,0g. Kết quả phân tích cho thấy có sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê giữa 3 đợt ương (P<0,05).

Với kết quả trên chúng tôi nhận thấy cá ương trong ao đất tăng trọng khá nhanh. Qua đó, chúng tôi có thể nhận xét rằng khi cá được nuôi trong ao đất có môi trường gần gũi với môi trường tự nhiên có khoảng không gian lớn và nhiều loại thức ăn tự nhiên nên cá tăng trọng khá nhanh.

0 1 2 3

0 10 20 30 40

Thời gian kiểm tra(ngày)

Trọng lượng(g)

Đợt I Đợt II Đợt III

Đồ thị 4.4 Tốc độ tăng trọng của cá theo thời gian nuôi

Qua đồ thị 4.4, chúng tôi nhận thấy tốc độ tăng trưởng về trọng lượng của cá tương đối nhanh, nhất là từ 17- 31 ngày tuổi.

Đối với các loài cá ở giai đoạn cá giống khi càng lớn thì sự tăng trọng càng nhanh và rõ rệt hơn do điều kiện môi trường ao ương thích hợp và nhiều thức ăn.

Qua quá trình ương, chúng tôi nhận thấy cá ương trong ao đất tăng trưởng nhanh và khoẻ mạnh.

Từ kết quả trên, chúng tôi kết luận ao đất là môi trường ương nuôi phù hợp cho sự tăng trưởng của cá lăng lai, cá có thể tăng về chiều dài và trọng lượng nhanh.

Một phần của tài liệu THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG NHÂNTẠO CÁ LĂNG LAI TÁI PHÁT DỤC (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)