Khảo sát tỷ lệ bảo hộ giữa các đàn gà thịt tại các xã huyện Bến Cát

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT TỶ LỆ BẢO HỘ SAU TIÊM PHÒNG VACCINE CÚM GIA CẦM Ở MỘT SỐ TRẠI GÀ TRỨNG THƯƠNG PHẨM VÀ TRẠI GÀ THỊT TẠI HUYỆN BẾN CÁT – TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 56 - 59)

4.4. KHẢO SÁT HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ SAU TIÊM PHÒNG VACCINE CÚM

4.4.2. Khảo sát tỷ lệ bảo hộ giữa các đàn gà thịt tại các xã huyện Bến Cát

Tỷ lệ mẫu huyết thanh có kháng thể đủ bảo hộ kháng lại virus cúm gia cầm phân type H5N1 của các trại gà chia theo từng xã được trình bày ở bảng 6

Bảng 4.6: Hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng vaccine cúm gia cầm trên gà thịt.

STT ĐỊA BÀN - XÃ Số mẫu xét nghiệm

Số mẫu có hiệu giá kháng thể ≥ 1/16

Tỷ lệ bảo hộ (%)

1 Xã An Điền 300 232 77,33 c

2 Xã An Tây 60 44 73,33 c

3 Xã Lai Hưng 60 43 71,66 c

4 Xã Lai Uyên 120 114 95,00 a

5 Xã Long Nguyên 240 196 81,67 b

6 Xã Tân Định 60 34 56,67 d

7 Xã Trừ Văn Thố 60 55 91,67 a

TỔNG 900 718 79,78

Hiệu giá kháng thể ≥ 1/16 được xem đủ khả năng bảo hộ

Kết quả xét nghiệm trên 900 mẫu huyết thanh ở 30 trại gà tại 7 xã thuộc huyện Bến Cát có 718 mẫu có kháng thể bảo hộ với tỷ lệ bảo hộ chung (79,78%) là đạt yêu cầu, có 2 xã có tỷ lệ mẫu huyết thanh đủ bảo hộ cao nhất > 90% là xã Lai Uyên và xã Trừ Văn Thố, 4 xã còn lại đạt tỷ lệ bảo hộ chống lại virus cúm gia cầm > 70%, tuy

46

nhiên còn xã Tân Định có tỷ lệ mẫu huyết thanh có kháng thể không đủ bảo hộ là 56,67% (< 70%).

Kết quả phân tích thống kê cho thấy tỷ lệ mẫu huyết thanh có kháng thể đủ bảo hộ (HI ≥ 16) với virus cúm gia cầm của 2 xã Lai Uyên và Trừ Văn Thố (> 90%) với xã Tân Định có tỷ lệ mẫu bảo hộ thấp (56,67%) là khác biệt rất rất có ý nghĩa (P <

0,001).

Theo ghi nhận của chúng tôi, sự khác biệt rất rất có ý nghĩa giữa tỷ lệ bảo hộ của các trại gà thuộc 2 xã Lai Uyên và Trừ Văn Thố với các trại gà thuộc xã Tân Định có thể là vì phần lớn các trại gà xã Lai Uyên và xã Trừ Văn Thố đều nằm biệt lập trong các lô cao su, có nhiều bóng mát, xa khu dân cư, khu đô thị và khu công nghiệp nên tránh được những tác động xấu từ môi trường khu dân cư nhiều người, phương tiện qua lại…Do đó yếu tố an toàn sinh học tại các trại đó tốt hơn so với các trại gà ở xã Tân Định. Vị trí địa lý xã Tân Định nằm trên trục đường giao thông chính giữa Bình Dương và Bình Phước, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ra xung quanh xã Tân Định có nhiều khu công nghiệp, dịch vụ vui chơi (Khu du lịch Đại Nam) do đó lượng người đến làm việc, tham quan du lịch có thể từ nhiều địa phương khác nhau nên khu vực trại chịu sự tác động xấu của yếu tố môi trường dễ bị nhiễm nhiều mầm bệnh, công tác an toàn sinh học trong phòng bệnh đối vối xã Tân Định khó thực hiện được nên gây nhiều yếu tố bất lợi cho sức khỏe của đàn gà, điều này có thể ít nhiều ảnh hưởng đến tính sinh miễn dịch của đàn gà.

Mặt khác các trại gà thịt nằm trên địa bàn xã Lai Uyên và Trừ Văn Thố được biết thuộc những hộ có truyền thống chăn nuôi lâu năm cho công ty CP Thái Lan (trên 5 năm) nên có thể có sự hiểu biết nhiều về qui trình chăn sóc quản lý, phòng bệnh cũng như nắm được một số đặc tính sinh lý của đàn gà từ đó ứng dụng trong việc quản lý chăm sóc, đáp ứng được qui trình kỹ thuật cũng như biện pháp an toàn phòng dịch.

47

Hình 4.7: Trại gà thịt chuồng lạnh, với qui mô > 15.000 con

Ngoài ra, đối với các trại gà tại xã Tân Định, dù là trại mới xây theo kiểu trại lạnh, tuy nhiên có thể là trại mới (đưa vào nuôi được 2 lứa gà), nhân lực quản lý trại chưa có nhiều kinh nghiệm, hoặc có thể là do mật độ nuôi quá lớn (trên 15.000 con/trại) do đó công tác tiêm phòng vaccine cúm gia cầm có khả năng tiêm sót. Đó có thể là một trong những nguyên nhân làm tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng không đủ bảo hộ.

Trong khi đó, phân tích kết quả thống kê các trại có tỷ lệ mẫu huyết thanh đủ bảo hộ (71,66 – 73,33%), nhưng không cao như An Điền, An Tây và Lai Hưng so với các trại gà có tỷ lệ mẫu bảo hộ cao của xã Lai Uyên và Trừ Văn Thố là khác biệt rất có ý nghĩa (P < 0,01), vì các xã trên đều tập trung nằm gần khu dân cư, khu công nghiệp và trên ngay trục giao thông chính. Mặt khác qua khảo sát thấy rằng, đa số nhân lực ở các trại từ kỹ thuật, công nhân chăm sóc quản lý có khi là người trong gia đình tận dụng lao động nhàn rỗi, có khi là thuê mướn từ các tỉnh khác, chưa được đào tạo qui chuẩn do đó chưa nhận thức sâu sắc về mức độ nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm. Do đó công tác vệ sinh sát trùng chưa được quan tâm, cụ thể các trại qua tìm hiểu không có qui trình sát trùng, tiêu độc định kỳ hàng tuần.

Ngoài ra, có thể chuồng trại tại 3 xã trên được đầu tư xây dưng đơn giản, yếu tố vệ sinh an toàn sinh học còn kém, có thể cùng một lúc đàn gà phải đối phó với nhiều

48

tác nhân gây bất lợi do đó sức đề kháng của cơ thể giảm, ảnh hưởng đến quá trình đáp ứng và sinh miễn dịch.

Hình 4.8: Trại gà thịt được đầu tư đơn giản

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT TỶ LỆ BẢO HỘ SAU TIÊM PHÒNG VACCINE CÚM GIA CẦM Ở MỘT SỐ TRẠI GÀ TRỨNG THƯƠNG PHẨM VÀ TRẠI GÀ THỊT TẠI HUYỆN BẾN CÁT – TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)