Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái hậu bị nuôi tại trại lợn Minh Châu, phường Hà Khánh thành phố Hạ Long tỉnh Quảng ninh (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 45 - 50)

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Bảng 4.8.Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn hậu bị

Tháng theo

dõi

Số con mắc bệnh (con)

Phác đồ điều trị

Số con đƣợc điều trị (con)

Số con khỏi

(con)

Tỷ lệ (%)

6 14 Vetrimoxin LA

+ 14 12 85,71

7 21 Dexa + Anagin 21 19 90,48

8 27 Liều dùng mỗi

loại 27 26 96,30

9 36 1ml/10kg 36 33 91,67

10 24 TT/ngày, 24 23 95,83

11 10 tiêm bắp 10 10 100

Tổng 132 132 123 93,33

Qua bảng 4.8 cho thấy tôi đã đƣợc tham gia trực tiếp vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại.Dưới sự hướng dẫn của kỹ sư tại trại, tôi đã phát hiện được được 132 con lợn có biểuhiện viêm khớp và sử dụng phác đồ: Vetrimoxin LA kết hợp với Dexa tiêu viêm giảm sung phù nề, đồng thời sử dụng them Analgin để giảm đâu hạ sốt cho lợn với liều lƣợng là 1ml/10kg TT cho mỗi loại thuốc.

Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ lợn khỏi bệnh là cao với hiệu lực điều trị từ 85,71- 100%, trung bình đạt 93,33%.Điều trị khỏi 123 con lợn, có 9 con lợn sau khi điều trị lần 1 không khỏi trại thực hiện thải loại.

4.5.Đánh giá hiệu quả của phác đồ điều trị hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn.

Bảng 4.9.Hiệu quả của phác đồ điều trị hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn.

Qua bảng 4.9 cho thấy, tôi đã đƣợc tham gia trực tiếp vào công tác điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn trong 6 tháng thực tập tại trang trại. Do chịu nhiều yếu tố tác động nên lợn dẽ bị mắc bệnh tiêu chảy, dưới sự hướng dẫn của kỹ sƣ tại trại, tôi đã phát hiện đƣợc 168 con lợn có biểu hiện tiêu chảy và sử dụng 2 phác đồ điều trị.

Tháng theo dõi

Số con mắc bệnh (con)

Phác đồ áp dụng

Số con điều trị (con)

Số con khỏi bệnh (con)

Tỷ lệ khỏi bệnh (%)

Trung bình

của mỗi phác đồ (%)

6 18 Nova 18 16 88,89

7 20

Nor100 kết hợp với Atropin,

20 19 95,00

8 9 1ml/10kg 9 9 100 95,97

9 11 TT/ngày,

tiêm bắp 11 11 100

10 62

Paxxcell kết hợp với

Atropin,

62 62 100

11 48

1ml/10kg TT/ngày, tiêm bắp

48 46 95,83 97,92

Tổng 168 168 163

Sau khi sử dụng hai phác đồ điều trị cho lợn bị tiêu chả trong quá trình chăm sóc và điều trị, tỷ lệ lợn khỏi bệnh của phác đồ 1 đƣợc dùng ở 4 tháng đầu là 95,97%, phác đồ 2 đƣợc dùng trong 2 tháng sau tỷ lệ khỏi là 97,92%.

Số con điều trị khỏi đạt tỷ lệ là 100%, nhƣng chỉ chữa khỏi đƣợc triệu chứng của heo đợi ngày loại lợn. Tuy nhiên do sự phụ thuộc vào lô thuốc mà công ty CP xuất kho để đƣa đến trang trại là khác nhau nên tôi đã sử dụng hai phác đồ trên ở các tháng khác nhau trong quá trình tôi thực tập tại trại. Hội chứng tiêu chảy sảy ra do nhiều nguyên nhân: Do vi khuẩn, do virus, do yếu tố môi trường đều có thể gây ra bệnh.

Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [3], các yếu tố nóng, lạnh, mƣa, nắng... thay đổi bất thường của điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chƣa phát triển hoàn chỉnh, vì các phản ứng thích nghi của cơ thể lợn con còn yếu.

Theo Sƣ̉ An Ninh (1993) [11], Hồ Văn Nam và cs. (1997) [20], khi lợn bị lạnh, ẩm kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác động thực bào, do đó lợn dễ bị vi khuẩn cường độc gây bệnh.

Ngoài ra còn do kỹ thuật chăm sóc, lợn có thể bị stress

Để điều trị theo Nguyễn Văn Tuyên và cs. (2016) [18], các chủng vi khuẩn phân lập đƣợc đều mẫn cảm với Amikacin và Ceftifour (100%);

Flumequine (86,2%) và Norfloxacin (75,9%). Tuy nhiên 100% chủng kiểm tra đều kháng Colistin, Tetracyline. Tình trạng kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây bệnh ở lợn ngày càng tăng. Vì vậy, việc kiểm tra tính mẫn cảm của vi khuẩn gây bệnh với kháng sinh để lựa chọn loại kháng sinh thích hợp là yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả điều trị bệnh Radostits và cs., (1994) [52]. Tôi đã sử dụng hai phác đồ để điều trị có 5 con bị chết chiếm 3,07% trên tổng số con theo dõi và điều trị.

4.6. Kết quả thực hiện công tác khác tại cơ sở

Bảng 4.10. Kết quả thực hiện công tác khác tại cơ sở

Loại lợn Tên công việc Số con (con)

Số con đƣợc thực hiện

(con)

Tỷ lệ (%)

Lợn con Mài nanh 1035 1035 100

Tiêm fe 1035 1035 100

Thiến 1035 56 5,41

Bấm tai 1035 79 7,63

Lợn nái Thụ tinh nhân tạo 60 7 11,67

Qua bảng trên cho thấy, tôi đã được kỹ sư của trại hướng dẫn thực hiện nghiêm túc công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng và quản lý đàn lợn theo đúng quy trình. Tôi cũng đã trực tiếp tham gia vệ sinh máng ăn, kiểm tra vòi nước uống, cho lợn ăn, kiểm tra và cách ly lợn ốm, ngoài ra còn được học hỏi những kỹ thật khác nhƣ mài nanh, tiêm sắt, thiến, bấm tai và đã thực hiện thao tác thụ tinh nhân tạo cho lợn nái đạt 100% khối lƣợng công việc đƣợc giaovà học hỏi nhiều kỹ thật khác.

4.6.1. Xuất lợn và vệ sinh chuồng trại sau xuất

Khi đến thời gian xuất lợn, công ty CP có kế hoạch xuất bán lợn và thông báo chủ trang trại để chuẩn bị người đuổi và bắt lợn.

Khi xe vào trại phải đƣợc sát trùng sạch sẽ ở cổng theo quy định rồi mới vào khu vực xuất lợn, sau khi xuất lợn bộ phân bên ngoài tiến hành phun sát trùng khu vực cân lợn và không trở lại chuồng, khi về tắm sát trùng đồng thời ngâm quần áo lao động vào nước có hòa sát trùng.

4.6.1.1. Xuất lợn

Trong thời gian thực tập, tôi cũng đƣợc tham gia trực tiếp vào 6 lần xuất lợn. Quá trình xuất lợn được thực hiện gồm các bước sau:

- Đuổi lần lƣợt lợn lên từng xe.

- Khi đuổi phải đuổi lần lƣợt từ 5 - 10 con một lƣợt theo khối lƣợng khách yêu cầu.

- Cân từng con, ghi số liệu vào phiếu cân.

- Sau khi,xuất xong phải quét rọn sạch sẽ, quét vôi cầu cân và khu vực xuất lợn, đường đuổi lợn.

Qua đó tôi biết đƣợc sự bố chí nhân sự trong quá trình xuất lợn thực hiện đúng đƣợc quay trình của công ty CP và đảm bảo nhẹ nhà để tránh stress và ảnh hưởng tới chất lượng của giống.

4.6.1.2. Vệ sinh chuồng trại sau khi xuất lợn

Sau khi xuất lợn, trại thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại để đảm bảo an toàn dịch bệnh. Tôi đã đƣợc tham gia quá trình vệ sinh tiến hành theo các bước sau:

- Vệ sinh bên ngoài chuồng nuôi:

+ Vệ sinh đường đuổi lợn.

+ Vệ sinh cầu cân.

+ Vệ sinh khu vực các xe đến đỗ trong trại.

- Vệ sinh trong chuồng nuôi:

+ Hót sạch phân trên nền chuồng.

+ Cọ rửa sạch sẽ: bạt trần, giàn mát, quạt (che chắn bằng túi nilon), máng ăn, thành chuồng, nền chuồng.

+ Quét vôi tường, thành chuồng, nền chuồng.

+ Phun sát trùng.

+ Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống điện, quạt, máy bơm có hoạt động tốt không.

+ Kiểm tra giàn mát, song sắt, mắng ăn, núm uống, bạt, trần.

+ Nếu có hỏng gì thì sửa chữa hoạc thay mới.

+ Lắp quây úm chờ lứa mới.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái hậu bị nuôi tại trại lợn Minh Châu, phường Hà Khánh thành phố Hạ Long tỉnh Quảng ninh (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)