CHƯƠNG III: Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ THỰC TIỄN TRONG TRÀO LƯU CHỐNG CHỦ NGHĨA PHI MÁC XÍT CỦA LÊ NIN
3.1. Ý nghĩa trong lịch sử
Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới. Sự thành công của cách mạng tháng Mười đã khai sinh ra chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) đầu tiên trong lịch sử, chấm dứt thời kỳ làm mưa làm gió của chủ nghĩa tư bản trên thế giới; đồng thời mở ra giai đoạn hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội như một chủ thể hùng mạnh, một xu thế tất yếu của lịch sử, đe doạ sự tồn vong của chủ nghĩa tư bản. Sự hình thành và phát triển lớn mạnh của nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới và sau đó là hệ thống các nước XHCN đã buộc chủ nghĩa tư bản phải thực hiện hàng loạt những điều chỉnh về kinh tế – xã hội, đáp ứng ngày càng nhiều hơn những yêu cầu của người lao động về việc làm, tiền công, giáo dục, y tế, an sinh xã hội...Con đường cách mạng tháng Mười đã đưa nhân loại sang một thời đại mới, thời đại hiện thực hoá ước mơ khát vọng về một cuộc sống không còn áp bức, bóc lột, bất công.
Khát vọng giải phóng và phát triển của nhân dân lao động đã đem lại thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng Mười, tạo động lực để chính quyền Xôviết non trẻ vượt qua sự chống phá của các thế lực đế quốc tàn bạo, trở thành một cường quốc xã hội chủ nghĩa, đi đầu trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Cách mạng Tháng Mười đã thức tỉnh và cổ vũ mạnh mẽ ý chí đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, dẫn dắt các dân tộc năm châu hình thành dòng thác cách mạng, đánh đổ hệ thống thuộc địa, chấm dứt chế độ thực dân, đưa các quốc gia đi vào quỹ đạo mới, trong đó nhiều nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.(1)
Cách mạng tháng Mười đã đáp ứng những đòi hỏi cấp bách trong cuộc đấu tranh giải phóng của các giai cấp bị áp bức, bóc lột và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Đi theo con đường của Lênin vĩ đại, nhân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi to lớn, vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, tiếp tục khẳng định và tiếp nối những giá trị nhân văn, tiến bộ của cách mạng Tháng Mười.
Sự phát triển của thế giới trong thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI dù đầy biến động, cũng không thể phủ nhận giá trị lịch sử và thời đại của Cách mạng Tháng Mười. Bất chấp những thăng trầm của lịch sử, thắng lợi của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, sự chấm dứt chế độ thuộc địa, sự ủng hộ của cộng đồng thế giới đối với giá trị nhân văn tiến bộ, dân chủ, tự do, bình đẳng, sự phục hồi kỳ diệu của một số nước XHCN sau khủng hoảng, sự lớn mạnh của trào lưu cánh tả Mỹ Latinh v.v... đã chứng tỏ vai trò mở đường của Cách mạng Tháng Mười hướng nhân loại tới một tương lai tươi sáng hơn. Nó cũng chứng tỏ rằng, bất cứ một chế độ nào đi ngược lại lợi ích chân chính của nhân dân, của dân tộc, cản trở tiến bộ xã hội thì tất yếu sẽ bị vượt qua, bị thay thế bởi một chế độ xã hội khác tốt đẹp hơn. Tiếp tục cuộc đấu tranh xoá bỏ mọi sự lạc hậu, lỗi thời, áp bức bất công cũng chính là sự tiếp tục sự nghiệp cao cả của Cách mạng Tháng Mười./.
Tuy nhiên, trong điều kiện chủ nghĩa tư bản đang độ phát triển, đang tỏ rõ sức sống, C.Mác dự báo cách mạng vô sản chỉ có thể nổ ra cùng lúc ở hầu hết các nước công nghiệp. Chính V.I. Lê-nin là người đầu tiên vận dụng thành công trên cơ sở phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác. Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản đầu thế kỷ 20, V.I. Lê-nin đã chỉ ra rằng: "Sự phát triển không đồng
đều về kinh tế và chính trị là quy luật tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. Do đó, chúng ta thấy rằng CNXH có thể thắng trước hết là trong một số ít nước tư bản chủ nghĩa hoặc thậm chí chỉ trong một nước tư bản chủ nghĩa, tách riêng ra mà nói" (*). Nước Nga vào năm 1917 đã bộc lộ là một khâu yếu trong hệ thống chủ nghĩa đế quốc. Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra trên cơ sở hoạt động cách mạng sôi sục của quần chúng công- nông Nga và trên cơ sở trực tiếp của lý luận đầy sáng tạo của V.I. Lê-nin.
Có thể nói, đột phá tiến công lật đổ chế độ tư bản và giành thắng lợi trên cả nước Nga rộng lớn, Cách mạng Tháng Mười Nga đã thức tỉnh nhân loại, vạch thời đại, chỉ dẫn con đường phát triển trong kỷ nguyên mới của xã hội loài người. Chính trong điều kiện mới đó, trên con đường mới đó, mà nhân dân Việt Nam do Ðảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, đã làm cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, tiến hành các cuộc kháng chiến cứu nước thắng lợi.
Ngày nay, chúng ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HÐH xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, quá độ lên CNXH. Ðột phá tiến công lật đổ chế độ tư bản trong một mắt xích yếu của chủ nghĩa tư bản thế giới, đồng thời Cách mạng Tháng Mười Nga đã đem lại bài học "chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo". Cách mạng Tháng Mười chủ yếu sử dụng sức mạnh bạo lực của quần chúng để tiến công lật đổ chế độ tư bản.
Vận dụng tinh thần cách mạng sáng tạo của Cách mạng Tháng Mười Nga trong điều kiện cụ thể của nước ta, từ khi bước vào công cuộc đổi mới, Ðảng ta lãnh đạo phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN để xây dựng CNXH, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
Ở nước ta, Ðảng nhất quán thực hiện chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân, đồng thời nhìn nhận rõ chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của loài người. Ðó chỉ là hình thức quá độ thích hợp để đưa đất nước ta từ tình trạng kém phát triển tiến lên CNXH.
Bài học to lớn của Cách mạng Tháng Mười Nga là ngay sau khi lật đổ chính phủ tư sản thì lập tức thiết lập chính quyền của nhân dân lao động, dưới hình thức Xô-viết công-nông-binh. Kể từ khi xã hội loài người phân chia giai cấp, có nhà nước, thì đây là lần đầu tiên có một nhà nước của nhân dân lao động, nhà nước kiểu mới, chưa từng có trong lịch sử.
Chính phủ công-nông-binh do V.I. Lê-nin đứng đầu đã long trọng công bố hai sắc lệnh nổi tiếng về hòa bình và ruộng đất, công bố những chính sách cơ bản như quốc hữu hóa nhà máy, công xưởng và do công nhân làm chủ;
thực hiện ngày làm việc tám giờ, giáo dục không mất tiền, chữa bệnh không mất tiền, nam nữ bình quyền, các dân tộc bình đẳng, bảo hiểm xã hội, tự do tín ngưỡng... Ðó là những hình ảnh đầu tiên của chế độ mới, tạo nên động lực to lớn trong bảo vệ và xây dựng nước Nga Xô-viết.