CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
2.2 Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh của các công ty sản xuất sữa
2.2.1 Phân tích và dự báo môi trường bên ngoài
2.2.1.2. Môi trường nền kinh tế
a.Yếu tố kinh tế
Về GDP: Nền kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi nhanh sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008.GDP trong giai đoạn 2000-2009 tăng trưởng hằng năm 7,3% (loại trừ yếu tố giá), GDP năm 2009 tăng 1,89 lần so với năm 2000. GDP bình quân đầu người cũng tăng qua các năm. Điều này có thể làm tăng cầu về các sản phẩm sữa đây là cơ hội dành cho các nhà sản xuất sữa của Việt Nam.
Tuy nhiên vấn đề về lạm phát: sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 tỷ lệ lạm phát đã giảm mạnh (cuối năm 2008 là 23% thì đến cuôi năm 2009 là 8,3%) và hiện nay đã được khống chế ở mức 1 con số. Tuy nhiên các nhà phân tích chỉ ra rằng có nhiều bất ổn định cũng như bất hợp lý trong nền kinh tế dẫn đến sự biến động liên tục của chỉ số lam phát. Đặc biệt là mấy tháng trở lại đây vấn đề lạm phát của Việt Nam đang có dấu hiệu tăng trở lại và rất khó phán đoán. Chỉ số CPI tăng vọt ( CPI trong tháng 9 và tháng 10 đã vọt tăng cao mức kỷ lục trong nhiều năm qua, đạt mức 1,31% trong tháng 9 và 1,05% trong tháng 10). Những vấn đề trên được đánh giá là cơ hội cũng như thách thức dành cho các doanh nghiệp sản xuất sữa của Việt Nam. Nó kéo theo việc người tiêu dùng sẽ phải cân nhắc lại mức chi tiêu cho tiêu dùng đặc biệt trong đó có cả sản phẩm sữa những doanh nghiệp nào lắm được tâm lý, xu hướng của người tiêu dùng cũng như có những biện pháp trong bình ổn giá và hỗ trợ người tiêu dùng sẽ tạo ra được lợi thế lớn trong phát triển.
Thứ hai mức chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn của Việt Nam hiện tại vẫn ở mức cao nhưng khoảng cách đó đang được thu hẹp dần do sự phát triển kinh tế của vùng nông thôn. Mức thu nhập cao của đại bộ phận người dân thành thị là một thị trường lớn của các công ty sản xuất sữa (khi 78% mức tiêu thụ sữa là ở các thành phố lớn) và tại các thành phố lớn là nơi thị trường có mức cạnh tranh gay gắt nhất. Trong khi lượng tiêu thụ sữa ở vùng nông thôn còn thấp (đặc biệt là tại những vùng nông thôn sản phẩm sữa bột còn chưa được nhiều người tiếp cận) và mảng thị trường vẫn chưa thật sự được khai thác và chú trọng. Như vậy đây
là cơ hội dành cho những daonh nghiệp sữa trong nước thể hiện ưu thế về giá.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thị trường sữa nói chung cũng như thị trường sữa ở nông thôn tôi có đưa ra nhận định sự phát triển của thị trường sữa Việt Nam trong 20 năm tới sẽ phát triển mạnh mẽ ở thị trường nông thôn và sức bật sẽ tập trung ở thị trường này. Điều này ( kết hợp với tỷ lệ dân số thành thị và nông thôn) đặt ra câu hỏi liệu có nên tạo ra những sản phẩm chuyên biệt dành cho đối tượng tiêu dùng tại nông thôn hay không và việc đàu tư phát triển cho thị trường này cần chú trọng như thế nào?
b. Yếu tố về chính trị pháp luật:
Việt Nam chúng ta có môi trường chính trị ổn định gần như là điều kiện thuận lợi chung dành cho tất cả các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp phát triển.
Nước ta đã chính thức ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO
Điều này được xem xét ở cả hai khia cạnh thuận lợi cũng như nhưng khó kahưn giành cho các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có cả các doanh nghiệp sữa.
Về thuận lợi việc ra nhập WTO tạo ra cơ hội giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới điều này tạo điều kiện cho các sản phẩm sữa của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài giảm được lượng thuế nhập khẩu vào các nước từ đó tạo ra sức cạnh tranh về giá cho các sản phẩm sữa. Giá nguyên liệu cũng giảm do giảm thuế nhập khẩu Thứ hai nó mở ra nhiều cơ hội hơn cho xuất khẩu sữa của Việt Nam vì hiện tại có nhiều thị trường vẫn chưa được các công ty sữa trên thế giới khai thác. Tuy nhiên việc ra nhập WTO cũng đòi hỏi Việt Nam phải dỡ bỏ nhiều hàng rào thuế quan điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu sữa vào Việt Nam , đặc biệt là sản phẩm sữa bôt bán trên thị trường chịu mức thuế thấp sẽ có điều kiện cạnh tranh nhiều với các doanh nghiệp của nước ta. Thứ hai nhiều sản phẩm sữa nước ngoài sẽ xâm nhập vào thị trường Việt Nam đặc biệt là cả những tên tuổi lớn trên thế giới (kết hợp với tâm lý chuộng sữa ngoại) đây cũng là thách thức không nhỏ dành cho doanh nghiệp sữa trong nước, nhà nuwóc cũng phải rỡ bỏ nhiều chính sách bảo hộ dành cho doanh nghiêpj theo cam kết khi ra nhập WTO.
Tuy nhiên một vấn đề còn tồn tại ở Việt Nam là vấn đề tham nhũng và có sự
phân biệt giữa các doanh nghiệp(nhà nước, tư nhân,..) điều này phần nào đó có ảnh hưởng tới sự phát triển chung của các doanh nghiệp sữa của nước ta.
c. Yếu tố về công nghệ:
Sự biến đổi về công nghệ của thế giới hiện đang diễn ra rất nhanh chóng với sự phát triển của phát triển của khoa học kỹ thuật. Nhu cầu về một sản phẩm sữa có tính ưu việt hơn của khách hàng đang là thách thức dành cho các doanh nghiệp. Nó đòi hỏi những doanh nghiệp nào muốn vươn lên trong thị trường luôn cần phải đổi mới công nghệ và áp dụng những công thức mới. Sự cải tiên liên tục trong chất lượng và mẫu mã sản phẩm là yếu tố sống còn của các doanh nghiệp sữa. Và đặc biệt sự cải tiến luôn phải lấy chất lượng và sự phù hợp với người tiêu dùng làm đầu nếu không doanh nghiệp sẽ bị nhưng tác động tiêu cưc ngược lại.
Tuy nhiên việc đổi mới công nghệ cần phải cân nhắc vì vấn đề vốn vì vốn cho đầu tư công nghệ mới là rất lớn đặc biệt là chi phí vốn khi đầu tư một dây truyền mới. Doanh nghiệp nên ưu tiên cho việc phát triển công nghệ ở những mặt cần thiết và có tiềm năng trong tương lai.
Hiện nay nhà nước ta rất quan tâm và chú trọng tới việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt về ngành sữa cũng có nhiều chính sách cho việc nghiên cứu và phát triển đây được coi là tín hiệu vui cho các doing nghiệp trong tương lai đặc biệt khi mà những đầu tư đó thu lại được kết quả.
d. Yếu tố văn hóa- xã hội:
Về thói quen tiêu dùng: Tâm lý người tiêu dùng Việt Nam thích tiêu dùng những sản phẩm ngoại đặc biệt là trong thị trường sữa thì xu hướng tiêu dùng hàng ngoại (ngay cả khi giá những mặt hàng đó cao hơn rất nhiều so với hàng nội) được thể hiện rất rõ. Đây là một trở ngại được coi là rất lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất sữa của Việt Nam. Các nhà sản xuất trong nước cần khai thác những khía cạnh thị trường mà các công ty nước ngoài bỏ ngỏ hoặc vẫn chưa được chú trọng để phát huy thế mạnh của mình và tránh những đối đầu không cần thiết với các doanh nghiệp nước ngoài. Thú hai các doanh nghiệp Việt Nam cần phải khôn khéo trong cách tiếp cận khách hàng cũng như có những chính sách chăm sóc khách hàng phù
hợp, giúp họ hiểu về sản phẩm của mình có chất lượng không kém thậm chí có những sản phẩm còn hơn những sản phẩm ngoại.
Để làm được điều đó các nhà sản xuất trong nước cần thật sự chú trong tới chất lượng sản phẩm sữa . Đặc biệt khi mà người tiêu dùng hiện quan tâm nhiều hơn tới chất lượng của sản phẩm, mà sữa lại là loại sản phẩm dành nhiều sự qua tâm trong vấn đề đó nhất và nó có thể quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đối với sản phẩm sữa thì chất lượng quyết đinh hoàn toàn giá và người tiêu dùng sẵn sàng tiêu dùng với giá cao để đổi lấy sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
Thói quen tiêu dùng của người Việt Nam hiện cũng có nhiều thay đổi, người tiêu dùng Việt Nam chú trọng nhiều hơn tới sức khỏe và những sản phẩm bổ sung dinh dưỡng. Những con số chỉ ra rằng tỷ lệ suy dnh dưỡng ở trẻ em Việt Nam còn ở mức cao, tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam còn ở mức thấp do nhiều nguyên nhân trong đó có thói quen ăn uống và chế độ dinh dưỡng. Đặc biệt khi cuộc sống trở nên bạn rộn và thời gian dành cho chăm sóc bản thân cũng như gia đình càng hạn chế vì vậy những sản phẩm dinh dưỡng dược lựa chọn trong giỏ tiêu dùng của người dân tăng cao trong đó có sản phẩm sữa. Điều này chính là cơ hôi dành cho các nhà sản xuất sữa.
e. Yếu tố tự nhiên
Điều kiện tự nhiên của Việt Nam được đánh giá là thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi bò sữa, mà đay lại là nguồn cung nguyên liệu cho ngành snả xuất sữa đièu này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển và xây dựng các trang trại để tạo sự chủ động về nguồn nguyên liệu và giám sát được chất lượng nguyên liệu, sản phẩm tù đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Thứ hai khí hậu của Việt Nam có những biến đổi hết sức phức tạp điều này đặt ra nhưng thách thức trong việc bảo quản nguồn nguyên liệu và sản phẩm. Hơn thế nữa khí hậu cũng gây ra nhưng tác động xấu tới sản lượng sữa cũng như chất lượng sữa điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần xây dựng những biện pháp phù hợp.
Thứ ba những biến đổi trong khí hậu kết hợp với thể trạng người Việt Nam
điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người dân. Đây cũng là khía cạnh có thể mở ra hướng khai thác mới dành cho ngành sữa trong nước.