Ban hành các văn bản pháp luật cần thiết để tạo ra một cơ sở

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 49)

PHẦN III. ĐỀ XUẤT HỖ TRỢ VÀ PHÁT TRIỂN

2. Ban hành các văn bản pháp luật cần thiết để tạo ra một cơ sở

Xây dựng và thực hiện một cơ chế và một kế hoạch để cung cấp các thông tin về bất kỳ hoặc tất cả các doanh nghiệp cho bất kỳ thành viên nào của công chúng với lệ phí phải chăng. Hợp nhất cơ sở dữ liệu tất cả các doanh nghiệp xuất hiện mọi thành phần kinh tế.

3.Tiếp tục mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho các DNV&N.

a.Đẩy nhanh quá trình cấp các mã thuế

+Ban hành ngay các mã số thuế hải quan tạm thời khi một doanh nghiệp trình giấy phép thành lập của nó trong khi chờ Bộ tài chính cấp mã số thuế chính thức.

+Bộ tài chính ban hành một mã số thuế tạm thời ngay khi nhận được đơn đăng ký, trên cơ sở đó, người làm đơn có thể cấp mã số hải quan.

+Quy định về thời hạn tối đa cho Bộ tài chính và Tổng cục Hải quan cấp mã số thuế và mã số thuế Hải quan cho các doanh nghiệp.

b.Tiếp tục điều chỉnh linh hoạt tỉ giá hối đoái và tạo điều kiện cho DNV&N tiếp cận thị trường ngoại tệ.

+ Đưa ra chính sách ngoại hối để điều chỉnh tỉ giá hối đoái khi cần thiết duy trì một tỉ giá hối đoái càng sát với thị trường càng tốt và luôn luôn tìm cách giữ tỉ giá hối đoái sao cho đồng nội tệ thấp hơn giá trị thực của nó.

c.Duy trì sự kiểm soát ngoại tệ nhưng cho phép các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường không chính thức để huy động ngoại tệ từ các cá nhân cho mục đích sản xuất.

d.Hạ thấp hàng rào thuế quan so với các nước trong khu vực và đơn giản hóa các thủ tục hải quan.

4.Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thuế.

a.Thuế thu nhập: doanh nghiệp phải tự đơn giản hóa hơn và căn cứ tính thuế phải được mở rộng bằng việc loại bỏ các trường hợp miễn giảm và thống nhất thuế suất đối với tất cả các doanh nghiệp.

+Mở rộng các căn cứ tính thuế bằng việc hủy bỏ dần các biện pháp ưu đãi trên cơ sở các mức thuế suất đặc biệt, các trường hợp miễn giảm thuế và thay thế một hoặc hai biện pháp ưu đãi “làm thí điểm” như việc thừa nhận khấu hao nhanh hơn với máy móc và thiết bị mới.

+Ấn định thuế suất ổn định duy nhất là 25% trên lợi nhuận của doanh nghiệp tức là ở giới hạn thấp hơn thuế suất thu nhập doanh nghiệp ở Đông Nam á và một trong những thuế suất ư đãi hiện hành.

b.Đơn giản hơn nữa hệ thống giá trị gia tăng và mở rộng căn cứ tính thuế bằng việc giảm các trường hợp miễn trừ và giảm bốn mức thuế thành một mức duy nhất cho tất cả các hàng hóa và dịch vụ không thuộc diện miễn thuế.

+ Giảm một số thuế suất thành một loại nhất định 5% hoặc 7% và chỉ áp dụng miễn thuế đối với một số ít loại hoạt động như hoạt động tài chính và tín dụng.

+ Thuế giá trị gia tăng chỉ nên áp dụng một mức thuế chung duy nhất cho các loại hàng hóa dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước, ngoại trừ mức thuế suất 0% áp dụng cho các hàng hóa dịch vụ xuất khẩu.

+ Chú trọng nâng cao chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thuế và trang bị những phương tiện hiện đại để đáp ứng nhu cầu công tác quản lý thuế.

5.Tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính tín dụng và vốn:

a.Tạo ra một “sân chơi bình đẳng” về tín dụng trung và dài hạn để tất cả người đi vay đều tuân thủ những thể lệ giống nhau.

b.Sửa đổi và ban hành các văn bản pháp luật và những quy định bằng xây dựng một khung pháp luật toàn diện và hiện đại, tạo điều kiện cho người vay thực hiện và bắt buộc cầm cố thế chấp.

+Thiết lập hệ thống đăng ký tập trung và tin học hóa ở cấp độ quốc gia sử dụng trong việc cầm cố, thế chấp, cho thuê và các phương thức giao dịch được đảm bảo khác, cho phép tất cả thành viên của công chúng dễ dàng truy cập được.

+Mở rộng phạm vi tài sản có giá trị để thế chấp bằng cách quy định rõ ràng về cầm cố và thế chấp, tài sản có được trong tương lai.

+Tạo ra tính mềm dẻo và an toàn cho người sử dụng tài sản cầm cố và thế chấp để bảo đảm các nghĩa vụ hiện tại và tương lai.

+Quy định quyền hạn rõ ràng của các ngân hàng và những nhà cho vay có bảo đảm khác trong việc phát mại tài sản cầm cố và thế chấp.

c.Thiết lập ngay việc ủng hộ hệ thống ngân hàng và tài chính Việt Nam.

+Ban hàngân hàng và thực hiện một cách nhanh chóng các tiêu chuẩn kế toán quốc tế và kiểm toán định kỳ các ngân hàng. các tổ chức tín dụng và hầu hết các doanh nghiệp bởi các kiểm toán viên độc lập và có trình độ.

+Sử dụng kiểm toán ở các ngành, xác định và loại bỏ các khoản vay khó đòi của ngân hàng.

+Nghiên cứu luật hình sự để bảo đảm các chế tài hình sự không được áp dụng đối với các ngân hàng mắc sai lầm không có ý trong việc cho vay vốn.

d.Mở rộng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp V&N tăng cường việc tiếp cận các quỹ đầu tư

+Các DNV&N tăng cường với việc tiếp cận các nguồn vốn của nước ngoài.

+Khuyến khích và cho phép các doanh nghiệp V&N tham gia nhiều hơn vào các công ty liên doanh.

6.Tiếp tục hoàn thiện chính sách đất đai

+Thống nhất và hiện đại hóa việc đăng ký đối với đất đai và các chương trình xây dựng. Hợp lý hóa thủ tục đăng ký đất đai và công trình xây dựng.

+Làm rõ và đẩy nhanh các thủ tục cấp quyền sử dụng đất đai.

+Quy định các thủ tục rõ ràng, đơn giản và hợp lý để giải quyết các tranh chấp và kiện tụng nhằm giải quyết vấn đề quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai.

7.Chính sách về công nghệ:

+Cho phép khấu hao máy móc và thiết bị nhanh hơn, như một khoản chiết khấu khi xác định thuế lợi tức.

+Khuyến khích các hợp đồng thuê, mua hoặc bán trả góp, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNV&N có được máy móc thiết bị mới.

+Tiếp tục loại bỏ những trở ngại về hành chính để chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.

+Tạo điều kiện cho quỹ hỗ trợ để cung cấp thông tin và đào tạo cho những nhà quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên của doanh nghiệp V&N .

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w