CƠ SƠ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Giới thiệu một số phương pháp xác định giá trị du lịch giải trí
Giá trị tài nguyên du lịch không thể xác định thông qua việc trao đổi, mua bán trên thị trường và cũng không có quan hệ mật thiết đối với các loại hàng hóa khác. Vì vậy không thể dựa vào thị trường để xác đinh giá trị của một tài nguyên du lịch. Do đó chúng ta tiến hành định giá giá trị kinh tế theo phương pháp dựa trên cơ sở bộc lộ sở thích (các giá trị tài nguyên được suy ra từ thái độ của con người thực tế). Trong kinh tế học môi trường có hai phương pháp đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới để xác định giá trị của những loại hàng hóa không có giá thị trường, đó chính là phương pháp chi phí du hành (TCM) và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM).
a). Phương pháp chi phí du hành (TCM-Travel Cost Method)
TCM là một phương pháp lựa chọn ngầm, có thể dùng để ước lượng đường cầu đối với hàng hóa tài nguyên sinh thái hoặc du lịch, từ đó đánh giá giá trị du lich hoặc giá trị vui chơi giải trí của khu vực này. Giả thiết cơ bản của TCM rất đơn giản đó là thời gian và chi phí mà một người bỏ ra để tham quan một địa điển hay chi phí du hành phần nào phản ánh giá trị của nơi đó. Qua phỏng vấn khách du lịch, chúng ta có thể tính toán chi phí du hành của họ và liên hệ đến số lần tham quan trong một năm.
Dùng kinh tế lượng để ước lượng mối quan hệ giữa chi phí du hành của họ và liên hệ đến số lần tham quan. Mối quan hệ này phản ánh đường cầu dốc xuống thể hiện mối
Chi phí du hành
quan hệ tỉ lệ nghịch giữa chi phí một lần tham quan và số lần tham quan, có nghĩa là những người sống xa khu du lịch này sẽ có số lần tham quan ít hơn (chịu chi phí du hành cao hơn), nhưng người sống gần khu du lịch sẽ có khuynh hướng đi tham quan thường xuyên hơn (chi phí thấp). Các yếu tố khác ngoài chi phí du hành cũng có thể ảnh hưởng đến mức độ thường xuyên khi đến tham quan một địa điểm như trình độ học vấn, thu nhập, độ tuổi….
Chi phí du hành có thể được tính qua công thức sau:
Chi phí du hành =Chi phí đi lại + chi phí lưu trú tại chỗ du lịch (ăn uống, ở….) Chi phí cở hội của thời gian.
Hình 2.1 Mối Tương Quan Giữa Số Lần Tham Quan và Chi Phí Tham Quan
Nguồn: Mô hình ước lượng Đường cầu D biểu diễn toàn bộ tương quan giữa chi phí tham quan và số lấn tham quan của các du khách được phỏng vấn. Sử dụng những thông tin này chúng ta ứơc lượng được giá trị giải trí trung bình của du khách đối với địa điểm này. Nhân nó với số lượng du khách hàng năm sẽ ước lượng được tổng giá trị giải trí hàng năm của khu du lịch.
Ưu điểm và nhược điểm của TCM -Ưu điểm:
TCM có kĩ thuật tương đối đơn giản dựa trên cơ sở một giả thiết hợp lí rằng giá trị giải trí phải có liên quan đến chi phí du hành
Có lịch sử phát triển lâu dài.
-Khó khăn gặp phải
Trong thực tế có nhiều vấn đế nảy sinh đối vơi phương pháp này, cụ thể như sau:
Số lần tham quan
Chi phí thời gian: giải thiết cơ bản của TCM là chi phí du hành phản ánh giá trị của một khu du lịch. Tuy nhiên, trong thực tế ngoài chi phí du hành như phí tổn nhiên liệu, nơi cư trú, ăn uống thì yếu tố thời gian cũng có giá trị, bởi vì người ngồi trên chuyến xe du lịch không thể dùng vào một công việc khác. Do đó chúng ta phải tính thêm giá trị thời gian vào chi phí du hành để tính giá trị giải trí mà người ta có được khi đi du lịch. Như vậy việc bỏ qua chi phí thời gian sẽ dẫn tới việc ước tính rất thấp giá trị giải trí mà khách du lịch có được khi đi du lịch. Mặt khác nảy sinh một vấn đề phức tạp nữa là nhiều người thích đi du lịch, đối với họ cuộc hành trình tới nơi du lịch không phải là chi phí mà là lợi ích. Khi đó chi phí du lịch phải trừ bớt đi lợi ích thời gian, trong trường hợp này TCM lại đánh giá quá cao giá trị giải trí của khu du lịch.
Một hành trình nhiều nơi tham quan: Nếu một du khách tham quan nhiều địa điểm trong cùng một hành trình. TCM phỏng vấn khách du lịch tại một trong những nơi tham quan đó thì khó xác định chi phí du hành trong tổng chi phí bỏ ra để đi du lịch nhiều nơi.
Các cảnh quan thay thế: TCM giả định rằng cùng một chi phí du hành thì các du khách sẽ có cùng một giá trị giải trí như nhau ở một điểm du lịch, điều này không đúng. Trên thực tế, cùng một chi phí du hành nhưng mức độ ưa thích của họ là khác nhau.
Quyết định mua nhà: có trường hợp những người đánh giá cao thuộc tính giải trí của những địa điểm khách nhau sẽ lựa chọn mua nhà gần địa điểm này. Trong những trường hợp này, họ sẽ tốn chi phí thấp để tham quan những chỗ mà họ đánh giá cao, nghĩa là chi phí du hành sẽ thấp hơn ước lượng của giá trị giải rí.
Các du khách không tốn chi phí: TCM thường bỏ qua những du khách không tốn chi phí du hành. Tuy nhiên những nhười này có thể đánh giá rất cao về địa điểm du lich đó.
Giới thiệu hai phương pháp cơ bản trong TCM.
-Phương pháp chi phí du hành vùng-ZTCM(Zonal Travel Cost Model) ZTCM đòi hỏi phải có phân chia những khu vực xung quanh địa điểm du lịch thành những vùng khác nhau tuy thuộc vào khoảng cách đến địa điểm du lịch cần nghiên cứu. Khi đó những vùng này sẽ là những đường tròn đồng tâm, lấy điểm du lịch cần nghiên cứu làm tâm điểm. Tuy nhiên để dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu,
các nhà nghiên cứu phân vùng theo khu vực hành chính vì ZTCM đòi hỏi phải có số liệu về dân số, thu nhập theo từng vùng.
Các bước thực hiện
Xác định tập hợp các vùng quanh khu vực giải trí bằng các đường tròn đồng tâm với bán kính tăng dần (điểm du lịch cần nghiên cứu làm tâm điểm), chi phí đi lại nơi nghiên cứu trong một vòng tròn là bằng nhau.
Thu nhập thông tin về số lượng du khách từ mỗi vùng đến điểm nghiên cứu, dân số của từng vùng.
Tính tỉ lệ du khách trên một nghìn người dân trong mỗi vùng, tức là bằng tổng số lượt tham quan hàng năm trong vùng chia cho dân số của vùng tính theo một nghìn dân
Tính toán chi phí du hành trung bình cho mỗi vùng Ước lượng hàm cầu và xây dựng đường cầu.
Vi/Ni=f(TCi,Si,Pi) Trong đó:
Vi: số lần du hành từ vùng i đến khu giải trí cần nghiên cứu.
Ni:dân số vùng i (thường tính đến trên 1000 người dân).
TCi:chi phí du hành trung bình của vùng i.
Si:các yếu tố kinh tế- xã hội của vùng I ( thu nhập, tuổi, giới tính….) Pi:dân số của vùng i.
Ước tính giá trị giải trí/Giá trị thặng dư.
ZTCM là phưng pháp tương đối đơn giản và ít tốn kém. Phương pháp này được áp dụng bằng việc sử dụng hầu hết các số liệu thứ cấp với một vài dữ liệu đơn giản thu thập được từ các du khách như số lần du lịch đến địa điểm cần nghiên cứu, chi phí du lịch cần nghiên cứu, chi phí du lịch cho mỗi chuyến đi. Dựa trên giả định là chi phí thời gian và du hành sẽ tăng cùng với khoảng cách hay nói cách khác những người sống ở xa khu du lịch này sẽ có số lần tham quan ít hơn( chịu chi phí du hành cao hơn). Thông tin này cho phép chúng ta tính toán số lần du lịch thay đổi như thế nào ở những mức giá khác nhau, từng đó xây dựng đường cầu cho mỗi vùng, và tính ra giá trị kinh tế của khu vực cần nghiên cứu. Tuy nhiên nó không thể hiện chính xác giá trị
của sự thay đổi trong chất lượng của địa điểm du lịch và có thể bỏ qua một vài nhân tố có tính chất quyết định đến giá trị khu vực.
-Phương pháp chi phí du hành cá nhân-ITCM(Individual Travel Cost Model)
Phương pháp chi phí du hành cá nhân (ITCM) sử dụng cuộc khảo sát chi tiết đối với khách du lịch. Phương pháp này thể hiện mối quan hệ giữa số lần đi du lịch và chi phí cho một lần tham quan của mỗi du khách.
Các bước thực hiện
-Xây dựng bảng câu hỏi (xác định những vấn đề liên quan và những yếu tố tác động lên số lần du lịch của du khách như chi phí cho chuyến đi du lịch, trình độ học vấn, thu nhập, nơi cư trú…..)
-Chọn mẫu và tiến hành điều tra.
-Tiến hành lưạ chọn các biến, từ đó thống kê mô tả số mẫu thu được.
-Ước lượng hàm cầu và xây dựng đường cầu có dạng Vi=f(Tci,Ti,Si)
Trong đó:
Vi:số lần du lịch cá nhân i đến địa điểm giải trí trong một năm.
TC i:chi phí du hành của cá nhân i.
Ti: chi phí thời gian người i đến điểm giải trí. T phụ thuộc vào thời gian mà người i bỏ ra để đi đến điểm giải trí và giá trị của một đơn vị đường đi của cá nhân đó.
Si:các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến cầu du lịch của cá nhân i tới điểm giải trí như thu nhập, tuổi, giới tính, chi phí địa điểm thay thế, trình độ văn hóa.
i : cá nhân i.
-Tính thặng dư khách du lịch hàng năm.
-Tính thặng dư cho một lần đi du lịch
-Tính tổng giá trị của điểm du lịch cần nghiên cứu.
b).Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM –Contingent Valuation Method)
CVM dùng các kĩ thuật phỏng vấn cá nhân để định giá loại hàng hóa hay dịch vụ môi trường vốn không có giá trên thị trường hay giá trị của một sự thay đổi chất lượng môi trường.
Cũng giống như TCM, CVM phỏng vấn trực tiếp người dân tại địa điểm nghiên cứu. CVM khác TCM ở chỗ, nó đề cập đến một sự kiện mang tính giả thiết, cụ thể là sự kiện cải thiện hay suy giảm môi trường.
Phương pháp này được tiến hành hỏi các cá nhân về mức sẵn lòng trả hay mức sẵn lòng trả để nhận đền bù của họ cho sự thay đổi chất lượng môi trường hay sản phẩm dịch vụ của tài nguyên thiên nhiên môi trường đã được mô tả trong trường hợp giả định trên. Vì vậy CVM sẽ đưa ra những kết quả chính xác nếu những người được phỏng vấn hiểu đầy đủ về những tính nghiêm trọng của những biến đổi môi trường.
CVM được áp dụng rộng rãi hơn TCM ở chỗ nó có thể áp dụng để tính toán các giá trị môi trường phi sử dụng, trong khi TCM chỉ có thể áp dụng nhằm đo lường giá trị sử dụng của một địa điểm, cụ thể là các điểm phục vụ cho việc giải trí.
Nhược điểm của TCM:
Các ước lượng có từ CVM chỉ phản ánh các hoạt động giả định do các hoạt cảnh ( trường hơp) đưa ra khi điều tra phỏng vấn là những hoạt cảnh(trường hợp) giả định đã được xây dựng nên.
Khi áp dụng CVM có thể gặp phải kết quả sai nếu người được điều tra cho là các giá trị mà họ đưa ra có thể có một ảnh hưởng nào đó đến chính sách sẽ đề ra, và có ảnh hưởng đến quyền lợi của họ thì họ có thể trả lời các giá trị quá cao hoặc quá thấp so với giái trị thực tế của họ.
Giữa mức sẵn lòng trả và mức sẵn lòng nhận đền bù của cùng một cá nhân về một sự thay đổi chất lượng môi trường cũng có sai lệch. Mức sẵn lòng trả (WTP) thường thấp hơn so với mức sẵn lòng nhận đền bù (WTA) do mức sẵn lòng chịu ảnh hưởng bởi giới hạn thu nhập của người được phỏng vấn còn mức sẵn lòng nhận đền bù thì không bị ảnh hưởng.