Phương pháp nghiên cứu trong đề tài

Một phần của tài liệu ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN – KON TUM VÀ PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG (Trang 29 - 35)

CƠ SƠ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong đề tài

a). Phương pháp thu thập số liệu.

Điều tra thu nhập số liệu thứ cấp: từ phòng Tài Nguyên và Môi Trường, phòng thống kê UBND thị trấn Kon Long.

Điều tra thu nhập số liệu sơ cấp: số liệu này điều tra dựa vào bảng câu hỏi điều tra được soạn sẵn, việc điều tra được tiến hành theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đối với các khách du lịch đến khu du lịch sinh thái Măng Đen. Số mẫu điêu tra

khoảng 50 mẫu. Ngoài ra, điều tra hoạt động sinh kế của người dân địa phương tại 2 xã Daklong và Mang Cành, thuộc huyện KonPlong.

b). Phương pháp xử lí số liệu

Từ các số liệu thu thập được sử dụng phần mềm Excel, Eview để phân tích.

c). Phương pháp phân tích số liệu:

Sử dụng phương pháp phân tích 5 nguồn vốn (ASSET) và chi phí du hành Các bước thực hiện:

Thiết lp hàm cu du lch và phân tích các nhân t nh hưởng đến cu du lch trên cơ s phương pháp chi phí du hành (TCM)

Hàm cầu du lịch phụ thuộc vào chi phí du hành, thu nhập, số lần đi du lịch trong một năm, trình độ văn hóa, khoảng cách từ nơi ở của khách du lịch

Hàm hồi qui dựa trên hai hàm cơ bản trên sau:

Dạng hàm tuyến tính :Y=α+β1X1+ β2X2+ β3X3+ β4X4

Dạng hàm Cobb-Doughlas:Yi=X1iβ1*X2iβ2*X3iβ3*X4iβ4*eα.

Chuyển đổi hàm trên về logarit ta được.

LnYi=α+ β1lnX1+ β2lnX2i+ β3lnX3i+ β4lnX4i

Đây là phương trình hồi qui tuyến tính log-log.

Trong đó:

Y:là số lần tham quan du lịch (lần/năm/người)

X1i: Tổng chi phí du hành (chi phí thời gian đi lại, chi phí xe cộ, chi phí lưu lại tại nơi du lịch, các chi phí khác phát sinh trong chuyến du lịch )(1000đồng/lần)

X2i: Thu nhập của khách du lịch(0-2 triệu:1, từ 2-3triệu:2, từ 3-4 triệu:3, từ 4-5 triệu:4, từ 5 triệu trở lên:6) (triệu/người)

X3i: trình độ học vấn (PT:1, TH:2, CĐ/ĐH:3, trên ĐH:4) X4i: Số lần du lịch trong một năm của du khách (lần/người ) i: cá nhân i

Ứơc lượng các tham số của mô hình

-Kiểm định từng hệ số hồi qui trong mô hình (kiểm định t)

Mục đích của việc kiểm đinh này là xem xét có mối quan hệ tuyến tính có ý nghĩa về mặt thống kê giữa biến độc lập và biến phụ thuộc không.Thực hiện việc kiểm định này ta đặt giả thiết sau:

Giả thiết:

H0: βi=0 (Tất cả các biến độc lập Xi không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y) H1: βi≠0(Tất cả các biến độc lập Xi đều ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y) Nếu/ Tstat /< Tα,n-k-1: Chấp nhận giả thiết Ho

Nếu/ Tstat /> Tα,n-k-1: Bác bỏ giả thiết Ho Trong đó

n: là số mẫu quan sát α: mức ý nghĩa k: số biến độc lập

-Kiểm định ý nghĩa chung của mô hình với mức ý nghĩa α (kiểm định F)

Mục đích của kiểm định này là kiểm tra có hay không sự tồn tại của mô hình ước lượng.Thực hiện việc kiểm định này ta đặt giả thiết sau:

Giải thiết

Ho: βi=0 (Tất cả các biến Xi đều không ảnh hương đến mô hình) H1: βi≠0 (Có ít nhất một βi≠0)

Nếu F-statistic > F k-1,n-k,α Hoặc P(F-statistic)< mực ý nghĩa α :Bác bỏ giả thiết Ho tực mô hình ước lương tồn tại.

Nếu F-statistic< F k-1,n-k,α Hoặc P(F-statistic)> mực ý nghĩa α :chấp nhận giả thiết Ho, tức mô hình ước lượng không tồn tại.

Kiểm định các giả thiết đặt ra trong mô hình -Hiện tượng đa cộng tuyến

Một mô hình lí tưởng là các biến độc lập không có tương quan với nhau. Nghĩa là mỗi biến chứa đựng môt số thông tin riêng về biến phụ thuộc và thông tin đó không có trong biến độc lập khác. Nhưng khi xảy ra hiện tượng có ít nhất một biến độc lập nào đó được biểu diễn dưới dạng một tổ hợp tuyến tính các biến còn lại ta gọi đó là hiện tượng đa cộng tuyến. Để tiến hành kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ta thực hiện kiểm định F có ý nghĩa về mặt thông kê. Nếu R2AUX (mô hình hồi qui bổ xung)>R2original(mô hình hồi qui gốc) thì có hiện tượng đa công tuyến

-Hiện tượng phương sai không đồng đều

Hiện tượng phương sai không đồng đều là hiện tượng phương sai sai số ứng với các giá tri của biến độc lập là khác nhau ( phương sai không là hằng số). Điều này

thường xảy ra đối với các số liệu được thu thập theo không gian và hiếm xảy ra đối với số liệu thời gian. Để tiến hành kiểm định hiện tượng phương sai không đồng đều ta thực hiên kiểm định White.

Đặt giả thiết

Ho:Không có hiện tượng phương sai không đồng đều.

H1:Có hiện tương phương sai không đồng đều.

Ước lượng phương trình hồi qui nhân tạo để từ đó tính trị thống kê White Stastistics Wstat =n*R2arti ~ X2df=k

Trong đó

R2arti :Hệ số xác định của phương trinh hồi qui nhân tạo . k :số biến độc lập trong mô hình hồi qui nhân tạo.

n : Tổng số mẵu quan sát .

Với mức ý nghĩa α cho trước, nếu W stat > X2α,df=k, bác bỏ Ho tức phương trình có hiện tượng phương sai không đồng đều .

-Hiện tượng tự tương quan

Hiện tượng tự tương quan là hiện tượng mà số hạng sai số của một mẫu quan sát cụ thể nào đó của tổng thể có quan hệ tuyến tính với một hay nhiều các số hạng sai số của các mẫu quan sát khác . Hiện tượng tương quan thường xảy đối với các số liệu thời gian và ít xảy ra đối với các số liệu chéo. Để phát hiện hiện tượng tự tương quan trong mô hình ước lượng ta tiến hành kiểm định Durbin –Waston.

Đặt giả thiết

Ho: Không có hiện tượng tự tương quan (p=0) H1a:có hiện tượng tự tương quan âm (p<0) H1b:có hiện tương tương quan dương (p>0)

Ước lượng phương trinh hồi qui gốc ,tính được trị Durbin – Waston.

-Tra bảng giá trị tới hạn của Durbin – Waston để tìm giới hạn dưới (dL)và giới hạn trên (dU) dựa vào n (tổng số mẫu quan sát)và k (số biến độc lập).

Từ đó đưa ra kết luận dựa vào nguyên tắc sau:

Bảng 2.1. Kiểm định tự tương quan.

Tự tương quan dương Tự tương quan âm Chấp nhận Chưa thể Chấp nhận Ho Chưa thể Chấp nhận H1b kết luận Kết luận H1a

0 dL dU 2 4-dU 4-dL 4 Nguồn: Lê Công Trứ, 2007 Xác định giá trị khu du lich sinh thái Măng Đen.

Dựa vào hàm cầu đã được xây dựng, tiến hành xây dựng giá trị thặng dư cho mỗi du khách nội địa đến khu du lịch này (phần diện tích dưới đường cầu và trên đường giá ) bằng cách lấy tích phân xác định theo mức sẵn lòng trả cho hàm cầu được xây dựng với hai cận là mức chi phí du hành cao nhất và mức chi phi du hành thấp nhất .

CSi = min∫max Vi.d(TC) =min∫max eβ. S1β2. .TCiβ1 .d(TC) Trong đó CSi :là thặng dư của du khách đến trong năm .

TCi :là chi phí du hành của một khách du lịch đến khu du lịch Măng Đen . Si :là những yếu tố ảnh hưởng đến cầu du lịch của khách du lịch tới khu du lịch như thu nhập, tuổi ,trình độ, số lần du lịch trong năm .

Nhân giá trị thặng dư của du khách (giá trị điểm du lịch đem lại) với tổng số lượng du khách đến du lịch nơi đây trong một năm, ta sẽ có giá trị của điểm du lịch trong năm.

Giả sử khoảng thời gian mang lại giá trị từ hoạt động du lịch sinh thái của khu du lịch Măng Đen là không có giới hạn và tiến tới vô cùng .

Giả thiết rằng biến động về lượt khách du lịch ở mỗi năm là có thể tăng hoặc giảm, tuy nhiên lấy giá tri trung bình và giá tri năm vừa tính làm gốc, giá tri du lịch các năm là như nhau (A).

Gọi NPV là tổng giá trị toàn khu du lịch Măng Đen ở hiện tại, r là suất chiết khấu, ta có NPV của khu du lich này trong điều kiện giả sử như trên.

NPV =A/r.

Phân tích nh hưởng ca du lch sinh thái đối vi người dân địa phương:

Cơ sở của phương pháp này là phân tích Khu Du Lịch Sinh Thái Măng Đen tác động như thế nào đến sinh kế của người dân địa phương thông qua việc phân tích năm nguồn nhân lực hay nguồn vốn.

Vốn tự nhiên

Vốn nhân lực Vốn xã hội Vốn tài chính Vốn vật chất

-Các loại đất khác nhau như đất canh tác, rừng, vườn…

-Cơ sở taì nguyên của cộng đồng.

-Nguồn

nước cho sinh hoạt và tưới tiêu.

-Nguồn gen động thực vật (thuần dưỡng và hoang)

-Lao động chínhvà người ăn theo trong hộ.

-Giáo dục kiến thức và xóa mù chữ cho các thành viên của hộ gia đình.

-Kĩ năng, sở thích và năng khiếu của các thành viên trong hộ.

-Sức khỏe thân thể ,tâm lý của các thành viên trong hộ và cuộc sống tình cảm của họ

-Các mạng lưới hỗ trợ của bạn bè, họ hàng và láng riềng.

-Hợp tác xã trong sản xuất và buôn bán.

-Diễn đàn để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm.

-Các nghi lễ truyền thống và các sự kiện như ma chay, cưới xin.

-Cơ hội để tham gia và tác động tới các sự việc ở cơ sở

-Thu nhập tiền mặt và tiết kiệm.

-Các nguồn tín dụng vốn vay chính thức và không chính thức.

-Các nguồn dự trữ tài sản linh hoạt như chăn nuôi và các tài sản sản xuất khác.

-Tạo thu nhập phụ (buôn bán, sản phẩm phụ trong rừng).

-Nhà ởvà tài santrong nhà như đồ đạc, dụng cụ nấu nướng,….

-Các laọi máy móc như máy xay xát, máy cày,….

-Phương tiện đi lại như xe đạp, xe bò,….

-Công cụ các vật dụng khác.

-Phương tiện thông tin như ti vi, đài

(Nguyễn Thị Phước, LVTN, 2004)

CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN – KON TUM VÀ PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)