Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐỊNH GIÁ TRỊ KINH TẾ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU PHƯỚC BỬU, HUYỆN XUYÊN MỘC TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Mô tả hiện trạng sử dụng, công tác quản lý khu bảo tồn

Để đạt được mục tiêu này, điều đầu tiên là việc thu thập số liệu tại bàn từ các cơ quan như: BQL Khu BTTN Bình Châu- Phước Bửu, UBND các xã…

Tiến hành phỏng vấn chuyên sâu cán bộ của BQL Khu BTTN Bình Châu Phước Bửu để tìm hiểu thực tế tình hình hiện nay ở Khu bảo tồn, những vấn đề bất cập trong việc khai thác và sử dụng, những khó khăn trong công tác quản lý và bảo tồn 3.2.2. Đánh giá nhận thức của người dân về khu bảo tồn

Nhận thức của người dân có ảnh hưởng rất lớn trong việc bảo vệ rừng, đồng thời ảnh huởng rất lớn đến mức sẵn lòng trả của họ cho việc bảo vệ rừng. Bởi vì nhận thức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hành vi. Khi nhận thức của người dân về khu bảo tồn cao sẽ hạn chế các hành vi tiêu cực mà họ tác động lên khu bảo tồn. Vì thế, việc đánh giá nhận thức của người dân là một việc làm cần thiết. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm:

nhận thức về sự thay đổi diện tích rừng, nhận thức về nguyên nhân thay đổi diện tích rừng, nhận thức về các lợi ích mà khu bảo tồn mang lại, nhận thức về tầm quan trọng của khu bảo tồn.

3.2.3. Xác định tổng giá trị kinh tế khu bảo tồn Bình Châu- Phước Bửu

Đây là mục tiêu quan trọng nhất của đề tài, để xác định được tổng giá trị kinh tế bằng phương pháp CVM, cần phải tiến hành 2 bước sau:

Bước 1: Tính mức sẵn lòng trả trung bình.

Bước 2: Xác định tổng giá trị kinh tế từ kết quả của bước 1.

a) Tiến trình xây dựng bảng câu hỏi

Đối với các nghiên cứu sử dụng phương pháp CVM, bảng câu có vai trò quan trọng, quyết định kết quả cuối cùng và sự thành công của nghiên cứu, vì một bảng câu hỏi phù họp, dễ hiểu sẽ khai thác được thông tin một cách hiệu quả và chính xác nhất, đặc biệt là mức sẵn lòng chi trả. Trong nghiên cứu này, quá trình thiết kế bảng câu hỏi được tiến hành qua 3 bước:

Bước 1: Xác định 5 vấn đề then chốt trong bảng câu hỏi

a)Lựa chọn giữa (WTP)/(WTA): nghiên cứu này chọn WTP là cách tiếp cận

30

b)Lựa chọn cách hỏi WTP: Cách hỏi WTP được sử dụng là cách hỏi Dichotomous Choice mà cụ thể là hình thức Single – bounded.

c)Cách thức đóng góp, cơ quan thu tiền đóng góp: Đóng góp bằng cách thu thêm trên hóa đơn tiền điện hàng tháng một số tiền nhất định liên tục trong hai năm.

Số tiền đóng góp này sẽ được tiếp nhận và thực hiện dự án bởi BQL Khu BTTN Bình Châu – Phước Bửu.

d)Xây dựng tình huống giả định và xác định mức sẵn lòng đóng góp cao nhất: Để có được thông tin chính xác cũng như thực tế cho việc xây dựng tình huống giả định và sau đó là khai thác mức sẵn lòng đóng góp cao nhất, đề tài đã ứng dụng kỹ thuật PRA. Với quan điểm “cộng đồng có vai trò định hướng cho sự phát triển chứ không phải các tổ chức bên ngoài cộng đồng”. Phương pháp PRA hiện nay đang rất được ưa thích ở các nước phát triển, và cũng tỏ ra rất hiệu quả với điều kiện ở Việt Nam vì nó phù hợp với xu hướng chung là nâng cao tính cộng đồng, trách nhiệm của người dân và chính quyền trong các dự án.

Bước 2: Pretest bảng câu hỏi

Kết quả của bước 1 sẽ cho chúng ta một bảng câu hỏi tương đối hoàn chỉnh.

Pretest là bước khởi đầu của các cuộc phỏng vấn chính thức. Pretest để nhận ra các vấn đề nào chưa phù họp trong bảng câu hỏi, lượt bỏ những câu hỏi dài dòng, không cần thiết để có bảng câu hỏi hoàn chỉnh hơn, vừa dễ hiểu vừa đầy đủ thông tin. Quá trình Pretest bảng câu hỏi được tiến hành với 10 cá nhân đang sống tại thị xã Bà Rịa.

Bước 3: Hoàn chỉnh bảng câu hỏi

Kết quả Pretest đã giúp nhận ra được một số câu hỏi không cần thiết, các câu hỏi với cách diễn đạt dài dòng khó hiểu đã được chỉnh sửa. Đồng thời các nội dung cũng như cấu trúc của bảng câu hỏi lúc này đã trở nên phù hợp và logic hơn. Bảng câu hỏi cuối cùng gồm 2 phần: Phần I – Đánh giá thái độ và sự quan tâm của người dân về môi trường, phầm II – Đánh giá mức độ nhận thức của người dân và mức sãn lòng trả, phần II – Thông tin về tình hình - kinh tế xã hội của người được phỏng vấn.

b)Quá trình thu thập số liệu i) Cách xác định số mẫu

Theo Nguyễn Trí Hùng (1991) quy mô mẫu khảo sát tối thiểu được xác định dựa trên công thức sau:

2

2 2

(1 ) (1 ) NZ p p n Nd Z p p

= −

+ −

Trong đó: n: Số mẫu tối thiểu, N: Tổng số đơn vị lấy mẫu của tổng thể ngiên cứu, Z: Biến số chuẩn (normal variable), P: Tỉ lệ mẫu ước lượng (hoặc có sẵn), d: sai số tối đa có thể chấp nhận được.

Ngoài ra theo Nguyễn Trí Hùng (1991) qui mô mẫu còn có thể dựa trên ba quy tắc sau: (1) Khi N lớn, 1 tỉ lệ % mẫu nhỏ được khuyến cáo sử dụng,(2) quy mô mẫu thích hợp phải không được nhỏ hơn 30 mẫu quan sát, (3) quy mô mẫu thích hợp phải tương xứng với kinh phí và yêu cầu về mặt thời gian.

ii) Cách chọn mẫu

Đề tài tiến hành phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên nhưng có sự phân chia trong các đối tượng được phỏng vấn để đảm bảo tính đại diện của mẫu được chọn. Số phiếu phỏng vấn là 160 phiếu, tiến hành hỏi mức sẵn lòng trả của từng cá nhân, đối tượng phỏng vấn bao gồm các thành phần sau:

Người dân sống tại huyện Xuyên Mộc: Tiến hành phỏng vấn 80 người dân sống tại huyện Xuyên Mộc, trong đó: 40 người ở xã Bình Châu và xã Bưng Riềng ( hai xã này nằm giáp ranh với khu BT và có nhiều hộ gia đình làm nghề rừng); 40 người mẫu ở thị trấn Phước Bửu ( khu vực này người dân không thác sản phẩm từ rừng)

Người dân sống tại các địa phương còn lại trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu:

tiến hành phỏng vấn 80 người.

c)Cơ s la chn mô hình và k vng các biến i) Cơ sở lựa chọn mô hình

Bảng câu hỏi sử dụng cách hỏi Single – bounded dichotomous, người được phỏng vấn có hai lựa chọn “có đồng ý” hay “không đồng ý” trả cho mức giá được đưa ra trong bảng câu hỏi. Đây là biến phụ thuộc mang tính đo lường nhị phân, còn các biến độc lập có thể liên tục hay không liên tục. Để hiểu được mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, mô hình logit là mô hình phù hợp trong nghiên cứu.

32

Với mỗi mức giá Pi, goi P là xác suất cá nhân thứ j (j = 1 đến 16) trả lời “ Đồng ý”; vậy xác suất trả lời “ Không đồng ý” sẽ là (1-P). Nếu số người trả lời “ Đồng ý” là Ki thì (16-Ki) là số người trả lời “ Không đồng ý”. Ta kì vọng rằng, khi mức giá Pi càng thấp thì số người trả lời “ Đồng ý” (Ki) càng cao.

Mô hình logit được xây dựng như sau:

Pij = Ln [ P/1-P ]= α + βkXk

Trong đó: Pij = 1 nếu nếu người được phỏng vấn thứ j trả lời “ đồng ý” với mức giá Pi

= 0 nếu không đồng ý Các nhân tố ảnh hưởng

Với số phiếu là 160, trong 80 phiếu cho người đang sống tại huyện Xuyên Mộc, 80 phiếu cho người đang sống tại tỉnh BR-VT. Đề tài tiến hành hồi quy hai mô hình khác nhau. Lý do vì: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng đóng góp của hai mẫu phỏng vấn này khác nhau, một số yếu tố chỉ ảnh hưởng đến mẫu này nhưng không ảnh hưởng đến mẫu kia và ngược lại.

Đối với mô hình ở huyện Xuyên Mộc gồm các biến: TN (thu nhập); PRICE ( mức giá đề nghị); QT ( tầm quan trọng ); KTHAC ( khai thác sử dụng rừng); CT (cư trú)

Đối với mô hình ở tỉnh BR-VT gồm các biến: TN ( thu nhập); PRICE ( mức giá đề nghị); QT ( tầm quan trọng); DEN ( đã từng đến thăm khu BT)

Giải thích kì vọng dấu

+ TN (thu nhập): những hộ có thu nhập cao được kì vọng sẽ sãn lòng đóng góp nhiều hơn những người có thu nhập thấp, hệ số của biến TN kì vọng là dấu (+)

+ PRICE ( mức giá đề nghị): khi mức giá này cao, số người trả lời đồng ý sẽ ít, hệ số của biến PRICE kì vọng là dấu (-)

+ QT ( tầm quan trọng): nếu người được phỏng vấn thấy rừng càng quan trọng thì họ sẽ đồng ý trả nhiều hơn những người thấy rừng không quan trọng, hệ số của biến QT kì vọng là dấu (+)

+ KTHAC ( khai thác sử dụng rừng): khi hộ nào có sử dụng tài nguyên rừng thì họ sẽ trả nhiều hơn để bảo tồn nhằm tiếp tục được sử dụng rừng, hệ số của biến KTHAC kì vọng là dấu (+)

+ CT ( cư trú): người được trả lời có thường trú tại Xuyên Mộc thì họ quan tâm nhiều đến địa phương, do đó họ sẵn lòng trả nhiều hơn so với những người chỉ tạm trú, hệ số kì vọng của biến CT là dấu (+)

+ DEN ( đã từng đến thăm khu BT): những người đã từng đến Khu BTTN BC- PB sẽ sẵn sàng bỏ tiền ra để đóng góp cao hơn những người chưa đến.Vì khi họ đã đến rừng, họ sẽ hiểu rõ hơn về chức năng cũng như vai trò của nó. Hệ số của biến DEN kì vọng là dấu (+)

Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình

Dựa vào hàm cầu đã xây dựng được tiến hành ước lượng mức sẵn lòng chi trả tối đa trung bình (mean maximum WTP) cho việc bảo tồn khu BTTN BC-PB bằng cách lấy tích phân xác định theo mức sãn lòng trả của hàm cầu đã xác định với hạ cận là mức WTP min và max. Theo Udomsak (2001):

Giả sử mô hình logit là:

Pij = α +β1(Price) + ΣβiSi Trong đó:

Price: mức giá đề nghị Si: các biến giải thích khác Thì mức sẵn lòng trả trung bình là:

Mean maximum WTP =1/β1[ln(1+eα+ ΣβiS i )]

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu ĐỊNH GIÁ TRỊ KINH TẾ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU PHƯỚC BỬU, HUYỆN XUYÊN MỘC TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)