4.3. Ước tính mức thiệt hại do ô nhiễm nước thải nước thải gây ra
4.3.1. Thiệt hại Đối với sức khoẻ dân cư trong khu vực
Nhìn chung tình hình sức khỏe người dân xung quanh nhà máy có phần giảm hơn trước, do đó đề tài tìm hiểu tình hình sức khoẻ và các chứng bệnh mà người dân nơi đây thường mắc phải trước khi đi vào tính toán mức thiệt hại do nước thải gây ra.
4.3.1.2. Các chứng bệnh chính liên quan đến mùi hôi thối của nước thải:
Chúng ta biết rằng bệnh thường phát sinh do nhiều yếu tố, ta có thể kể ra một số nguyên nhân như do di truyền, do điều kiện sức khoẻ, thời tiết và một số yếu tố
khác như chế độ dinh dưỡng, điều kiện sống, v.v. Tuy nhiên, sống trong môi trường luôn bị ô nhiễm với mùi hôi nước thải tồn tại trong thời gian dài, sẽ tích tụ trong cơ thể và kết hợp với các yếu tố khác sẽ làm cho những người không bệnh có nguy cơ mắc bệnh, bệnh nhẹ trở thành bệnh nặng, và có thể gây ra tử vong. Vì vậy, không thể phủ nhận mùi hôi nước thải là nguyên nhân chính gây các chứng bệnh cho người dân nơi đây.
Hình 4.4. Biểu Đồ Tỷ Lệ Bệnh
Tỷ lệ bệnh
37%
46%
13% 4%
Bệnh viêm xoang Bệnh nhức đầu Bệnh khó thở Bệnh khác
Nguồn: Điều tra và tổng hợp Đa số người dân nơi đây khi bị bệnh đều bị mắc các bệnh có liên quan ít nhiều đến mùi hôi nước thải như viêm xoang, khó thở, nhức đầu. Chỉ có 4% cho là bị bệnh khác không lên quan đến ô nhiễm.
Riêng bệnh nhức đầu và viêm xoang thì có 83% các hộ đều bị bệnh này, con số này là khá cao. Điều đó cho thấy ô nhiễm nơi đây đã ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trầm trọng đến thế nào. Tuy rằng, bệnh không nhất thiết là do ô nhiễm gây nên nhưng không thể phủ nhận là ô nhiễm môi trường luôn ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Khi sống trong môi trường trong lành thì sức khỏe con người sẽ tốt hơn còn nếu sống trong môi trường ô nhiễm lâu dài thì sức khỏe sẽ xấu đi. Theo khảo sát thực tế thì người dân nơi đây cho biết bệnh của họ là do ô nhiễm gây ra đó là các bệnh liên quan đến nguồn nước thải bị ô nhiễm.
4.3.1.3. Ước tính thiệt hại do ô nhiễm đối với sức khoẻ con người Thiệt hại được ước tính trong 2 trường hợp
Trường hợp 1:Bệnh nhân điều trị tại bệnh viện và tại nhà: Trong trường hợp này, bệnh phát sinh đột ngột và bệnh khá nặng, người bệnh điều trị rất tốn kém, mất nhiều thời gian và họ phải nghỉ làm để điều trị và cần người thân chăm sóc. Phần này, được chia làm 2 mục:
Bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện, bao gồm điều trị tại bệnh viện và điều trị tại nhà cho đến khi hết bệnh.
Bệnh nhân được điều trị tại nhà. Trong trường hợp này, bệnh nhân điều trị hoàn toàn ở nhà.
Bảng 4.7. Tổng Hợp Chi Phí Bệnh Của Các Hộ Trong Năm.
Khoản Mục ĐVT Tại Bệnh Viện Tại Nhà
Chi phí chữa bệnh (TB ngày/người) Số người bệnh
Số ngày bệnh/ người/ năm Tổng số ngày không lao động Tổng số ngày người thân chăm sóc Tiền lương (TB ngày/người) Tổng
1000đ Người Ngày Ngày Ngày 1000đ 1000đ
110 25 10 250 213 55 52.965
60 20 12 240 121 55 34.255 Nguồn: kết quả điều tra Trường hợp điều trị tại bệnh viện: Trong trường hợp này, 70 hộ được phỏng vấn thì có 5 người nằm viện, như vậy toàn khu vực nghiên cứu (348hộ) có tổng cộng là 25 người bệnh, trung bình mỗi người bệnh khoảng 10 ngày/năm, vậy người bệnh phải nhập viện với số ngày bệnh 250 ngày (cho cả khu vực nghiên cứu): bao gồm ngày nằm viện và ngày chuyển về nhà điều trị cho đến khi hết bệnh. Một bệnh nhân điều trị, chi phí chữa bệnh trung bình 1 ngày là 110.000 đồng bao gồm chi cho bác sĩ, tiền bệnh viện, thuốc men, tăng khẩu phần thức ăn, v.v.
Đa số các hộ dân ở đây đều làm công nhân nhà máy, nên tiền công lao động ở mức tương đồng nhau. Để bảo đảm độ chính xác, đề tài tính tiền công trung bình trong khu vực là 55.000đồng/người/ngày.
Thiệt hại do ô nhiễm gây ra đối với sức khoẻ người dân sống trong khu vực:
(110.000*250) + (55.000*250) + (55.000*213) = 52,965 (triệu đồng). Nếu mức độ ô nhiễm ngày càng trầm trọng, số người bệnh sẽ gia tăng và số ngày bệnh nhiều hơn thì con số thiệt hại sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Điều này, cho thấy rằng ô nhiễm đã gây thiệt hại rất lớn cho người dân. Bên cạnh đó, ngoài các khoản chi phí chữa bệnh, thực tế phải mất đi một khoản hao phí xã hội hay nói khác hơn xã hội phải gánh thêm một phần chi phí cơ hội: (55000*250) + (55000*213) = 25,465 (triệu đồng) .
Trường hợp điều trị tại nhà : Đây là những người bị bệnh nhưng không đến bệnh viện, mức độ bệnh nhẹ hơn trường hợp trên và ít nguy hiểm hơn nên đa số họ được điều trị tại nhà. Chi phí trung bình cho một người điều trị là 60.000 đồng/ngày, bao gồm chi phí thuốc men, tăng khẩu phần thức ăn, v.v. Chi phí này không bao gồm chi phí nằm viện nên thấp hơn trường hợp trên. Như vậy, trường hợp người bệnh điều trị tại nhà, tổng số tiền mà các hộ trong khu vực mất là:
(60000*240) + (55000*240) + (55000*121) = 34,255 (triệu đồng). Hay nói khác hơn, ô nhiễm đã gây thiệt hại cho người dân trong khu vực là 34,255 triệu đồng.
Trong trường hợp này, xã hội phải gánh thêm một phần chi phí cơ hội là:
(55000*240) + (55000*121) = 19,855 triệu đồng.
Trường hợp 2: Bệnh phát sinh thường xuyên:
Đó là những người bị bệnh nhẹ, họ chỉ uống thuốc, nghỉ ngơi vài ngày là khỏi, có người thậm chí không cần nghỉ. Nhưng đối với những người bệnh này, thì bệnh phát sinh thường xuyên, họ nghỉ làm rất ít nhưng phải mua thuốc điều trị rất nhiều.
Trong trường hợp này, chi phí được tính như sau:
Bảng 4.8. Tổng Hợp Chi Phí Bệnh Bình Quân Của Một Hộ Trong Năm.
Khoản mục
ĐVT Số Lượng Đơn giá (1000đ)
Thành tiền (1000đ)
Tỷ lệ (%) Thuốc
Nghỉ việc Tổng
Đồng
Ngày 0,7 55
250 38,5 288,5
87 13 100 Nguồn tin: Kết quả điều tra
Bảng trên được tính như sau:
Tiền thuốc (đồng/năm) = tiền thuốc một lần bệnh * số lần bệnh trong năm (vì đơn giá thuốc mỗi loại khác nhau, nên ở đây chỉ tính theo số tiền trung bình mỗi lần mua thuốc).
Tiền công lao động mất đi: Tiền công lao động mất (đồng/năm) =
số ngày nghỉ * 55000 (tiền công trung bình là 55000 (đồng/ngày). Đa số bệnh thường lặp đi lặp lại 5 – 6 lần/người/năm, có một số ít bệnh lặp lại từ 6 – 7 lần, trong trường hợp này hiếm có bệnh lặp lại hơn số lần như vậy. Mỗi khi phát bệnh, họ thường nghỉ làm từ 1 – 2 ngày, có người không nghỉ làm mà vẫn tiếp tục công việc như thường ngày.
Như vậy, với trường hợp này, thiệt hại do ô nhiễm gây ra được ước tính:
Tổng số tiền các hộ trong khu vực mất: 288500*348 = 100,398 (triệu đồng/năm).
Thực tế xã hội gánh thêm 1 phần chi phí cơ hội là: 0,7*55000*348 = 13,398 (triệu đồng).
Tổng tổn hại do ô nhiễm gây ra đối với sức khỏe người dân
Tổng thiệt hại = 52,965 + 34,255 + 100,398 = 187,618 (triệu đồng) Ngoài ra xã hội còn gánh chịu thêm một phần chi phí cơ hội
= 25,465 + 19,855 + 13,398 = 58,718 (triệu đồng)
Vậy tổng thiệt hại do ô nhiễm gây ra đối với sức khỏe người dân và xã hội trong một năm là: = 187,618 + 58,718 = 246,336 (triệu đồng)
Đây là con số thiệt hại quá lớn cho những người dân sống trong khu vực này.
Nếu tình trạng ô nhiễm không được cải thiện, đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều người mắc bệnh hơn và con số thiệt hại cho người dân sẽ tăng lên.