4.3. Ước tính mức thiệt hại do ô nhiễm nước thải nước thải gây ra
4.3.2. Đánh giá thiệt hại đất đai
Ô nhiễm cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá trị đất đai vì không ai muốn mua một mảnh đất mà khi sống ở đó lúc nào cũng phải gánh chịu mùi hôi khó chịu, như vậy thì làm sao có thể sống và làm việc tốt thậm chí còn có thể bị mắc bệnh. Theo người dân ở đây cho biết đất ở đây rất khó bán vì không có người mua, ngay cả dân nơi đây còn muốn dọn đi thì ai lại đến đây mua đất. Còn nếu bán được thì giá lại rất thấp.
Các thông số ước lượng của mô hình
Bảng 4.9. Kết Quả Hồi Qui Dạng Ln Giữa Giá Đất Và Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Biến độc lập Hệ số ước lượng Trị số t P- value
Hằng số -1.264981 -2.512796 0.0146
An ninh trật tự (X1) 0.172972 5.612294 0.0000
Diện tích khuôn viên (X2) 0.496323 4.152111 0.0001
Tình trạng giao thông (X3) 0.056442 1.997656 0.0501 Khoảng cách đến công ty (X4) -0.045182 3.002251 0.0039 Khoảng cách trung bình (X5) -0.302213 -2.758855 0.0076 Độ rộng mặt tiền (X6) 0.225693 2.473430 0.0161
Vị trí (X7) 0.156433 4.218796 0.0001
Nguồn: Kết xuất Eviews Biến phụ thuộc là Y
R- square = 0,97
Durbin – Waston = 1,67 F – statistic = 340,77 Pro (F-stat) = 0,0000
R2 = 0,97 cho thấy mức độ biến thiên của biến phụ được giải thích bởi mô hình.
Tiến hành kiểm định các giả thuyết và sự vi phạm các giả thuyết trong mô hình.
Kiểm định T
Bảng 4.10. Kiểm Định T Cho Các Hệ Số Ước Lượng
Các biến Hệ số T stat T α;n-k-1 Mức ý nghĩa Kết luận Hằng số
LnX1
LnX2
LnX3
LnX4
LnX5
LnX6
LnX7
-1,26 0,17 0,49 0,05 -0,04 -0,3 0,22 0,15
-2.51 5,61 4,15 1,99 3,00 -2,75 2,47 4,21
1,99 2,66 2,66 1,99 2,66 2,66 1,99 2,66
0,05 0,01 0,01 0,05 0,01 0,01 0,05 0,01
Bác bỏ H0
Bác bỏ H0
Bác bỏ H0
Bác bỏ H0
Bác bỏ H0
Bác bỏ H0
Bác bỏ H0
Bác bỏ H0
Kiểm định Fisher
Qua bảng hồi quy ta có F tính = 340,77
Tra bảng phân phối Fisher ta có Fk-1; n-k; α = 2,25
F tính > F tra bảng ⇒ Bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là sự biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập theo mô hình hồi quy.
Hiện tượng phương sai không đồng đều
Từ phương trình hồi quy nhân tạo ta có hệ số xác định R2aux = 0,40
⇒ Wstat = n*R2aux = 70* 0,40 = 28
Tra bảng phân phối Chi Square ta có χ2 0,05; 35 = 49,76 > 28
Vậy chấp nhận H0: Mô hình không có hiện tượng phương sai không đồng đều.
Hiện tượng đa cộng tuyến
Bảng 4.11. R2aux Của Các Mô Hình Hồi Quy Phụ
Biến độc lập R2aux Kết luận
LnX1
LnX2
LnX3
LnX4
LnX5
LnX6
LnX7
0,86 0,95 0,86 0,79 0,54 0,94 0,90
Không có hiện tượng đa cộng tuyến Không có hiện tượng đa cộng tuyến Không có hiện tượng đa cộng tuyến Không có hiện tượng đa cộng tuyến Không có hiện tượng đa cộng tuyến Không có hiện tượng đa cộng tuyến Không có hiện tượng đa cộng tuyến
Nguồn: Tính toán và tổng hợp Dựa vào các mô hình hồi quy phụ (xem phụ lục) ta có các hệ số của các mô hình này đều nhỏ hơn R2 của mô hình hồi quy gốc với R2 = 0,97. Vì vậy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Xác định đường cầu qua phương trình giá đất
LnY = -1.26 + 0.17LnX1 + 0.49LnX2 + 0.05LnX3 - 0.04LnX4 – 0.30LnX5 + 0.22LnX6 + 0.15LnX7 (1)
Chuyển sang phương trình Cobb – Douglas:
Y = e-1.26 *X1 0.17 * X20.49 * X30.05 * X4-0,04 * X5-0,3 * X60,22 * X7 0,15 (2) Nhìn vào phương trình (1) ta thấy:
Hệ số α1 = 0,17 là độ co giãn của giá đất theo tình trạng an ninh trật tự. nghĩa là khi tình trạng an ninh trật tự tăng lên 1% thì giá đất sẽ tăng tương ứng là 0,17%.
Hệ số α2 = 0,49 là độ co giãn của giá đất theo diện tích khuôn viên. Tức là khi diện tích khuôn viên tăng lên 1% thì giá đất thay đổi 0,49%. Trong trường hợp này ta không thể cho là giá đất sẽ giảm theo diện tích khuôn viên vì nếu kết luận như vậy là không chặt chẽ. Như đã nói ở chương 3 tác động biên của biến diện tích lên giá đất sẽ giảm khi diện tích gia tăng vượt quá giới hạn chuẩn.
Hệ số α3 = 0,05 là độ co giãn của biến giá đất theo tình trạng giao thông. Nghĩa là khi tình trạng giao thông trong khu vực tăng lên 1% thì giá đất tăng lên 0,05%.
Hệ số α4 = - 0,04 là độ co giãn của giá đất theo khoảng cách đến công ty. Nghĩa là khi nghịch đảo khoảng cách tăng lên 1% thì giá đất giảm tương ứng là 0,04%.
Hệ số α5 = -0,3 là độ co giẫn của biến giá đất theo biến khoảng cách trung bình đến các khu tiện nghi. Nghĩa là khi khoảng cách trung bình tăng lên 1% thì giá đất giảm 0,3%.
Hệ số α6 = 0,22 là độ co giãn của giá đất theo độ rộng mặt tiền. tức là khi độ rộng mặt tiền tăng lên 1% thì giá đất tăng lên 0,22%.
Hệ số α7 = 0,15 là độ co giãn của giá đất theo vị trí. Nghĩa là khi vị trí tăng lên 1% thì giá đất tăng lên 0,15%.
Với mục tiêu của đề tài là tính giá trị tổn hại do ô nhiễm đối với đất đai nên giả định các yếu tố tác động đến giá đất như an ninh trật tự, diện tích khuôn viên, giao thông, độ rộng mặt tiền … là không thay đổi (cố định chúng theo giá trị trung bình đã có) để dễ dàng cho việc tính toán. Phương trình đường cầu lúc này đơn giản hơn chỉ còn lại 2 biến là biến phụ thuộc giá đất và biến độc lập biến ô nhiễm môi trường (được đại diện bởi biến tỉ lệ nghịch đảo về khỏang cách đến công ty).
Thế các giá trị trung bình của các biến X1, X2, X3, X5, X6, X7 lần lượt là 2,55; 74,78 ; 2,28; 4,14; 5,21; 2,6 vào phương trìng (2) ta có:
Y = e-1,26 * 2,55 0,17 * 74,78 0,49 * 2,28 0,05 * X4 -0,04 * 4,14 -0,3 * 5,21 0,22 * 2,6 0,15 (3) Phương trình đường cầu là: Y = 3,11* X4-0,04 (4)
Ước lượng giá trị thiệt hại đất do ô nhiễm
Để tính giá trị thiệt hại đất do ô nhiễm ta dựa vao phương trình (4). Theo phương trình (4) thì Y là giá đất trên m2, vì vậy phần diện tích dưới đường cầu chính là giá trị thiệt hại trên 1m2 đất
Diện tích dưới đường cầu được xác định là phần diện tích giới hạn bởi ABCD như hình vẽ 4.5.
Hình 4.5. Đồ Thị Của Đường Cầu Giấ Đất
Nguồn: Tính toán và tổng hợp Theo khảo sát thực tế thì khoảng cách gần nhất là 5m và khoảng cách xa nhất là 500m. Với mục đích là xây dựng đường cầu giá đất theo biến đại diện ô nhiễm nên biến nghịch đảo của khoảng cách được dùng để phù hợp với độ dốc xuống của đường cầu. Do đó giá trị của X sẽ đi từ 1/500 đến 1/5, khi ta lấy tích phân để tính diện tích dưới đường cầu thì cận dưới là 1/500 và cận trên là 1/5.
Diện tích dưới đường cầu được tính như sau:
∫1/5001/5 (3,11* X4 -0,04) = [ 3,11* 1/0,96*X40,96]1/5001/5 = 0,68 ( triệu đồng/m2) Vậy thiệt hại cho 1m2 đất là 0,68 triệu đồng. Tổng giá trị thiệt hại = giá trị thiệt hại trên 1m2 * tổng diện tích bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm
X
Nghịch đảo khoảng cách
Giá đất Y
0 1/500 1/5
A
B C
D
Để tính được diện tích bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm ta lấy công ty làm tâm đường tròn, khoảng cách gần nhất mà không bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm làm bán kính đường tròn, khoảng cách đó chính là khoảng cách xa nhất mà tôi điều tra là 500m. Tiếp theo ta tính diện tích hình tròn và đó là diện tích bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm
Diện tích hình tròn = π*R2 Trong đó:
π: 3,14
R: Là bán kính hình tròn (m)
Ta tính được diện tích hình tròn là 3,14*500 = 785.000 m2
Tổng giá trị thiệt hại đất đai là: 0,68* 785.000 = 533.800 ( triệu đồng)
. 4.3.3. Xác định tổng tổn hại do ô nhiễm ở công ty cổ phần mía đường Hiệp Hòa Ô nhiễm ở công ty CPMĐHH mà đặc biệt là mùi hôi nước thải đã có tác động rất lớn đến sức khỏe con người, giá đất, nguồn nước, động thực vật, cảnh quan, giá trị thẩm mỹ, v.v. Trong giới hạn của đề tài chỉ đánh giá tổn hại đối với sức khỏe và giá trị đất đai. Như vậy, tổng giá trị tổn hại tối thiểu đối với sức khoẻ, giá trị đất đai và xã hội trong 1 năm là: 246,336 + 533.800 = 534.046,336 triệu đồng.
Giả sử nhà máy thực hiện xử lý nước thải thì những giá trị tổn hại do nước thải ô nhiễm gây ra sẽ không còn, vì vậy những giá trị tổn hại này sẽ trở thành lợi ích.
Tuy nhiên, những giá trị tổn hại này không phải chỉ tồn tại trong 1 hoặc 2 năm.
Khi nào nhà máy còn hoạt động và còn thải ra lượng nước thải ô nhiễm thì những giá trị tổn hại này vẫn tồn tại. Do đó, những giá trị tổn hại này được xem là vĩnh viễn. Ta có, công thức tính dòng tiền đều như sau:
Khi t là vĩnh viễn: t -> ∞.
Trong đó: A là giá trị tổn hại đều hằng năm.
(1 + r)t - 1
NPV = A (4.1) r( 1 + r)t
( 1+ r)t – 1 A 1 A
lim NPV = lim A = lim 1 - = (4.2).
t -> ∞ t -> ∞ r( 1+r)t r t -> ∞ (1+r)t r ( 1+ r)t – 1 A 1 A
lim NPV = lim A = lim 1 - = (4.2).
t -> ∞ t -> ∞ r( 1+r)t r t -> ∞ (1+r)t r
Áp dụng công thức (4.2) cho chi phí tổn hại đối với sức khỏe và chi phí cơ hội mà xã hội gánh do mất công ăn việc làm:
Chi phí tổn hại sức khỏe = 187,618 /0,1 = 1876,18 (triệu đồng).
Chi phí cơ hội xã hội gánh = 58,718/0,1 = 587,18 (triệu đồng).
Tổng tổn hại vĩnh viễn do nước thải ô nhiễm gây ra cho người dân và xã hội:
1876,18 + 587,18 + 533.800 = 536263,36 (triệu đồng)
Chi phí xử lý nước thải ô nhiễm của nhà máy: 1042,467 triệu đồng/năm (được tính toán trong phần (4.4), nếu nhà máy hoạt động vĩnh viễn thì chi phí này sẽ tăng lên.
Áp dụng công thức (4.2), chi phí xử lý nước thải của nhà máy = 1042,467/0,1 = 10424,67 (triệu đồng).
Giả sử nhà máy thực hiện xử lý nước thải thì những giá trị tổn hại do nước thải ô nhiễm gây ra sẽ không còn, vì vậy những giá trị tổn hại này sẽ trở thành lợi ích mà nhà máy đã mang lại cho người dân và đặt là Bt. Và chi phí xử lý nước thải của nhà máy là Ct.
Ta có: Bt – Ct = 536263,36 – 10424,67 = 525838,69 (triệu đồng) > 0. Như vậy, phương án này rất khả thi. Do đó, cần phải có những chính sách được áp dụng để kiểm soát lượng nước thải của nhà máy.
Những kết quả phân tích ở trên là cơ sở để đề tài đưa ra các công cụ chính sách tiếp theo ở phần sau.