Lắp đặt và hiệu chỉnh bệ thử thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số động lực học tới độ bền trục các đăng xe tải có tải trọng đến 3 tấn (Trang 126 - 129)

Chương 4: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

4.10 Lắp đặt và hiệu chỉnh bệ thử thí nghiệm

Sau khi chọn lựa được các thiết bị và chế tạo các bộ phận, thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình thí nghiệm, tiến hành lắp đặt tất cả các thiết bị trên để hoàn chỉnh bệ thử nghiệm dòng công suất hở đo vận tốc và biến dạng theo nguyên lý thu nhận tín hiệu không dây.

Bệ thí nghiệm được lắp đặt phải đảm bảo các yêu cầu:

- Trục truyền động từ động cơ qua hộp số phải đảm bảo đồng trục để quá trình truyền động được êm, đều.

- Các vị trí bích nối truyền động phải đủ chặt để đảm bảo việc truyền mô men xoắn giữa các bộ phận trong hệ thống truyền động.

- Bộ thu phát không phải dây lắp chặt và cố định vào trục các đăng đảm bảo không bị dịch chuyển và ổn định vị trí trong suốt quá trình trục quay.

- Hai đèn laser gá trên khung đỡ sao cho tia chiếu của 2 đèn trùng với quỹ tích chuyển động của 2 cảm biến quang đo tốc độ quay lắp trên 2 đầu trục các đăng trong quá trình quay của trục.

- Toàn bộ giá đỡ được đặt trên đế chống rung để giảm rung động trong quá trình hoạt động của bệ thí nghiệm.

- Bộ thu không dây được kết nối cố định với máy tính để thu nhận tín hiệu từ bộ phát và đặt ở vị trí thích hợp dễ dàng quan sát để thu nhận và xử lý kết quả đo từ bộ phát không dây.

127

- Bệ thử nghiệm phải đảm bảo không gian làm việc hợp lý, dễ dàng cho việc thay đổi góc lệch trục các đăng, chiều dài trục các đăng, số vòng quay, tải và thao tác máy.

Các sơ đồ lắp đặt bộ thu phát không dây, cảm biến đo vận tốc và cảm biến đo biến dạng lên trục các đăng trên bệ thử được mô tả trên hình 4.18.

1,2. Cảm biến đo vận tốc; 3,4. Cảm biến đo biến dạng; 5,6. Đèn laser; 7. Bộ thu; 8. Pin; 9.Trục các đăng

Hình 4.18 Lắp đặt các thiết bị trên bệ thử

Sau khi lắp đặt, bệ thử được vận hành ở chế độ kiểm tra để hiệu chỉnh và tạo ra sự làm việc ổn định của bệ thử. Quá trình hiệu chỉnh được thực hiện theo sơ đồ thuật toán hình 4.10: “Lưu đồ giải thuật lập trình trong phần mềm”. Khi khởi động bộ thu phát không dây (1), lập tức tiến hành khởi tạo ngoại vi (2) các giá trị ban đầu (tín hiệu từ các module cảm biến) sẽ được scale lại về giá trị gốc. Sau đó sẽ chờ lệnh từ máy tính (data) gửi xuống (3) để quyết định lựa chọn thực hiện chương trình. Nếu data là "0" (4), chương trình sẽ dừng và không thực hiện và sẽ quay lại tiếp tục chờ lệnh. Nếu data là "2" (5), chương trình sẽ reset lại, toàn bộ dữ liệu được xử lí lại từ đầu và tiếp tục chờ lệnh. Nếu data là "1" (6), chương trình sẽ được khởi chạy, đầu tiên (8) thời gian thực sẽ được gửi liên tục cùng với dữ liệu từ các cảm biến. Sau đó chương trình xử lí tín hiệu và gửi dữ liệu về tốc độ và biến dạng sẽ tuần tự được thực hiện như sau: xử lí tín hiệu và gửi dữ liệu biến dạng ở điểm thứ 1 (9) => xử lí tín hiệu và gửi dữ liệu vận tốc ở điểm thứ 1

128

(10) => xử lí tín hiệu và gửi dữ liệu biến dạng ở điểm thứ 2 (11) => xử lí tín hiệu và gửi dữ liệu vận tốc ở điểm thứ 2 (12) và cứ thế lặp lại chương trình. Bộ thu tín hiệu không dây (3) được lắp vào máy tính qua cổng COM. Tín hiệu điện áp Δe nhận từ tenzo có điện áp thấp <10mV truyền tới máy tính, sau khi khuếch đại được chuyển đổi A/D (Analog/Digital) để bộ vi điều khiển thực hiện các xử lý,

Sơ đồ tổng thể bệ thử sau khi lắp đặt và hiệu chỉnh hoàn thiện trình bày trên hình 4.19.

1. Động cơ; 2. Hộp số; 3.Trục các đăng; 4. Bộ phát; 5. Cơ cấu gấy tải MP100S;

6. Bộ thu; 7. Máy tính; 8. Giá đỡ

Hình 4.19 Bệ thử thử thí nghiệm trục các đăng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số động lực học tới độ bền trục các đăng xe tải có tải trọng đến 3 tấn (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)