Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
3.4.2. Phương pháp thực hiện
3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chăn nuôi lợn Công ty TNHH Phương Hà, xã Hương Lung, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
- Để đánh giá đƣợc tình hình chăn nuôi của trại em đã tiến hành theo dõi trực tiếp và thu thập thông tin từ cán bộ phụ trách kĩ thuật, từ hệ thống sổ ghi chép trong 2 năm (2016 - 5/2017).
27
3.4.2.2. Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày
Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Nếu công tác vệ sinh đƣợc thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Để góp phần nâng cao năng suất cũng nhƣ chất lƣợng của đàn lợn, trong quá trình học tập và thực tập tại trại em đã cùng các bạn và anh kỹ sƣ trong trại đã thực hiện nghiêm túc những quy định mà trại đề ra nhƣ sau:
- Hằng ngày, trước khi vào chuồng làm việc thì các kỹ sư và công nhân...
mặc quần áo bảo hộ đi qua sát trùng lên chuồng, làm việc. Trong thời gian làm việc hạn chế việc đi lại ra ngoài khu vực chuồng nuôi, đặc biệt là đi lại giữa các dãy chuồng
* Đối với chuồng đẻ:
- Nhận và bàn giao ca đúng giờ: (với ca đêm nhận ca vào 17h giao ca vào lúc 6h30. Ca ngày nhận ca vào 6h30 giao ca vào 17h).
Việc đầu tiên vào chuồng là gọi lợn mẹ dậy cho lợn vệ sinh đúng giờ và đúng chỗ, dọn phân tránh lợn mẹ nằm đè lên phân
- Kiểm tra qua một lƣợt các ô lợn con để điều chỉnh nhiệt độ, thay thảm lót nếu bẩn ƣớt.
- Lau máng tập ăn cho lợn con, chuẩn bị thức ăn, tra cám cho lợn con tập ăn.
- Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, dội vôi gầm chuồng, quét mạng nhện trong chuồng, rắc vôi bột ở cửa ra vào đảm bảo vệ sinh chuồng trại.
- Rắc vôi và quét vôi khô lối đi lại giữa các dãy chuồng ( ngày 2 lần) - Các dụng cụ nhƣ: kéo, pank, chỉ buộc, kìm bấm nanh, xilanh, dao thiến, khay đựng dụng cụ... cần vệ sinh sạch sẽ và ngâm sát trùng. Mỗi dãy chuồng sẽ có một bộ dụng cụ riêng.
- Sau khi cai sữa lợn con đƣợc chuyển sang chuồng cai sữa hoặc xuất bán, lợn mẹ đƣợc chuyển sang chuồng bầu. Tiến hành thu dọn các ô chuồng
28
(tháo bao đƣợc khâu quanh ô chuồng, tháo máng tập ăn lợn con...). Làm đan (dùng vòi áp lực lớn xịt sạch phía trên và phía dưới của đan, rồi dùng nước vôi pha loãng để xả đan). Gầm chuồng cũng đƣợc làm sạch để khô và xả vôi.
Để chống chuồng ít nhất từ 3 – 5 ngày rồi đuổi lợn chờ đẻ sang.
* Đối với chuồng bầu:
- Hằng ngày cào phân, thu phân 4 lần/ngày, chở phân ra kho phân 2 lần/
ngày, rửa nền chuồng 2 ngày một lần. Một tuần tắm cho lợn nái hai lần vào ngày nắng to và tắm vào đầu giờ chiều.
- Sau khi lợn cách ngày đẻ dự kiến khoảng 1 tuần sẽ đƣợc tắm chải sạch sẽ rồi đƣợc đƣa sang chuồng đẻ.
- Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại.
- Trong khu vực chăn nuôi hạn chế đi lại giữa các chuồng, không đƣợc tự tiện sang các khu khác đặc biệt là khu cách ly.
- Các phương tiện ra vào trại phải được sát trùng kỹ tránh làm lây nhiễm mầm bệnh từ bên ngoài vào.
3.4.2.3. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn nái và lợn con tại trại.
Trong quá trình thực tập tại trang trại, tôi đã tham gia vào công tác phối giống, chăm sóc nái chửa, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc cho lợn con theo mẹ đến cai sữa. Tôi trực tiếp vệ sinh, chăm sóc, theo dõi trên đàn lợn. Quy trình chăm sóc nái chửa, nái chờ đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa đƣợc áp dụng theo đúng quy trình nhƣ sau:
* Quy trình chăm sóc nái chửa
Lợn nái chửa đƣợc nuôi chủ yếu ở chuồng bầu. Vào 22h hàng ngày, đầu giờ làm việc buổi sáng và đầu giờ làm việc buổi chiều, đi kiểm tra một lƣợt chuồng bầu để phát hiện lợn phối không đạt (lốc), lợn nái bị sảy thai, lợn
29
mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy thức ăn cho lợn ăn, phun thuốc sát trùng hàng ngày, tra cám, thu dọn phân cuối giờ làm việc buổi sáng. Vào đầu giờ chiều lật máng cho lợn ăn, thu dọn phân, rửa máng và rửa nền chuồng, cuối giờ chiều phải chở phân ra kho phân. Lợn nái chửa đƣợc ăn loại thức ăn 566, 567, 567S với khẩu phần ăn tùy theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ nhƣ sau:
- Đối với nái chửa từ tuần chửa 1 đến tuần chửa 12 ăn thức ăn 566 với tiêu chuẩn 2 kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.
- Đối với nái chửa từ tuần 13 đến tuần chửa 14 ăn thức ăn 566 với tiêu chuẩn 2.5 - 3kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.
- Đối với nái chửa từ tuần 15 trở đi đƣợc ăn thức ăn 567S với tiêu chuẩn 3- 3,5kg/con/ngày, cho ăn 1 lần trong ngày.
* Đối với đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa:
Lợn con sau khi đẻ 1 ngày tiến hành bấm bấm nanh, cho uống Amoxicol liều 2ml/con, cắt đuôi, tiêm sắt MD FeB12 liều 2ml/con + kháng sinh Amcolis liều 1ml/con
Lợn con 2 – 3 ngày tuổi cho uống thuốc Totrazuril 5% liều 1ml/con hoặc Diacoxin 5% liều 1ml/con phòng bệnh cầu trùng.
Lợn con 7-10 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.
Lợn con đƣợc từ 5-7 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh ký hiệu là 550S, cho nhiều lần trong ngày và mỗi lần cho một ít thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 550S nhằm kích thích tính thèm ăn. Khi đặt máng ăn nên tạo tiếng động để tạo chú ý và cho lợn con tập liếm láp, không để thức ăn cũ thừa trong máng.
Lợn con đƣợc 3 tuần tuổi tiến hành cai sữa cho lợn.
Lợn con đƣợc cai sữa sớm (3 tuần tuổi) và đƣợc cho tập ăn từ 5-7 ngày tuổi nhằm nâng cao khối lƣợng lợn con cai sữa, giảm hao mòn lợn mẹ, tăng sức đề kháng cho lợn con.
30
Giữ chuồng nuôi luôn khô ráo, sạch sẽ, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với thân nhiệt lợn con.
Mỗi ngày tiến hành kiểm tra thường xuyên sức khỏe của lợn để xử lý nhanh nhất nhƣ: tiêu chảy, đau chân, thiếu sắt, thiếu sữa, gầy yếu, không đủ ấm... cho lợn uống thuốc kịp thời. Đánh dấu sau khi điều trị cho lợn để theo dõi và kiểm tra dễ dàng hơn.
3.4.2.4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái và lợn con tại trại
Để xác định đƣợc tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại, hàng ngày, chúng tôi tiến hành theo dõi, quan sát về những biểu hiện của đán lợn nái thông qua các bước sau:
* Kiểm tra tình trạng ăn uống bằng cách trực tiếp quan sát, theo dõi con vật hàng ngày.
- Trạng thái cơ thể bình thường: con vật ăn uống bình thường, vận động nhanh nhẹn.
- Trạng thái bệnh lý: ăn uống giảm hoặc bỏ ăn.
* Kiểm tra thân nhiệt:
- Quan sát, cảm nhận bằng tay:
+ Trạng thái bình thường: toàn thân lợn nái có màu bình thường, không đỏ, dùng mu bàn tay kiểm tra không nóng.
+ Trạng thái bệnh lý: toàn thân đỏ ửng, dùng mu bàn tay kiểm tra da thấy nóng ran.
- Đo thân nhiệt qua trực tràng bằng nhiệt kế :(với nhƣng con nghi sốt) + Trước khi đo nhiệt độ phải vẩy nhiệt kế cho cột thủy ngân tụt xuống hết thang độ.
+ Dùng bông cồn lau nhiệt kế trước và sau khi sử dụng.
31
+ Cho từ từ nhiệt kế vào trực tràng theo hướng hơi xiên xuống dưới để tránh niêm mạc bị tổn thương.
+ Để nhiệt kế ở trực tràng từ 5 – 10 phút, rồi lấy ra xem nhiệt độ trên thang nhiệt kế.
+ Trạng thái bình thường: thân nhiệt khi bình thường của lợn ổn định ở 38,5-39˚C.
+ Trạng thái bệnh lý: hơi sốt hoặc sốt cao 40 – 42˚C.
* Quan sát bên ngoài cơ quan sinh dục :
- Trạng thái bình thường: màu sắc âm hộ bình thường, không sưng, không sung huyết hay thủy thũng.
- Trạng thái bệnh lý: âm hộ sƣng, sung huyết, thủy thũng, có dịch viêm chảy ra từ âm hộ, gốc đuôi có dính nhiều dịch viêm.
* Kiểm tra nước tiểu:
+ Trạng thái bình thường: nước tiểu trong, mùi khai tự nhiên, không có mùi tanh, hôi thối.
+ Trạng thái bệnh lý: nước tiểu đục, lẫn tổ chức hoại tử, dịch viêm, mùi tanh, hôi thối.
Trên cơ sở biểu hiện lâm sàng khác thường của lợn nái chúng tôi tiến hành ghi số tai hoặc đánh dấu từng con bằng cách phun sơn màu đỏ, sau đó tiến hành chẩn đoán lâm sàng, ghi rõ tuổi, thân nhiệt, triệu chứng lâm sàng và ghi vào sổ nhật ký thực tập. Từ những triệu chứng thu thập đƣợc chúng tôi tiến hành điều trị cho lợn nái bị bệnh theo sự hướng dẫn của kỹ sư phụ trách tại trại.
3.4.2.5. Các quy trình khác - Phát hiện lợn động dục
+ Lợn có biểu hiện bồn chồn hay đứng lên nằm xuống, la hét, phá chuồng.
32
+ Cơ quan sinh dục có biểu hiện: Âm hộ sung huyết, sƣng, nóng đỏ, có dịch tiết chảy ra trong, loãng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính.
Sau khi phát hiện lợn nái động dục thì công việc quan trọng quyết định đến hiệu quả thụ thai là thụ tinh nhân tạo cho lợn nái.
Để đảm bảo cho kết quả thụ tinh nhân tạo được tốt, người chăn nuôi cần kiểm tra chính xác thời điểm chịu đực của lợn nái, tốt nhất nên kiểm tra ngày hai lần sáng sớm và chiều sau bữa ăn.
Đối với lợn nái lên giống trước 5 ngày sau cai sữa thì nên phối giống chậm sau 12 giờ. Nếu lợn nái lên giống sau 5 ngày sau khi cai sữa, khi kiểm tra thấy lên giống thì phối ngay, sau đó phối chậm lại 12 giờ.
Đối với nái hậu bị khi phát hiện lên giống cần thực hiện phối ngay.
Đối với lợn nái hậu bị hay lợn phối giống không thành công, khi kiểm tra thấy chịu đực thì cho phối giống ngay.
- Khai thác tinh lợn đực, pha tinh
Lấy tinh là biện pháp tạo ra kích thích khiến lợn đực bắn tinh giúp ta thu đƣợc tinh dịch.
Khi lấy tinh không được gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe heo đực, lượng tinh lấy ra phải sạch, mật độ tinh trùng phải cao, hoạt lực tốt, không gây sốc với tinh trùng.
Trước khi lấy tinh phải pha môi trường (nước cất pha với môi trường dạng bột BESTONE) và nâng môi trường ở nhiệt độ 37°C trong vòng 30 phút
- Các bước lấy tinh
Bước 1. Loại bỏ nước tiểu nằm trong bao quy đầu và dùng khăn ẩm lau sạch phần xung quanh.
Bước 2. Vệ sinh tay, sát trùng tay trước khi lấy tinh Bước 3. Kích thích heo đực hứng tình và nhảy giá
33
Lợn đực khi hứng tình thường có các động tác giống như đưa dương vật vào trong âm hộ lợn nái. Khi lợn đực chuyển động vùng hông thì dương vật từ từ to lên. Có một số cá thể dương vật to lên chậm, ta dùng tay mát xa dương vật giúp lợn được kích thích.
Bước 4. Dùng tay đã mang găng nắm lấy dương vật lợn. Tưởng tượng tay như ống cổ tử cung, cho phần đầu dương vật vào trong. Dùng tay nắm sao cho ngón tay út và ngón thứ tư vào phần đầu của dương vật, co bóp tạo áp lực.
* Hiểu rõ các bước trong quá trình xuất tinh.
+ Giai đoạn đầu tiên: lúc này mật độ tinh trùng rất thấp nên không hứng lấy + Phần tinh dịch trong: lấy một phần.
+ Phần đậm đặc ( giống nhƣ sữa): cố gắng hứng lấy thật nhiều.
+ Phần cuối cùng: không lấy.
Mục tiêu khi lấy tinh là phải lấy phần tinh dịch đậm đặc. Tuy nhiên trên thực tế rất khó phân biệt giai đoạn tinh đậm đặc và giai đoạn tinh dịch trong.
Vì vậy trường hợp này người ta thường lấy luôn hai phần trên, và làm cho cảm giác có lượng tinh dịch nhiều hơn. Giai đoạn đầu và cuối thường cho ra các chất dạng gel nhỏ bằng hạt gạo, vì vậy ta nên để các miếng lọc trên ly đựng tinh nhằm loại bỏ các chất này.
Bước 6.Trong quá trình lấy tinh, nắm phần đầu dương vật hướng xuống phía dưới. Thao tác cẩn thận không để phần dịch của bao quy đầu ảnh hưởng tới tinh dịch và tinh trùng.
Để tránh được vấn đề này cần nắm phần đầu dương vật xuống phía dưới trong quá trình lấy tinh. Trước khi lấy tinh phải vệ sinh sạch phần bao quy đầu. Nếu ta không thực hiện các bước này thì tinh dịch thường có màu vàng, kết quả là tỷ lệ sống của tinh trùng bị giảm nhiều. Cũng có trường hợp khi chúng ta co bóp dương vật, có máu từ da dương vật rơi vào tinh dịch, nếu ta cầm phần đầu dương vật hướng lên trên thì có thể tránh cho máu rơi vào.
34
Bước 7. Thời gian lấy tinh khoảng từ 3 - 5 phút là vừa đủ. Nếu trước khi heo đực bắn hết tinh mà bỏ tay ra khỏi dương vật là không được, không nên bỏ tay ra khỏi dương vật sau khi phần tinh đậm đặc được bắn ra. Mỗi lần lấy tinh cố gắng cho heo xuất tinh đƣợc 3 lần. Nếu chỉ 1 lần xuất tinh mà cho heo đƣợc xuất giá nhảy thì heo sẽ thất vọng, tạo thói quen không tốt cho heo. Để lấy đƣợc phần tinh dịch tốt nhất ta phải tuân thủ khoảng cách mỗi lần lấy tinh ít nhất 5 ngày và cho ăn đầy đủ chất để cân bằng hooc-mon.
Bước 8. Mỗi lần sau khi lấy tinh xong tiêm ADE (8ml) cho heo đực để trợ sức trợ lức cho heo và cần vệ sinh chỗ lấy tinh và giá nhảy. Khu vực lấy tinh và giá nhảy nếu sử dụng cho nhiều con thì cần vệ sinh sạch sẽ duy trì trạng thái vô trùng, vệ sinh nước khu vực sàn. Phần gel tinh xuất sau cùng nếu để khô sẽ rất khó vệ sinh. Lƣợng tinh dịch lợn xuất trung bình khoảng 250 ml so với các loại gia súc khác lớn hơn rất nhiều. Thành phần tinh dịch đa số là chất đạm, nên trong khẩu phần ăn phải cung cấp nhiều chất đạm. Mật độ khai thác ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tinh trùng, mật độ khai thác thích hợp là 5 - 6 ngày/ tuần.
Khi lấy tinh cần lưu ý một số điều sau:
+ Khi di chuyển lợn đực và lúc lợn lên giá tránh gây kích động, chú ý các biện pháp an toàn lao động.
+ Các dụng cụ dùng khi lấy tinh cần khử trùng, tránh bụi rơi vào.
+ Vệ sinh sạch sẽ khu vực bao quy đầu, cắt lông khu vực này.
+ Chú ý không gây thương tích cho dương vật lợn.
+ Duy trì nhiệt độ và độ sáng thích hợp cho khu vực lấy tinh.
Mỗi lần lấy tinh cần lấy đến khi lợn xuất tinh hoàn toàn.
- Pha tinh
Các dụng cụ pha tinh cần được khử bằng nhiệt độ, thường là hấp hơi trong 15 phút ở nhiệt độ cao
35
Khi pha tinh cần đảm bảo nhiệt độ môi trường và nhiệt độ tinh (370C) không chênh lệch nhau quá 10C
Pha tinh với môi trường theo một tỷ lệ nhất định thường là 1:4 ( 1 tinh 4 môi trường)
Khi đổ môi trường với tinh, và cho tinh vào túi đựng tinh cần rót nhẹ nhàng tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh
Đối với phần tinh mà không dùng hết trong ngày thì cần đƣợc đem vào tủ bảo quản tinh để tránh tinh chết không sử dụng đƣợc
- Chuẩn bị lợn nái trước khi cho phối giống:
Trước khi phối giống, chúng ta cần làm công tác vệ sinh: rửa sạch cơ quan sinh dục và vùng xung quanh, dùng nước muối sinh lý rửa sạch cơ quan sinh dục và dùng khăn sạch lau khô.
Đƣa nái vào ô cạnh lợn đực (kẹp đực) để lợn nái mê ỳ hoàn toàn.
- Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái
+ Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: Que phối giống một lần, gel bôi trơn, kéo, liều tinh, nước muối sinh lý.
+ Bước 2: Vệ sinh lợn nái: Vệ sinh cơ quan sinh dục cái bằng nước muối sinh lý sau đó lau khô bằng khăn sạch.
+ Bước 3: Dùng que phối giống một lần đã được hấp tiệt trùng, cho gel bôi trơn vào phía đầu que rồi đưa vào từ từ chếch góc 45o và hướng lên trên.
Xoáy nhẹ theo chiều ngƣợc kim đồng hồ, khi ta có cảm giác qua cổ tử cung thì có thể bơm tinh.
Có thể ngồi cả lên lƣng lợn nái và mặt quay về phía sau.
Lợn nái khi chịu đực sẽ tự hút tinh, tuy nhiên khi ta đặt liều tinh quá cao tinh sẽ vào nhanh nhƣng dễ bị trào ra ngoài.
- Thời gian phối giống cho lợn nái:
Thời gian phối giống thao tác tốt nhất trong vòng 10 - 15 phút sau khi nái rơi vào trạng thái mê ỳ.