CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
1.3. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NH TM
1.3.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng
Để công tác tối thiểu hóa các tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra trong cho vay trung dài hạn DN, NHTM phải thực hiện các biện pháp né tránh, phòng ngừa, chuyển giao giảm thiểu tổn thất rủi ro tín dụng đã nêu trên. Tuy nhiên, các biện pháp này cũng chịu nhiều tác động bởi nhiều nhân tố. Nhìn chung công tác kiểm soát RRTD trong cho vay trung dài hạn DN chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:
a. Nhân tố bên ngoài
- Môi trường kinh tế: Trong nền kinh tế thị trường, chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng của ngân hàng thương mại nói riêng. Nếu chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đúng đắn phù hợp với thực tiễn, khi nền kinh tế ổn định, lạm phát thấp không có khủng hoảng, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao, từ đó hoàn trả đầy đủ vốn vay cho NH, nên hoạt động cho vay của NH phát triển, chất lượng khoản cho vay được nâng cao, nhưng ngược lại cũng sẽ kìm hãm sự phát triển sản xuất kinh doanh làm cho các doanh nghiệp gặp khó
Tổng dư nợ
Số dư quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
X 100
Tỷ lệ trích lập dự = phòng rủi ro tín dụng
khăn thậm chí thua lỗ, phá sản, lúc đó cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động hạn chế RRTD của NHTM
- Môi trường pháp lý : Trong hoạt động kinh doanh, các yếu tố pháp lý là điều kiện đảm bảo hàng đầu, đặc biệt là trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại. Tính pháp lý thể hiện ở các hoạt động kinh doanh luôn tiến hành dựa trên các quy định pháp luật, hay nói cách khác bị giới hạn trong khuôn khổ pháp luật. Nếu môi trường pháp lý tốt, đầy đủ, đồng bộ sẽ góp phần tích cực vào hiệu quả của các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng. Ngược lại, nếu môi trường pháp lý không đồng bộ, không phù hợp với xu thế phát triển kinh tế hiện tại sẽ tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh, nhiều sơ hở để các DN làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau và lừa đảo chính NH. Khi đó việc triển khai các biện pháp hạn chế rủi ro cho vay tại NHTM sẽ gặp khó khăn, thậm chí thực thi sẽ không có tác dụng
- Sự thay đổi của môi trường tự nhiên như: thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây khó khăn cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, làm giảm lợi nhuận dẫn đến việc trả nợ gốc và lãi vay không đúng hạn.Điều này có thể dẫn đến rủi ro NHTM.
- Nhân tố từ phía khách hàng doanh nghiệp:
+ Tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của DNgặp khó khăn như: sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, sử dụng vốn sai mục đích hoặc sử dụng vào các hoạt động có mức rủi ro cao dẫn đến thua lỗ và không thu hồi được vốn. Về lâu dài những khó khăn đó có thể dẫn đến tình hình tài chính của DN ngày càng xấu đi, giảm sút khả năng thanh toán nợ cho các NH.
+ Khách hàng vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng dưới một danh nghĩa hay nhiều thực thể khác nhau nên thiếu sự phân tích trên tổng thể, khó theo dõi được dòng tiền dẫn đến việc sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng thanh toán dây chuyền.
+ Năng lực quản lý kinh doanh kém, đầu tư nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý, doanh nghiệp cố tình lừa đảo ngân hàng: thể hiện ở chỗ DN không có thực lực tài chính nhưng cố tình quảng cáo, phô trương thanh thế, xây dựng mối quan hệ thân thiết và có uy tín với NH, hoặc kê khai tài sản thế chấp gian dối, làm giả báo cáo tài chính để vay những khoản tiền lớn rồi quỵt nợ, chây ỳ nợ.
b. Nhân tố bên trong - Công nghệ ngân hàng
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của Việt Nam, công nghệ ngân hàng có tác động nhiều đến công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay. Công nghệ ngân hàng cung cấp cho người làm công tác quản trị rủi ro tín dụng những công cụ hữu hiệu từ việc giúp nhanh chóng phát hiện sớm, chính xác rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp. Với hệ thống thông tin hiện đại đảm bảo cho ngân hàng có thể thu thập, phân tích và xử lý những thông tin liên quan đến hoạt động cho vay của ngân hàng một cách nhanh chóng kịp thời, đặc biệt là trong việc đánh giá rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của NHTM. Với những phương tiện hiện đại đó giúp ngân hàng làm tốt công tác đánh giá rủi ro tín dụng, ước tính tổn thất và đồng thời độ tin cậy của kết quả cao.
- Năng lực cán bộ ngân hàng
Năng lực cán bộ là yếu tố quyết định hiệu quả của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp. Nếu cán bộ được trang bị trình độ đáp ứng được yêu cầu của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng, công tác kiểm soát rủi ro tín dụng sẽđược tổ chức và thực hiện tốt, chất lượng tín dụng sẽ tốt.
- Đạo đức của cán bộ ngân hàng
Đạo đức của cán bộ ngân hàng cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát RRTD trong cho vay DN. Đó là những gian lận
trong quá trình thu thập thông tin dẫn đến công tác đánh giá, tính toán trích lập dự phòng rủi ro không phản ánh đúng tổn thất trong cho vay doanh nghiệp, cán bộ có đạo đức kém còn tìm cách đề xuất cho vay và đề xuất các biện pháp kiểm soát RRTD sai dẫn đến các tổn thất trong công tác cho vay của NHTM.