Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi đất đai làm cơ sở cho quy hoạch sản xuất chè trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang (LV thạc sĩ) (Trang 33 - 39)

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.31.1 Phương pháp thu tập tài liệu thứ cấp

- Thu thập kế thừa tài liệu, số liệu về đất đai, địa hình, khí hậu, thuỷ văn…, các số liệu về điều kiện kinh tế xã hội tại các cơ quan: phòng Tài nguyên và Môi trường; phòng Nông nghiệp huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.

- Thu thập nghiên cứu các loại bản đồ: bản đồ đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình …từ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.

2.3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

+ Trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, tiến hành lấy 20 mẫu đất ở vùng sản xuất sản phẩm chè mang nhãn hiệu chứng nhận “Chè Shan tuyết Hoàng Su Phì”

thuộc địa phận hành chính 10 xã của huyện Hoàng Su Phì, bao gồm: Bản Máy, Thàng Tín, Túng Sán, Bản Nhùng, Bản Luốc, Pờ Ly Ngài, Hồ Thầu, Nam Sơn, Nậm Ty, Nậm Khòa. Mỗi xã tiến hành lấy 02 mẫu.

+ Trước khi lấy mẫu đất xác định vị trí trên bản đồ độ dốc đã kế thừa.

+ Các mẫu đất được xác định ngoài thực địa về thành phần cơ giới và độ sâu tầng canh tác.

+ Tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm để xác định dung trọng, hàm lượng mùn và độ pH.

- Tổng hợp, phân tích, xử lý, đánh giá các loại số liệu có liên quan.

2.3.2 Phương pháp điu tra nhanh

Để thu thập số liệu về năng xuất, sản lượng và nhu cầu tiêu thụ, những khó khăn và thuận lợi trong phát triển cây chè… phục vụ nghiên cứu, đề tài tiến hành điều tra 80 hộ sản xuất nông nghiệp bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 1 thành viên hiểu biết về nông nghiệp của gia đình, ngoài ra có sự đóng góp ý kiến của các thành viên khác trong gia đình. Câu hỏi được soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Nội dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu theo các nhóm thông tin sau:

+ Thông tin chung về đặc điểm của hộ gia đình sản xuất nông nghiệp.

+ Thông tin về điều kiện đất đai, diện tích đất trồng chè và tình hình sử dụng đất của hộ gia đình.

+ Nhóm thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp của hộ.

+ Các câu hỏi mở về những khó khăn, thuận lợi, nhu cầu trong phát triển sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình…

2.3.3 Phương pháp xây dng bn đồ

- Xây dựng các loại bản đồ đơn tính sử dụng phần mềm Microsation và ArcGIS:

+ Bản đồ độ dốc được xây dựng trên cơ sở bàn đồ địa hình của huyện.

+ Bản đồ thành phầm cơ giới và độ sâu tầng canh tác được thành lập trên cơ sở điều tra, thu thập số liệu ngoài thực địa.

+ Bản đồ hàm lượng mùn và pH được thành lập từ số liệu phân tích mẫu phẫu diện đất điển hình.

- Biên tập và xây dựng các loại bản đồ bằng các phần mền ArcGIS 10.1, - Chồng ghép bản đồ đơn tính bằng phần mềm ArcGIS 10.1. Từ đó xây dựng bản đồ đơn vị đất và bản đồ phân hạng thích nghi đất đai.

- Xử lý số liệu thuộc tính bằng các phần mềm Excel.

2.3.4 Cơ s phân vùng thích nghi cây chè

- Dựa vào điều kiện tự nhiên, khí hậu trên địa bàn huyện và các đặc tính, tính chất của các đơn vị đất đai trên bản đồ đơn vị đất đai.

- Dựa trên các yêu cầu sinh thái, đặc điểm thực vật học, yêu cầu phát triển của loại hình sử dụng đất chè.

- Dựa vào các bản đồ đơn tính mà đề tài xây dựng.

2.3.5 Phương pháp đánh giá phân hng thích hp đất đai theo FAO UNESSCO Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai chồng ghép các bản đồ đơn tính (bản đồ chế độ tưới, bản đồ hàm lượng mùn, bản đồ chỉ số pH, bản đồ thành phần cơ giới, bản đồ độ sâu tầng canh tác) tỷ lệ 1/10.000 bằng phần mềm ArcGIS.

Nghiên cứu lựa chọn loại hình sử dụng đất thích hợp với đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa nếp.

Phân hạng mức độ thích hợp đất đai theo cấu trúc phân hạng đất của FAO.

2.3.6 Phương pháp x lý s liu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng phần mềm Microsotf Excel để thống kê và xử lý số liệu.

2.3.7 Phương pháp phân tích mu đất

Quy trình thực hiện lấy mẫu và phân tích mẫu đất Quy trình thự hiện lấy mẫu

Bước 1: Sử dụng một ống trụ sắt có đường kính 5cm, dài 10cm. Sau khi gạt bỏ lớp thực vật trên bề mặt đất lấy ống trụ sắt đóng vuông góc xuống đất. Lấy lượng đất ở trong ống trụ sắt. Tại thực địa xác định độ ẩm đất, thành phần cơ giới của đất và độ sâu tầng canh tác. Đất sau khi lấy phải được tán nhỏ, để túi riêng có ghi địa điểm lấy mẫu.

Bước 2: Phơi khô: đất lấy về băm nhỏ (cỡ từ 1-1.5 cm) nhặt rễ rải đều trên khay men hoặc giấy, phơi khô trong nhà. Nhà phơi phải thoáng gió, không có hóa chất nhất là những chất dễ bay hơi. Không nên phơi ngoài trời nắng hoặc cho vào tủ sấy. Thường phơi trong không khí vài ngày là khô và có thể giã được. Tốc độ khô tùy thuộc vào từng loại đất, nhiệt độ không khí, đất cát chóng khô, đất sét lâu khô.

Bước 3: Nghiền và rây: đất trước khi cho vào cối, cần nhặt kỹ sạn, gạch, rễ cây, rây qua rây 0,25mm. Phải giã và rây hết số đất đó không được bỏ phần còn lại trên rây.

Bước 4: Cho mẫu đất đó vào hộp giấy bằng bìa cứng hoặc vào bình thủy tinh kèm theo phiếu ghi mẫu.

Thang đánh giá pH: Thang đánh giá pH theo hội khoa học đất ở Việt Nam:

pH < 4.0 Rất chua 4.1 - 4.5 chua 4.6 – 5.0 chua vừa 5.1 – 5.5 chua ít

5.6 – 6.5 gần trung tính 6.6 – 7.0 trung tính 7.1 – 7.5 kiềm yếu 7.6 – 8.0 kiềm

> 8 kiềm mạnh

Phân tích mẫu đất

- Xác định độ PH trong đất

Bước 1: Cân 10g đất mịn khô không khí cho vào trong bình nhựa dung tích 100ml, miệng rộng.

Bước 2: Thêm 50 ml H2O cất (hoặc KCl nếu đo pHKCl).

Bước 3: Lắc bằng tay cho phân tán đất và tiếp tục lắc bằng máy 30 phút (vận tốc maximum) sau đó để yên trong khoảng 2 giờ (không quá 3 giờ).

Bước 4: Lắc xoáy lại 2-3 lần bằng tay cho phân tán huyền phù.

Bước 5: Đo pH bằng pH mét điện cực thủy tinh. Vị trí bầu điện cực ở vị trí trung tâm và trung điểm độ sâu của dung dịch huyền phù.

Bước 6: Đọc kết quả đo sau khi kim ổn định 30s (mẫu được đo 2 lần lặp lai).

- Xác định hàm lượng mùn trong đất

Bước 1: Cân 0,1g đất đã qua rây 0,25mm cho vào bình tam giác có thể tích 100ml, cho tiếp 10m K2Cr2O7 (0.4N) lắc nhẹ cho dung dịch và đất trộn đều với nhau và đậy phễu ngưng lạnh lên miệng bình tam giác.

Bước 2: Đặt trên bếp cách cát đun ở nhiệt độ 150-1700C để dung dịch trong bình sôi nhẹ đúng 5 phút nhấc để nguội, cho vào dung 1ml H3PO4 cà 8 giọt chỉ thị màu phenylantrain (0.2%).

Bước 3: Dùng dịch muối nhỏ FeSO4 (NH4)SO4 6 H2O (0,1N) chuẩn độ lượng KaliBicromát dư thừa. Dung dịch chuyển từ tím mận sang xanh lá cây.

Bước 4: Tính kết quả

Mùn % = *K

Trong đó:

V1: là thể tích muối mo (ml) dung để chuẩn độ thí nghiệm đối chứng (lấy một thể tích K2Cr2O7 (0.4N) như trên +8 giọt chỉ thị màu phenylantrain (0.2%) lắc đề. Dùng muối cho chuẩn độ đến lúc dung dịch chuyển sang màu xanh)

V2: là thể tích muối mo dùng để chuẩn độ thí nghiệm có đất N: là nồng độ của muối mo

C: là số gam đất dùng để phân tích K: là heẹ số quy về đất khô kiệt

- Thang đánh giá mùn ở Việt Nam Dưới 1%: Đất rất nghèo mùn 1-2 %: Đất hơi nghèo mùn 2-4 %: Đất có mùn trung bình 4-8%: Đất giàu mùn

>8 %: Đất rất giàu mùn

Chương 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi đất đai làm cơ sở cho quy hoạch sản xuất chè trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang (LV thạc sĩ) (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)