Xây dựng tiêu chuẩn phân chia đơn vị đất đai và thành lập bản đồ đơn vị đất đai huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi đất đai làm cơ sở cho quy hoạch sản xuất chè trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang (LV thạc sĩ) (Trang 45 - 59)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Xây dựng tiêu chuẩn phân chia đơn vị đất đai và thành lập bản đồ đơn vị đất đai huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

3.2.1. Xác định điu kin yêu cu sinh thái cơ bn cho phát trin cây chè 3.1.1.1 Năng sut, din tích, sn lượng chè năm 2017

- Năm 2017, tổng diện tích chè đạt 4.602,8 ha, trong đó diện tích chè cho sản phẩm 3.253,1 ha; Còn lại 1.349,7 ha đang trong thời gian chăm sóc.

- Sản lượng chè búp tươi đạt 12.880 tấn.

- Năng suất chè đạt 37 - 38 tạ/ha.

3.1.1.2. V điu kin khí hu

- Nhiệt độ không khí trung bình năm 20oC, tháng cao nhất là 26oC, tháng thấp nhất là 13,2oC.

- Độ ẩm: trung bình năm khoảng 86%;

- Lượng mưa: lượng mưa trung bình hàng năm 1.698 mm tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm.

3.1.1.3. Về điều kiện đất đai

- Đất trồng chè có độ cao trên 600 m, độ dốc từ 100 – 150 (trồng tập chung);

trên 150 (trồng phân tán, hỗn giao với cây rừng).

- Đất có tầng dày trên 20cm; thành phần cơ giới đất từ thịt nhẹ đến thịt nặng; độ pH từ 4,5 – 5,5; hàm lượng mùn từ 2,2 – 4,21 rất thuận lợi cho cây chè phát triển.

3.2.2. Đánh giá chung v điu kin t nhiên, Kinh tế - Xã hi, nh hưởng đến kh năng phát trin cây Chè

3.2.2.1. Lợi thế

Huyện Hoàng Su Phì nằm ở độ cao trên 600m so với mực nước biển, với khí hậu mát mẻ, trong lành, những cây chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi ở huyện Hoàng Su Phì có mùi thơm rất đặc trưng, vị đậm, nước xanh, hiếm nơi nào có. Chè Shan tuyết đã, đang khẳng định được thương hiệu trên thị trường, trở thành một trong những cây trồng xóa đói, giảm nghèo bền vững của huyện.

UBND tỉnh, đặc biệt là Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh đã có những hỗ trợ cho huyện tăng cường công tác quản lý và phân vùng nguyên liệu chè trên địa bàn.

Các HTX, cơ sở chế biến chè trên địa bàn huyện đã nhận được sự ủng hộ, quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của các cấp chính quyền từ tỉnh, huyện và các xã. Đặc biệt là Huyện ủy, UBND huyện.

Các HTX, cơ sở lớn đã thu hút được một số đối tác hỗ trợ phát triển cộng đồng cho người trồng chè vùng cao và đã xây dựng được vùng nguyên liệu chè sạch được cấp chứng nhận chè VietGAP và hữu cơ mang thương hiệu chè Hoàng Su Phì với các thương hiệu, nhãn hiệu như Phìn Hồ trà, Tây Côn Lĩnh, Tấn Xà Phìn, Trà Hồ Thầu, Trà Túng Sán... Đến nay, diện tích chè đạt tiêu chuẩn VietGAP được hỗ trợ xây dựng là 400 ha (xã Thông Nguyên 150 ha, xã Nậm Ty 150 ha, Hồ Thầu 100 ha), diện tích chè đạt chứng nhận Hữu cơ là 161,5 ha (Hồ Thầu, Tả Sử Choóng) và 129 ha chè Hữu cơ tại xã Túng Sán đang trong quá trình theo dõi để cấp chứng nhận. Năm 2017, Nhà nước hỗ trợ xây dựng trên 500 ha chè chứng nhận hữu cơ.

Các HTX, cơ sở xây dựng hệ thống nông nghiệp gồm các tổ nhóm phát triển chè với cam kết cụ thể về đầu tư và thu mua hết sản phẩm cho bà con nông dân. Do vậy người làm chè có đầu ra ổn định và yên tâm sản xuất.

3.2.2.2. Khó khăn

- Do địa hình đồi núi dốc, giao thông đi lại khó khăn, hầu hết chè đều được trồng trên nương rẫy nên việc vận chuyển phân bón, chăm sóc chè gặp nhiều khó khăn. Khi thu hái chè dễ bị dập nát, nẫu làm ảnh hưởng đến chất lượng chè.

- Quá trình chăm sóc của người dân còn mang tính truyền thống, chưa có sự đầu tư thâm canh cho cây chè, tập quán đốn chè chưa theo quy trình kỹ thuật, cho nên năng suất đạt thấp (37 - 38 tạ/ha), nhiều nương chè già không đủ mật độ do mất khoảng, khó trồng dặm, phần lớn diện tích được trồng tập trung ở các sườn núi trồng xen dưới tán cây rừng, hoặc trồng thưa để cỏ mọc dưới tán chè.

- Chất lượng sản phẩm chưa cao, công tác quảng bá giới thiệu sản phẩm cũng như mẫu mã bao bì sản phẩm còn hạn chế, thị trường tiêu thụ chè còn nhỏ, hẹp.

- Người dân chưa mạnh dạn vay vốn đầu tư thâm canh chè theo tiêu chuẩn hữu cơ vì sợ rủi ro không trả được nợ. Chủ yếu sản xuất chè theo phương pháp hữu cơ chỉ có ở các HTX, các nhóm hộ có quy mô trồng chè lớn.

3.2.3. Xây dng tiêu chun phân chia đơn v đất đai phc v vic thành lp bn đồ phân hng thích nghi đất đai

3.2.3.1. Xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi đất đai

Trong đề tài việc lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp dựa trên cơ sở của quy trình đánh giá đất, cơ sở lựa chọn này dựa trên các đặc tính và tính chất của các loại đất phù hợp với các yêu cầu sinh trưởng và phát triển cây. Từ đó so sánh, đánh giá và xác định được các loại đất ở các khu vực nhất định có khả năng phù hợp cho việc trồng chè shan, góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Các chỉ tiêu lựa chọn bao gồm:

* Loại đất: Loại đất được coi là một yếu tố tổng hợp, chứa đựng nhiều đặc tính chung của một vạt đất, theo đó có thể nhận biết được những đặc trưng cơ bản về tính chất vật lý, hoá học của các loại đất và khả năng thích hợp của vạt đất ấy với cây chè shan. Các kết quả điều tra, phân loại và lập bản đồ đất huyện Hoàng Su Phì theo định lượng và các kết quả điều tra bổ sung về loại đất và nhóm đất trên nền bản đồ tỷ lệ 1/25.000 cho thấy trên phạm vi lãnh thổ nghiên cứu có 6 nhóm đất. Tương ứng với 6 nhóm được mã hoá bằng chữ So, tương ứng từ So1 đến So6.

* Chỉ tiêu độ pH. Mỗi loaị cây trồng có một khoảng pH thích hợp nhất định.

Khi khoảng pH đạt ở mức độ chuẩn, cây trồng sẽ phát triển mạnh do quá trình hấp thu, trao đổi dinh dưỡng giữa hệ rễ cây và đất được thực hiện thuận lợi.

* Thành phần cơ giới: Thành phần cơ giới của đất phản ánh tỷ lệ các cấp hạt có trong đất do tỷ lệ các cấp hạt sét, limon và cát có ảnh hưởng đến khả năng giữ dinh dưỡng, giữ nước, điều hoà ôxy của đất và khả năng làm đất. Tuy nhiên đối với đất dốc, yếu tố thành phần cơ giới không quan trọng bằng các yếu tố khác như độ dốc, độ dày tầng đất mịn. Thành phần cơ giới được phân thành 4 cấp và được mã hóa bằng chữ Co, tương ứng từ Co1 đến Co4.

* Độ dày tầng đất: Độ dày tầng đất mịn được coi là yếu tố trội, quyết định khả năng thích hợp của vạt đất với cây chè shan. Nhìn chung cây trồng nào cũng cần đất

tầng dày, đất tầng dày không chỉ đơn thuần là chỗ dựa cho cây trồng mà còn là kho tàng cung cấp nước, chất khoáng cho cây trồng. Với cây chè shan, độ dày tầng đất mịn còn đòi hỏi khắt khe hơn nhiều do có bộ rễ ăn sâu, rộng và tổng lượng sinh khối trên mặt đất lớn, có chu kỳ khai thác dài. Tuy nhiên trên thực tế các vườn chè shan có năng suất cao hiện nay có những vườn đang trồng trên đất tầng mỏng nhưng phía dưới là những lớp đá vụn đang phong hoá dạng tơi mềm. Chỉ tiêu này được phân thành 5 cấp từ mức dày đến mỏng và được mã hoá bằng chữ De, tương ứng từ De1 đến De5.

* Độ dốc: được coi là yếu tố trội liên quan đến tính bền vững của đất trong điều kiện sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Việc lựa chọn chỉ tiêu này không chỉ đơn thuần là chỉ tiêu chịu tác động của quá trình xói mòn, rửa trôi đất cũng như chất dinh dưỡng mạnh hơn mà còn liên quan đến quá trình chăm sóc, vận chuyển phân bón và sản phẩm sau thu hoạch cũng như khả năng tưới nước. Quá trình này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại đất, thành phần cơ giới, tính thấm nước của đất, lớp phủ thực vật. Điều này đã được nhiều nghiên cứu chứng minh. Chính vì vậy để bảo vệ đất Nhà nước đã ban hành tiêu chuẩn bố trí sử dụng đất dốc. Theo tiêu chuẩn này, đa số cây trồng nông nghiệp đều thích hợp với đất có độ dốc thấp. Yếu tố độ dốc được chia thành 6 cấp và được mã số bằng chữ Sl, từ Sl1 đến Sl6.

* Điều kiện tưới: Nước là yếu tố quan trọng và trong nhiều trường hợp quyết định đến sinh trưởng, phát triển của cây chè shan. Chè shan là loại cây trồng ưa sinh thái khô nhưng lại nhưng cũng là loại cây cần nước. Theo FAO nếu cây chè shan được tưới đủ nước có thể gia tăng năng suất từ 10 %. Trong đánh giá đất cho chè shan điều kiện tưới được phân làm 3 cấp: Ir1 (tưới chủ động); Ir2 (bán chủ động), Ir3 (Không chủ động).

* Các chỉ tiêu về khí hậu: Trong đánh giá đất yếu tố khí hậu là một trong những nhóm chỉ tiêu rất quan trọng và cần được lựa chọn để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. Tuy nhiên trong phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại địa bàn một huyện nên các chỉ tiêu về khí hậu được đồng nhất. Dựa trên nguồn số liệu hiện có của Trạm khí tượng thủy văn Hoàng Su Phì thì các giá trị của các chỉ tiêu về nhiệt độ; lượng mưa đều đánh giá mức độ đáp ứng được sự sinh trưởng phát triển cây chè shan.

Bảng 3.2: Các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi đất đai

Chi tiêu Chi tiết

hiệu

1.Loại đất (So)

- Đất phù sa chua điển hình Pc So1

- Đất xám điển hình (bạc màu) Xh So2

- Đất xám feralit Xf So3

- Đất xám glây Xg So4

- Đất xám mùn trên núi Xu So5

- Đất mùn alít trên núi cao Ah So6

- Không đánh giá N NSo

2. Độ pH (pH)

- pH ≤ 4.5 pH1

- 4.5 < pH ≤ 5.5 pH2

- pH > 5.5 pH3

- Không đánh giá N NpH

3. Thành phần cơ giới (Co)

- Cát pha Co1

- Thịt nặng Co2

- Thịt trung bình Co3

- Thịt nhẹ Co4

- Không đánh giá N NCo

4. Độ dày tầng đất (De)

De >100 cm De1

70 cm < De ≤ 100 cm De2

50 cm < De ≤ 70 cm De3

20 cm < De ≤ 50 cm De4

De ≤ 20 cm De5

- Không đánh giá N NDe

5. Độ dốc (Sl)

Sl < 30 Sl1

30 ≤ Sl < 80 Sl2

80 ≤ Sl < 150 Sl3

150 ≤ Sl < 200 Sl4

200 ≤ Sl < 250 Sl5

Sl ≥ 250 Sl6

-Không đánh giá N NSl

6. Chế độ tưới (Ir)

- Chủ động Ir1

- Bán chủ động Ir2

- Không chủ động Ir3

- Không đánh giá N NIr

3.2.4. Xây dng các bn đồ đơn tính theo các ch tiêu 3.2.4.1 Xây dựng bản đồ loại đất

Có thể thấy, đất đai chính là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây chè. Trong đất, thành phần cơ giới, tính chất lý hoá và hàm lượng các nguyên tố vi lượng cũng đều có những ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cây chè.

Bản đồ sử dụng để biên tập bản đồ thổ nhưỡng huyện Hoàng Su Phì được xây dựng từ bản đồ thổ nhưỡng do Viện Nông hóa thổ nhưỡng khảo sát xây dựng cấp tỉnh với tỷ lệ 1:100.000. Đề tài tiến hành lấy phẫu diện đất bổ sung đảm bảo xây dựng bản đồ tỷ lệ 1: 25.000. Kết quả xây dựng được bản đồ thổ nhưỡng huyện Hoàng Su Phì bao gồm 6 đơn vị đất, chi tiết từng loại đất trong bảng sau:

Bảng 3.3: Kết quả xây dựng bản đồ loại đất

Stt Loại đất

hiệu Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Số khoanh 1 - Đất phù sa chua điển hình Pc So1 5306,7 8,39 251

2 - Đất xám điển hình Xh So2 3466,7 5,48 197

3 - Đất xám feralit Xf So3 2423,1 3,83 134

4 - Đất xám glây Xg So4 6666,3 10,54 235

5 - Đất xám mùn trên núi Xu So5 7755,6 12,26 412 6 - Đất mùn alít trên núi cao Ah So6 5451,5 8,62 452

7 - Không đánh giá N NSo 32168,16 50,87 1351

Tổng 63238,06 100 3032

(Nguồn: Kết quả phân tích điều tra)

Hình 3.1: Bn đồ loi đất huyn Hoàng Su Phì tnh Hà Giang 3.2.4.2. Xây dựng bản đồ pH

Chỉ tiêu pH là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hàm lượng tanin trong chè, hay là chất lượng chè. Do đó, đề tài tiến hành lấy mẫu đất phân tích để xác định và thành lập bản đồ pH trong đất.

Bảng 3.4: Kết quả xây dựng bản đồ độ chua pH STT Độ chua pH

hiệu

Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%) Số khoanh

1 - pH ≤ 4.5 pH1 19.904,30 31,48 1653

2 - 4.5 < pH ≤ 5.5 pH2 9322,40 14,74 568

3 - pH > 5.5 pH3 1843,20 2,91 231

4 - Không đánh giá NpH 32168,16 50,87 1412

Tổng 63238,06 100 3864

(Nguồn: Kết quả phân tích điều tra)

Qua bảng 3.4 ta thấy khu vực nghiên cứu giá trị pH được chia làm 3 cấp độ khác nhau, trong đó diện tích chỉ số thấp nhất pH ≤ 4,5 có 19.904,30 ha chiếm 31,48 % diện tích tự nhiên và cũng là diện tích chiếm tỷ lệ cao nhất. Diện tích có chỉ số pH 4,5 -> 5,5 là 9322,40 ha chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 14,74 %. Diện tích chỉ số pH > 5,5 là 1843,20 ha chiếm 2,91 %.

Hình 3.2: Bn đồ độ pH khu vc huyn Hoàng Su Phì, tnh Hà Giang 3.2.4.3. Xây dựng bản đồ thành phần cơ giới

Trên cơ sở thông tin thuộc tính về thành phần cơ giới các khoanh đất trên bản đồ thổ nhưỡng huyện Hoàng Su Phì, kết hợp với việc điều tra bổ sung để kiểm chứng, xác định chỉ tiêu này ngoài thực địa bằng phương pháp phân tích định lượng. Sử dụng công cụ cắt vùng theo ranh giới khu vực nghiên cứu và biên tập bản đồ thành phần cơ giới theo thuộc tính.

Bảng 3.5: Kết quả xây dựng bản đồ thành phần cơ giới STT Thành phần cơ giới

hiệu

Diện

tích (ha) Tỷ lệ (%) Số khoanh

1 - Cát pha Co1 11086,60 17,53 985

2 - Thịt nặng Co2 1700,60 2,69 214

3 - Thịt trung bình Co3 6270,40 9,92 521

4 - Thịt nhẹ Co4 12012,30 19,00 687

5 - Không đánh giá NCo 32168,16 50,87 1421

Tổng 63238,06 100 3828

Qua bảng 3.5 kết quả xây dựng bản đồ chuyên đề thành phần cơ giới vùng nghiên cứu cho thấy trên địa bàn chủ yếu là đất có đặc tính thịt nhẹ, cát pha, thịt trung bình và thịt nặng. Diện tích đất có đặc tính thịt nhẹ theo kết quả điều tra nghiên cứu là 12012,30 ha chiếm 19 %. Diện tích đất có đặc tính thịt trung bình là 6270,40 ha chiếm 9,92 %. Diện tích thịt nặng chiếm một tỷ lệ bé nhất là 2,69 % tương ứng với 1700,60 ha

Hình 3.3: Bn đồ thành phn cơ gii

3.2.4.4. Xây dựng bản đồ độ dày tầng đất

Bảng 3.6: Kết quả xây dựng bản đồ độ dày tầng canh tác STT Độ dày tầng đất

hiệu

Diện

tích (ha) Tỷ lệ (%) Số khoanh

1 De >100 cm De1 3100,60 4,90 365

2 70 cm < De ≤ 100 cm De2 2206,10 3,49 247

3 50 cm < De ≤ 70 cm De3 5587,40 8,84 265

4 20 cm < De ≤ 50 cm De4 17085,20 27,02 1256

5 De ≤ 20 cm De5 3090,60 4,89 421

6 - Không đánh giá NDe 32168,16 50,87 1252

Tổng 63238,06 100 3806

Qua bảng 3.6 kết quả xây dựng bản đồ độ dầy tầng đất vùng nghiên cứu chủ yếu dao động trong khoảng từ 20 cm – 50 cm với 17085,20 ha. Diện tích có độ dầy tầng đất 70 cm =< D < 100 cm là 2206,10 ha chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là 3,49% tổng diện tích tự nhiên. %, diện tích có độ dầy tầng đất thấp nhất D < 20 cm là 3090,6 ha chiếm 4,89 % diện tích tự nhiên.

Hình 3.4: Bn đồ độ dy tng canh tác huyn Hoàng Su Phì tnh Hà Giang

3.2.4.5. Bản đồ độ dốc

Xây dựng bản đồ độ dốc căn cứ vào bản đồ địa hình trên địa bàn nghiên cứu.

Sử dụng phần mềm Arcgis 10.1 nhập giá trị độ cao để xây dựng mô hình số độ cao TIN. Từ mô hình này tiến hành phép toán nội xuy bản đồ độ dốc (TIN to Slop). Kết quả thành lập và phân cấp tiêu chí độ dốc như sau:

Bảng 3.7: Kết quả xây dựng bản đồ độ dốc

Stt Độ dốc

hiệu độ dốc

Diện

tích (ha) Tỷ lệ (%) Số khoanh

1 Sl < 30 Sl1 3592,50 5,68 981

2 30 ≤ Sl < 80 Sl2 2581,00 4,08 765

3 80 ≤ Sl < 150 Sl3 2996,70 4,74 512

4 150 ≤ Sl < 200 Sl4 6261,40 9,90 653

5 200 ≤ Sl < 250 Sl5 10370,90 16,40 1023

6 Sl ≥ 250 Sl6 5267,40 8,33 853

7 -Không đánh giá NSl 32168,16 50,87 1561

Tổng 63238,06 100,00 6348

Qua bảng tổng hợp trên cho thấy toàn khu vực nghiên cứu chia làm 06 cấp độ dốc khác nhau. Địa hình trên địa bàn nghiên cứu bị chia cắt phức tạp. Khu vực có địa hình dốc nhất tập trung chủ yếu khu vực phía Bắc của vùng nghiên cứu, đặc biệt khu vực giáp đất nước Trung Quốc độ dốc 200 =< Sl < 25 0 là 10370,90 ha chiếm 16,4 %. Những vùng có độ dốc thấp Sl < 30 là 3592,5 ha chiếm 5,68 % diện tích tự nhiên của huyện.

Hình 3.5: Bn đồ độ dc huyn Hoàng Su Phì 3.2.4.6. Bản đồ chế độ tưới

Chế độ tưới là chỉ tiêu quan trọng, không chỉ với cây chè Shan mà đối với hầu hết các loại cây trồng. Đánh giá và phân cấp chỉ tiêu này bổ sung vào các yếu tố tự nhiên nhằm đánh giá chặt chẽ hơn các đơn vị đất đai đa biến thích nghi với cây chè Shan trên địa bàn. Từ bản đồ độ dốc, kết hợp với bản đồ thủy hệ và điều tra thực địa, ta tiến hành xây dựng bản đồ chế độ tưới theo các cấp độ: Tưới chủ động (Ir1), tưới bán chủ động (Ir2), tưới không chủ đông hay nói khác là nhờ hoàn toàn vào nước trời (Ir3). Kết quả biên tập bản đồ chế độ tưới và tổng hợp số liệu thuộc tính như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi đất đai làm cơ sở cho quy hoạch sản xuất chè trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang (LV thạc sĩ) (Trang 45 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)