Các kiến nghị với nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

1. Các kiến nghị với nhà nước

1.1 Kiến nghị về đầu tư phát triển cho ngành dệt may :

Hiện nay nhu cầu nguyên phụ liệu trong nuớc là rất lớn , trong khi đó ngành dệt chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ về nhu cầu nguyên phụ liệu của ngành may , phần còn lại phải nhập từ nước ngoài . Điều này góp phần giảm sức cạnh tranh của ngành may do giá nhập khẩu nguyên phụ liệu cao ,thường bị động trong sản xuất kinh doanh do vật tư phải nhập khẩu .Trong khi đó , ngành dệt là ngành đòi hỏi nguồn vốn rất lớn , khả năng thu hồi vốn chậm nên các doanh nghiệp rất ngại đầu tư vào lĩnh vực này,do đó nhà nước nên có chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào ngành dệt dưới mọi hình thức. Hình thức được sử dụng trước đây vẫn là liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Thành lập một qũi đầu tư riêng cho ngành dệt,quĩ này sẽ được dùng để hiện đại hoá và xây mới các nhà máy dệt,cũng như trang bị đồng bộ các thiết bị máy móc hiện đại;để thực hiện các khoá huấn luyện đào tạo thêm cho cán bộ công nhân ngành dệt ; để mua các dây chuyền sản xuất đã được sử dụng và thành công ở các nước tiên tiến trên thế giới, có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp may có tỉ trọng nội địa hoá cao,sử dụng nguyên vật liệu trong nước. Thu hút sự trợ giúp của các tổ chức phi chính phủ , các tổ chức môi trường thế giơí cho sản phẩm xanh và sạch , với mục đích dần cải tiến công nghệ dệt nhuộm của Việt Nam phù hợp với các qui định của ISO9000 và ISO 14000 .Bởi lẽ những điều kiện rất khắt khe về bảo vệ môi trường sẽ được đặt ra khi hàng dệt của Việt nam xâm nhập vào thị trường khó tính như Mĩ , EU . . .

Với ngành may, nên hạn chế đầu tư nưóc ngoài vào ngành này để giảm sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp may có vốn đầu tư nước ngoài thường có ưu thế hơn về vốn,công nghệ cũng như khả năng tiếp cận thị trường so với các doanh nghiệp nội địa.Các sản phẩm may của các doanh nghiệp này,với các ưu thế về công nghệ,nguyên liệu mẫu mã sẽ mở đường cho sản phẩm với nhãn hiệu hàng hoá củaViệt Nam trên thị trường thế giới . Tuy nhiên , nên tập trung vào các mặt hàng mới,phức tạp mà các doanh nghiệp trong nước hiện chưa sản xuất được cũng như ưu tiên phân bổ hạn nghạch xuất khẩu sang EU và Mĩ cho các doanh nghiệp trong nước , khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tìm thị trường phi hạn ngạch .

1.2 . Kiến nghị về nguyên liệu phục vụ cho ngành may :

Nên có qui hoạch phát triển vùng nguyên liệu các loại tơ sợi thiên nhiên cho ngành dệt và các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển vùng nguyên liệu ,tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho sự phát triển của ngành dệt đồng thời đặt cơ sở cho sự hình thành ngành sản xuất sợi hoá học. Kết hợp với ngành sản xuất hoá chất để cung ứng thuốc nhuộm và các loại hoá chất khác cho ngành dệt. Khuyến khích đầu tư cho sản xuất phụ liệu cũng như sản xuất vải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ,giảm bớt sự phụ thuộc của ngành may vào nguồn nguyên phụ liệu nhập ngoại. Đồng thời xây dựng hệ thống các chính sách thuế,hàm lượng nội địa của sản phẩm xuất khẩu để khuyến khích sử dụng nguyên phụ liệu trong nước, tăng hàm lượng nội địa của một sản phẩm dệt may xuất khẩu.

1.3 . Kiến nghị về thị trường :

Nhà nước cần hỗ trợ trong việc tăng cường vai trò các tổ chức xúc tiến thương mại của nhà nước , hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác marketing .Có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may, đặc biệt là các doanh nghiệp tự tìm được thị trường xuất khẩu phi hạn nghạch ,tạo điều kiện về mặt thủ tục giấy tờ ,giúp các doanh nghiệp tháo gỡ các khó khăn về mặt pháp lí khi tham gia vào thị trườngmới , với những luật lệ mới .Có các ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp sử dụng nguyên vật liệu trong nước

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn thế giới,Việt nam đã là thành viên của một số tổ chức , hiệp hội kinh tế quốc tế, lại đang nỗ lực để trở thành thành viên chính thức của WTO , nên những biện pháp bảo hộ kể cả thuế quan và phi thuế quan đều phải dần hạn chế .Chính vì thế mà không còn cách nào khác để đứng vững trên thị trường nước ngoài cũng như nội địa , ngành dệt may cần cạnh tranh và chiến thắng bằng chính chất lượng vượt trội của mình. Đây mới là giải pháp lâu dài cho ngành dệt may nói chung .

1.4 . Kiến nghị về phát triển sản phẩm :

Để có thể nâng cao hiệu quả và chất lượng hàng may gia công Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ,khuyến khích đầu tư cho khâu thiết kế và sản xuất hàng mẫu,đầu tư đào tạo đội ngủ cán bộ có đủ khả năng thiết kế mẫu mã đồng thời hỗ trợ cho công tác đăng kí nhãn hiệu hàng hoá , tạo điều kiện đưa các sản phẩm tên hiệu Việt Nam ra thị trường thế giới .Tạodựng và củng cố uy tín trên thị trưòng thế giới, đồng thời tạo lập cơ sở để chuyển dần sang xuất khẩu trực tiếp sản phẩm theo đơn đặt hàng , tiến tới xuất khẩu sản phẩm dưới nhãn mác của Việt Nam

1.5 . Kiến nghị về tổ chức quản lí :

Khắc phục những bất cập trong công tác quản lí xuất nhập khẩu , các chính sách tài chính , thuế , vốn ưu đãi đầu tư , đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính rườm rà đang gây nhiều trở ngại cho các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhằm tạo một môi trường thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp , tạo thế mạnh trong thu hút đầu tư nước ngoài thông qua hệ thống chính sách hợp lí , thông thoáng.

Tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp dệt may trên phạm vi cả nước theo phương châm gắn vùng nguyên liệu với vùng công nghiệp , công nghiệp may với các trung tâm tiêu thụ , xuất khẩu . Cụ thể như sau :

- Gắn vùng công nghiệp dệt may với các ngành công nghiệp khác , nhằm tận dụng lao động , mối quan hệ liên ngành .

- Gắn công nghiệp dệt may vào các trung tâm dân cư để vừa tận dụng các lao động tại chỗ, vừa tận dụng điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông ,dịch vụ văn hoá , liên lạc viễn thông ,vận chuyển .

- Gắn công nghiệp dệt may qui mô nhỏ , xí nghiệp cổ phần ,xí nghiệp tư nhân và các hộ cá thể với vùng làng nghề truyền thống để phát huy mọi khả năng của các thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển nghành dệt may Việt nam .

- Gắn công nghiệp dệt may thành khu công nghiệp liên hoàn nguyên liệu ,sợi ,dệt, nhuộm ,may ,dịch vụ nhằm giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu sản phẩm nâng cao một bước công nghiệp hoá,có điều kiện gọi vốn nước ngoài.

1.6 . Kiến nghị về lao động ,đào tạo và phát triển nguồn nhân lực :

Cần có chính sách hỗ trợ , khuyến khích và thu hút học sinh có khả năng theo học ngành công nghiệp dệt may,khắc phục tình trạng thiếu kĩ sư dệt may trầm trọng đang diễn ra và có thể kéo dài trong vài năm tới . Đầu tư cho các trường dậy nghề ,đào tạo công nhân kĩ thuật đáp ứng được yêu cầu sản xuất theo dây chuyền hiện đại ,nhằm đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao , thực sự trở thành thế mạnh về nhân lực của ngành dệt may.

Ưu tiên đào tạo các chuyên gia về thiết kế thời trang, marketing , khắc phục điểm yếu cơ bản của ngành may trong khâu thiết kế mẫu mốt và xúc tiến thị trường, từng bước tạo lập cơ sở để chuyển sang xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam. Đồng thời ,có chính sách hỗ trợ bảo đảm việc làm ,tạo nguồn thu nhập ổn định cho nguời lao động , khắc phục tình trạng thiếu lao động do các kĩ sư công nghệ và công nhân có tay nghề cao bị hút sang các công ty liên doanh đang ngày trở lên phổ biến trong ngành.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w