Các kiến nghị với các doanh nghiệp dệt may

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

2. Các kiến nghị với các doanh nghiệp dệt may

* Cải thiện chất lượng sản phẩm: Ưu thế của các sản phẩm may mặc Việt Nam so với nhiều nước đang phát triển khác là chất lượng cao.Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt , nhất là sau năm 2005 , khi hạn ngạch và các hàng rào phi thuế quan khác được bãi bỏ, thị phần của mỗi nước xuất khẩu phụ thuộc chủ yếu vào khả năng canh tranh của sản phẩm . Đối với hàng dệt may các biện pháp cạnh tranh phi giá, trước hết là cạnh tranh về chất lượng hàng hoá , trong rất nhiều trường hợp ,trở thành yếu tố quyết định trong cạnh tranh . Các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm bao gồm :

* Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phụ liệu ,tạo bạn hàng cung cấp nguyên phụ liệu ổn định ,đúng thời hạn.

* Tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu, công nghệ, qui trình sản xuất theo đúng mẫu hàng và tài liệu kĩ thuật bên đặt hàng cung cấp về mã hàng qui cách kĩ thuật,nhãn mác, đóng gói bao bì

* Tuân thủ đúng qui trình kiểm tra chất lượng trước khi xuất hàng .

* Khai thác lợi thế về xuất khẩu hàng may mặc có sử dụng nguyên liệu truyền thống : Các nguyên liệu truyền thống như : tơ thô, lụa tơ tằm ,gấm ,lụa vân ,các sản phẩm thêu tay... đã thu hút được sự chú ý của thị trường thế giới,trong khi nguồn cung cấp rất hạn chế với lí do nhiều nước không có khả năng sản xuất mặt hàng naỳ .Để có thể khai thác về sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm truyền thống thông qua trợ giúp về vốn kĩ thuật ,kết hợp với kĩ thuật hiện đại với kinh nghiệm truyền thống ,tìm kiếm thị trường xuất khẩu và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm .

* Đảm bảo yêu cầu về giao hàng : giao hàng đúng hạn là yêu cầu rất quan trọng với sản phẩm dệt may do yếu tố thời vụ và thời trang là một yếu tố quyết định về tính cạnh tranh của nhóm hàng này ,vì vậy các doanh nghiệp dệt may phải chủ động trong việc kiểm soát nguyên phụ liệu đầu vào ,thông qua việc tìm những nhà cung cấp ổn định ,có chất lượng đẩm bảo và đặc biệt là phải giao hàng đúng hạn .

2.2. Kiến nghị về tài chính và vốn:

Vốn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh và trong quá trình cạnh tranh .của các doanh nghiệp. Để có vốn đầu tư cho quá trình sản xuất , kinh doanh các doanh nghiệp dệt may cần phải nghiên cứu và áp dụng các giải pháp huy động vốn sau đây:

+ Cần huy động mọi nguồn lực tự có trong công ty

+ Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, cần nghiên cứu khả

năng phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu nhằm huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

+ Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích và kêu gọi đầu tư nước ngoài nhằm huy động mọi nguồn vốn từ bên ngoài và của mọi thành phần kinh tế.

+ Vay tín dụng trả chậm từ các nhà cung cấp, từ các tổ chức tài chính, ngân hàng, thuê tài chính, vay thương mại,.. Đối với các hình thức này, doanh nghiệp Dệt May rất cần được bảo lãnh của Chính phủ.

2.3. Kiến nghị về thị trường

Thị trường xuất khẩu là thị trường chủ yếu thu hút sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam vì nhu cầu về hàng dệt may trên thế giới là rất lớn.

Thông qua thị trường xuất khẩu, ngành công nghiệp dệt may mới phát huy được hết lợi thế so sánh của mình so với các nước trên thế giới và các nước trong khu vực.Xu thế hội nhập vào tổ chức thương mại thế giới đã thúc đẩy ngành dệt may nâng cao khả năng xuất khẩu vào thị trường các nước trên thế giới.Vì vậy các doanh nghiệp sản xuất hang may mặc cần :

- Đẩy mạnh xúc tiến thương mại đối với các thị trường trọng điểm như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ.Để làm được việc này, các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam và các cần tự mình đưa ra các cơ chế ,chính sách để có thể khai thác một cách có hiệu quả nhất các thị trường đó .Đồng thời đẩy mạnh việc tìm kiếm các thị trường phi hạn ngạch khác .

- Mỗi doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may cần coi trọng việc thiết kế các sản phẩm với mẫu mốt phù hợp, đặc biệt là xây dựng cho bản thân mỗi đơn vị có phong cách và nhãn hiệu riêng và có các bộ sưu tập theo từng mùa như phương pháp kinh doanh của các tập đoàn phân phối hàng dệt may lớn nhất trên thế giới. Muốn vậy cần : tập trung đầu tư cho công nghệ tiên tiến trong khâu thiết kế các sản phẩm may mặc, có kế hoạch hợp tác với các viện mốt ,hoặc thuê chuyên gia thiết kế mốt của nước ngoài để đẩy nhanh quá trình hoà nhập vào thị trường thế giới .

- Cần coi trọng việc xây dựng và đăng ký nhãn mác, thương hiệu sản phẩm. Đây là một công việc hết sức cần thiết cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng may mặc và tăng cường đẩy mạnh việc xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc để khẳng định vị trí trên thị trường dệt may thế giới ,bắt đầu bằng việc đứng vững trên thị trường với nhãn hiệu của mình.

2.4. Kiến nghị về điều hành và quản lý nguồn nhân lực :

- Cần nghiên cứu và triển khai áp dụng mô hình quản lý tiên tiến, hiện đại ( như ISO 9000 , SA8000 . . . ) nhằm nâng cao hiệu quả điều hành trong các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc .

- Các doanh nghiệp dệt may cần có kế hoạch xây dựng hệ thống mạng thông tin điều hành nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả của việc điều hành và quản lý.

Sản phẩm may mặc của Việt nam là mặt hàng có lợi thế so sánh quốc tế, có thị trường xuất khẩu , thời gian đầu tư nhanh , giải quyết nhiều việc làm cho người lao động . Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w