CHƯƠNG 1: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN
1.2. Đánh giá theo năng lực
1.2.3. Thang nhận thức của Nikko
Hiện nay trong kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh, Bộ GD và ĐT đã sử dụng thang nhận thức của Nikko. Nikko đã kế thừa và điều chỉnh thang nhận thức của Bloom để người thực hiện có thể dễ dàng sử dụng.
Năm 1956 Bloom đã đƣa ra thang nhận thức bao gồm sáu mức độ: nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá thì Nikko đã rút gọn lại còn ba mức là nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Trong đó vận dụng đƣợc chia thành vận dụng thấp và vận dụng cao.
16
Hình 1.1. Thang cấp độ nhận thức của Nikko 1. Nhận biết
Quan sát và nhớ lại thông tin, nhận biết và nhắc lại đƣợc các ý chính, nắm đƣợc chủ đề nội dung[22].
Các yêu cầu cụ thể sau:
+ Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, biểu tƣợng, sự vật, hiện tƣợng hay một thuật ngữ địa lý nào đó.
+ Nhận dạng: hình thể, vị trí địa lý…
+ Liệt kê, xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố, các hiện tƣợng.
Các từ ngữ mô tả: trình bày, nêu, liệt kê, xác định…
Ví dụ:
- Số liền trước của 5099 là:
A. 5100 B. 4099 C. 5098 D. 6099
- Viết số thập phân: năm đơn vị, chín phần mười, tám phần trăm:
2. Thông hiểu
Là khả năng nắm đƣợc, hiểu đƣợc, giải thích và chứng minh các kiến thức đã học theo ý hiểu của mình, sử dụng các kiến thức, kỹ năng trong các tình huống quen thuộc[22].
17 Các yêu cầu cụ thể sau:
+ Diễn tả các khái niệm, tính chất của sự vật bằng ngôn ngữ của mình.
+ Lựa chọn, sắp xếp các thông tin cần thiết để giải quyết một vấn đề.
+ Sắp xếp các ý trả lời theo cấu trúc logic.
Các từ ngữ mô tả: phân tích, giải thích, chứng minh, mô tả, phân biệt, so sánh…
Ví dụ:
- Khi viết số thập phân 0,100 dưới dạng phân số thập phân, bạn Hoa đã viết 0,100=
1000
100 ; bạn Huy viết 0,100=
100
10 ; bạn Hùng viết 0,100=
100 1 . Ai viết đúng, ai viết sai? Tại sao?
3. Vận dụng thấp
Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề quen thuộc trong học tập và cuộc sống[22].
Các yêu cầu cụ thể:
+ Phát hiện lời giải có sai lầm và sửa đƣợc.
+ Giải quyết các tình huống mới bằng cách vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học.
Các từ ngữ miêu tả: minh họa, sử dụng, áp dụng, chứng minh…
Ví dụ:
Giải bài toán sau: Nam cân nặng 24,5 kg. Tiến cân nặng hơn Nam 3,4 kg. Hỏi Tiến cân nặng bao nhiêu kg?
4. Vận dụng cao
Học sinh có khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết các vấn đề mới chưa được học hay chưa có trải nghiệm trước đây. Vận dụng để giải quyết các vấn đề mới trong cuộc sống[22].
18
Ở cấp độ này bao gồm ba mức độ: phân tích, tổng hợp, đánh giá theo thang phân loại các mức độ nhận thức của Bloom.
Các từ ngữ mô tả: thiết kế đề xuất, xây dựng, lập kế hoạch, tạo ra, phát hiện ra…
Ví dụ: Một bể cá cảnh dạng hình hộp chữ nhật có kích thước trong lòng bể nhƣ sau: chiều dài 0,8m; chiều rộng 0,6m; chiều cao 0,48m. Biết 75%
thể tích bể đang chứa nước. Hỏi trong bể có bao nhiêu lít nước?
Nhƣ vậy có thể thấy đƣợc có nhiều cấp độ tƣ duy từ đơn giản đến phức tạp. Thang nhận thức của Bloom (1956) và Thang Bloom tu chính (2001) đều bao gồm 6 cấp độ nhận thức quá chi tiết và tỉ mỉ, khó áp dụng với GV trong thực tế giảng dạy vì ranh giới giữa các mức khó tường minh. Trong khi đó Thang nhận thức của Nikko bao gồm 4 mức độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao phù hợp với các mục tiêu giáo dục, các mục đích học tập khác nhau và cấu trúc quá trình tiếp thu kiến thức. Ý nghĩa quan trọng nhất của thang phân loại tƣ duy là nó giúp chúng ta hiểu đƣợc cấu trúc quá trình học hỏi, tiếp thu kiến thức của HS. GV cần nắm vững các cấp độ tƣ duy này để kiểm tra đánh giá tƣ duy (kiến thức, kỹ năng và thái độ) của HS và tạo điều kiện để HS biết đƣợc khả năng của mình để từ đó có thể phát triển tư duy ở các mức độ cao hơn. Chúng ta càng thúc đẩy HS vươn tới tư duy ở cấp độ cao hơn, HS càng tham gia tích cực hơn vào quá trình học tập, từ đó sẽ lĩnh hội nội dung học tập tốt hơn và hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn.