Đặc điểm khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống phát hiện và định lượng tự động với cơ sở dữ liệu GC MS nhằm phân tích đồng thời các hợp chất sterols và phthalate trong bụi không khí tại hà nội (Trang 41 - 45)

Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội hiện nay có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam - Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang- Bắc Ninh- Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình- Phú Thọ ở phía Tây. Thủ đô Hà Nội có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha, gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã, 577 xã, phường, thị trấn.

Hình 1. 11: Sơ đồ khu vực nghiên cứu

32

Đường Phạm Văn Đồng (Hình 1.11) dài 5,5 km nằm về phía Tây-Bắc của trung tâm thành phố Hà Nội, bắt đầu từ chân cầu Thăng Long kéo dài đến ngã tư Xuân Thủy, đây là một phần của tuyến đường vành đai ba – tuyến huyết mạnh giao thông của thành phố Hà Nội. Đường Phạm Văn Đồng nằm trên địa phận các quận Bắc Từ Liêm và quận Cầu Giấy.

Làng Phú Đô (Hình 1.11) thuộc phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà.

Làng ở cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km về phía Tây-Nam. Phía Bắc giáp xã Mỹ Đình, Nam giáp đường cao tốc Láng - Hoà lạc, phía đông giáp thôn Mễ Trì Thượng), phía Tây giáp sông Nhuệ. Tổng diện tích tự nhiên của làng nghề là 258,6 ha, trong đó đất nông nghiệp là 164,6 ha.

1.5.2 Đặc điểm khí hậu

Khu vực thành phố Hà Nội Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Hà Nội có đặc trưng nổi bật là gió mùa ẩm, nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đông; được chia thành bốn mùa rõ rệt trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân bắt đầu vào tháng 2 kéo dài đến tháng 4. Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, nóng bức nhưng lại mưa nhiều. Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu mát. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh.

Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời khá dồi dào. Tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm khoảng 120 kcal/cm², nhiệt độ trung bình năm 24,9°C, độ ẩm trung bình 80 - 82%. Lượng mưa trung bình trên 1700mm/năm (khoảng 114 ngày mưa/năm).

1.5.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Tính đến năm 2017, trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 7.655 nghìn người, mật độ dân số trung bình là 2.279 người/km2, dân cư phân bố không đều, tốc độ đô thị hóa phát triển tương đối nhanh, mật độ dân số tập trung tại các quận khá cao (mật độ dân số trung bình của 12 quận là 11.220 người/km2, trong đó cao nhất là quận Đống Đa 42.171 người/km2, thấp nhất là quận Long Biên 4.840 người/km2).

Năm 2017, kinh tế của thủ đô tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, ước cả năm 2017 tăng 8,8%. Đáng chú ý, tất cả các ngành, lĩnh vực chủ yếu đều lấy lại đà tăng trưởng:

33

giá trị gia tăng công nghiệp – xây dựng tăng 8,4%, trong đó, riêng xây dựng tăng 9,9%, là mức tăng cao nhất trong 3 năm gần đây; thị trường bất động sản đã có sự chuyển biến. Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp ước tăng 2%; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trên diện tích đất nông nghiệp ước đạt 231 triệu đồng/ha. Kinh tế Hà nội tăng trưởng cao nhờ có nhiều lợi thế, trong đó có cơ cấu kinh tế hiện đại với công nghiệp - dịch vụ chiếm tỷ trọng hơn 90% GDP. Hà Nội xếp thứ 7 trong top 10 thành phố có tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới, kéo theo đó là lợi thế về dịch vụ thương mại, vận tải…

Đường Phạm Văn Đồng thuộc tuyến dường huyết mạch vành đai 3 của thành phố Hà Nội. Hai bên đường Phạm Văn Đồng là các khu đô thị lớn và khu dân cư đông đúc như: khu đô thị Ciputra, khu tập thể pháo binh, khu dân cư Xuân Đỉnh, khu đô thị Tây Hồ Tây, khu đô thị Resco, khu đô thị Cổ Nhuế, khu đô thị thành phố giao lưu, khu tập thể Đại học Ngoại ngữ. Với lượng dân cư đông đúc hai ven đường và cũng là con đường huyết mạch vẫn chuyển hàng hóa nên số lượng xe lưu thông hằng ngày là rất lớn.

Theo khảo cứu của Hội Làng nghề Việt Nam, làng Phú Đô bắt đầu làm bún từ thế kỷ 12. Và cho đến nay, tại khu vực làng bún Phú Đô, tính đến năm 2015, làng nghề có hơn 1.200 hộ với hơn 8.000 dân. Trong đó số hộ làm bún chiếm khoảng 50%, còn lại 10% số hộ sản xuất phục vụ làng nghề như: sản xuất công cụ làm bún (cơ khí), xay xát gạo, cung cấp than củi; 20% số hộ làm dịch vụ thương mại tiêu thụ các sản phẩm bún của làng; 20% số hộ còn lại làm nghề khác. Theo thống kê của UBND phương Phú Đô, hiện làng nghề có 500 hộ sản xuất và trên 650 hộ kinh doanh, mỗi ngày đưa ra thị trường khoảng 60 tấn bún, cung cấp trên 51% sản lượng bún của địa bàn thủ đô Hà Nội.

Theo khảo sát, hầu hết những gia đình sản xuất bún ở Phú Đô đều nuôi thêm lợn, bò và gia cầm. Ngành chăn nuôi tại địa phương đặc biệt phát triển do tận dụng được chất thải từ quá trình sản xuất bún.

34 1.5.4 Hiện trạng môi trường không khí

Theo kết quả điều tra về ô nhiễm không khí tại Hà Nội năm 2016, nồng độ bụi đo được tại Hà Nội cuối tháng 4/2016 được khuyến cáo là cao hơn 3 lần mức khuyến cáo theo Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí xung quanh[1] và 7 lần so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Nồng độ PM10 và PM 2.5 trung bình của 400 mẫu bụi tại Hà Nội đo được năm 2006-2008 lần lượt là 60-157 g/m3 và 42-134 g/m3 trong đó nồng độ bụi PM2.5 cao hơn mức khuyến cáo của cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (35 g/m3) và Tổ chức Y tế thế giới (25 g/m3) [80]. Báo cáo môi trường quốc gia năm 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, ô nhiễm bụi tập trung cao ở các đô thị có mật độ giao thông lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt tại các trục giao thông, nồng độ bụi thường tăng cao vào các giờ cao điểm do do thời điểm.

35

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống phát hiện và định lượng tự động với cơ sở dữ liệu GC MS nhằm phân tích đồng thời các hợp chất sterols và phthalate trong bụi không khí tại hà nội (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)