Đề xuất giải pháp giảm thiểu hàm lượng phthalate và sterol trong bụi không khí tại Hà Nội

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống phát hiện và định lượng tự động với cơ sở dữ liệu GC MS nhằm phân tích đồng thời các hợp chất sterols và phthalate trong bụi không khí tại hà nội (Trang 87 - 91)

Để cải thiện môi trường không khí tại Hà Nội, đặc biệt là ô nhiễm phthalate và sterol trong bụi không khí cần thiết phải thực hiện đồng bộ các giải pháp khác nhau như: cải thiện các văn bản pháp lý, nâng cao các biện pháp quản lý, chế tài,... Các giải pháp này phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau nhằm mục tiêu chung là cải thiện môi trường. Các biện pháp cụ thể có thể thực hiện như sau.

Tăng cường công tác thanh tra môi trường: Tăng cường kiểm soát thường xuyên việc xả thải của các đơn vị sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các cơ sở có khả năng làm phát sinh PAE vào môi trường (cơ sở sản xuất nhựa PVC, đồ dùng gia đình, mỹ phẩm,..) để

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Khư vực dân cư Bụi đường

Sterol ng/m3

Hà Nội Kuala Lumpur

78

kịp thời xử lý các cơ sở không chấp hành các quy định gây ra ô nhiễm môi trường.

Yêu cầu các cơ sở trên cần xây dựng trạm xử lý nước thải đạt quy chuẩn xả thải và định kỳ lấy mẫu, phân tích mẫu nước thải trước khi xả ra ngoài môi trường.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức cho cộng đồng, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nhất là đối với những hộ dân trong các khu vực làng nghề phải hạn chế đốt than củi, nhựa làm nhiên liệu mà thay bằng bếp điện.

Cần bổ sung và xây dựng mới các quy chuẩn môi trường liên quan đến PAE trong các môi trường nhằm có căn cứ để đánh giá, quản lý cũng như kiểm soát nồng độ từ các nguồn thải.

Hạn chế hàm lượng các chất PAE trong các sản phẩm. Điểu này cần được quy định rõ ràng trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với từng sản phẩm, lĩnh vực.

Ngày nay, các loại vật liệu nhựa PVC: ống nhựa, màng PVC, dây cáp điện,.. đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Thành phần phụ gia của chúng có thể chứa hàm lượng chất hóa dẻo, điều này có thể góp phần phát sinh các PAE vào trong môi trường.

Do đó, cần siết chặt hơn trong việc quản lý sử dụng các chất phụ gia trong các sản phẩm hoặc nghiên cứu thay thế các chất hóa dẻo bằng một vật liệu khác.

79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Luận văn đã đạt được những kết quả chính sau:

 Đã tiến hành lấy 48 mẫu bụi không khí tại 02 vị trí trong nội thành Hà Nội vào tháng 5/2018 và 11/2018 để phân tích các nhóm chất phthalate và sterol. Kết quả được tổng hợp và đánh giá hàm lượng của các chất nghiên cứu trong bụi không khí.

 Kết quả phân tích đã phát hiện sự tồn lưu của 05 phthalate và 07 sterol nghiên cứu trong bụi không khí tại Hà Nội. Tổng hàm lượng PAEs trung bình trong khoảng 68,7 – 251,4 ng/m3 và tổng hàm lượng sterols trung bình trong khoảng 7,09 -24,51 ng/m3. Tại khu vực dân cư đông đúc, nồng độ các chất nghiên cứu cao hơn so với khu vực đường giao thông.

 Trên cơ sở kết quả phân tích mẫu, tiến hành đánh giá phơi nhiễm DEHP trong bụi không khí qua đường hô hấp bằng thông số liều lượng phơi nhiễm DEHP hằng ngày (DI) cho thấy các giá trị phơi nhiễm của các nhóm tuổi đều ở ngưỡng rủi ro thấp (từ 6,1 – 22,8 ng/kg.ngày). Liều lượng phơi nhiễm DEHP hằng ngày từ bụi không khí qua đường hô hấp giảm dần theo lứa tuổi, trẻ sơ sinh có khả năng bị phơi nhiễm DEHP từ bụi không khí qua đường hô hấp với liều lượng lớn nhất.

 Luận văn đã đề xuất được một số giải pháp để hạn chế, giảm thiểu hàm lượng phthalate và sterol trong bụi không khí khu vực nội thành Hà Nội.

 Kết quả thu được của luận văn đã được công bố trong hai bài báo trong hai tạp chí: Tạp chí Khoa học và Công nghệ và Tạp chí Thủy lợi và Môi trường.

2. Kiến nghị

 Với những tác động tiêu cực của các chất rối loạn nội tiết (DEHP) đến môi trường và sức khỏe con người, rất cần thiết sự chung tay góp sức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường.

 Cần khẩn trương ban hành các văn bản (quy chuẩn, tiêu chuẩn,…) liên quan đến các chất phthalate trong các thành phần môi trường.

80

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ

[1] Trương Anh Dũng và cộng sự. “Hiện trạng ô nhiễm của phthalate trong bụi không khí tại một số khu vực tại hà nội và bước đầu đánh giá sự phơi nhiễm của dehp với sức khỏe con người”. Tạp chí Thủy lợi và Môi trường. vol. 63, Đã chấp nhận đăng.

[2] Truong Anh Dung et al., “Application of an atomated identification and quantification system with a gc/ms database (AIQS-DB) for silmutaneous analysis of phthalate esters and sterols in air particles”. Vietnam Journal of Science and Technology. vol. 57(2), in printing.

Một phần của tài liệu Ứng dụng hệ thống phát hiện và định lượng tự động với cơ sở dữ liệu GC MS nhằm phân tích đồng thời các hợp chất sterols và phthalate trong bụi không khí tại hà nội (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)