Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái nuôi con và lợn con tại cơ sở

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn lê văn tuấn xã bình xuyên, huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 54 - 58)

4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái và lợn con

4.2.6. Kết quả điều trị bệnh trên lợn nái nuôi con và lợn con tại cơ sở

Tên bệnh

Chỉ tiêu khảo sát Số

nái điều

trị (con)

Thuốc và liều lượng

Đường tiêm

Thời gian điều trị (ngày)

Số nái khỏi (con)

Tỷ lệ khỏi (%)

Viêm tử cung

6

+Gentamox: 1ml/10kgTT +Oxytoxin: 2ml/con +Analgin: 1ml/10kg TT

+Dexamethasone: 1ml/10kg TT

Tiêm

bắp 5 4 83,33

Viêm vú 5

+Gentamox: 1ml/10kgTT +Analgin: 1ml/10kg TT + Oxytoxin: 2ml/con

Tiêm

bắp 5 5 100

Sót nhau 1

+Oxytocin: 2ml/con +Gentamox: 1ml/10kgTT +Kết hợp thụt rửa

Tiêm

bắp 3 1 100

Viêm da tiết

dịch 7

+Pendistrep: 1ml/10kgTT +Dexamethasone: 1ml/20kg TT +Vitamin C: 1ml/10kgTT

+Bôi xanh methylen lên vùng da bị viêm

Tiêm

bắp 3 7 100

Viêm khớp 5

+Gentamox: 1ml/10kgTT +Canxi: 1ml/10kgTT

+Catosal: 1ml/10kgTT

Tiêm

bắp 5 4 80,00

Kết quả bảng 4.12 cho ta thấy kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái nuôi con tại trại, tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao, sau khi điều trị các bệnh Viêm vú, sót nhau,viêm da tiết dịch tỷ lệ khỏi đạt 100%. Bệnh viêm tử cung tỷ lệ khỏi là 66,67%, bệnh viêm khớp tỷ lệ khỏi là 80 %.

Kết quả bảng 4.13 cho ta thấy kết quả điểu trị một số bệnh đối với lợn con.

Tỷ lệ khỏi đối với hội chứng hô hấp là 100%, hội chứng tiêu chảy là 94,83%, viêm da tiết dịch là 100%, bệnh viêm khớp là 80,0%.

Chính vì vậy, để giảm tỷ lệ mắc bệnh chúng ta phải đảm bảo tiểu khí hậu chuồng nuôi, khi thời tiết nóng ta phải tăng quạt thông gió, bật giàn mát, đóng kín cửa tránh nhiệt độ bên ngoài ùa vào làm ảnh hưởng đến tiểu khí hậu trong chuồng nuôi, làm tăng nhiệt độ trong chuồng.

Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh. Ngoài ra việc lựa chọn được loại thuốc phù hợp sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao và giảm chi phí điều trị bệnh, từ đó giúp nâng cao năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi.

Bảng 4.13. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con tại trại

Tên bệnh

Chỉ tiêu khảo sát Số lợn

điều trị (con)

Thuốc và

liều lượng Đường

tiêm

Thời gian điều trị (ngày)

Số lợn khỏi (con)

Tỷ lệ khỏi

(%)

Hội chứng

tiêu chảy

213 +Tiêm Amlistin: 1ml/5-8kgTT, kết hợp với Atropin: 1ml/10kgTT

Tiêm

bắp 5 210 94,83

Hội chứng hô hấp

80

+Gentamox: 1 ml/10kg TT Nếu lợn có hiện tượng ho nhiều, thở gấp thì tiêm Bromhexine:

2ml/con

Tiêm

bắp 3 80 100

Viêm da tiết

dịch

70

Pendistrep: 1ml/10kgTT

+Dexamethasone: 1ml/20kg TT +Vitamin C : 1ml/10kgTT +Bôi xanh methylen lên vùng da bị viêm

Tiêm

bắp 3 70 100

Viêm

khớp 30 Gentamox: 1ml/10kgTT +Canxi: 1ml/10kg TT

Tiêm

bắp 5 25 83,33

4.2.7. Kết quả thực hiện công tác khác tại cơ sở

Qua bảng 4.14 có thể thấy trong 6 tháng thực tập em đã được hướng dẫn cũng như thực hiện các thao tác kỹ thuật trên đàn lợn con. Trong 869 con theo dõi đã được thực hiện công việc mài nanh, bấm đuôi 823 con đạt tỷ lệ 94,7%. Lợn con sau khi sinh phải được mài nanh, bấm đuôi thường là nửa ngày hoặc được một ngày sau khi đẻ nếu không sẽ làm tổn thương vú lợn mẹ cũng như tránh được việc lợn con cắn lẫn nhau. Song song với công việc trên việc nhỏ kháng sinh Colamox cho toàn đàn với tổng 869 con chiếm tỷ lệ 94,7%.

Bảng 4.14. Kết quả thực hiện các thao tác trên lợn con và lợn nái tại trại Loại

lợn Tên công việc Số con

(con)

Số lợn được thực hiện

(con)

Tỷ lệ (%)

Lợn con

Mài nanh, bấm đuôi 869 823 94,7

Nhỏ colamox + booststart (uống) 869 823 94,7

Tiêm chế phẩm Fe –Dextran 869 823 94,7

Nhỏ Baycox 5% (uống) 869 823 94,7

Thiến lợn con 869 650 74,7

Bấm tai lợn con 869 850 97,8

Lợn

nái Thụ tinh nhân tạo 21 21 100

Khi 3 ngày tuổi lợn được tiêm chế phẩm Fe - Dextran phòng bệnh thiếu máu ở lợn, sau đó cho uống Baycox 5% phòng bệnh cầu trùng với số lượng là 869 con chiếm tỷ lệ 94,7%.

Khi lợn được 5 ngày tuổi thì tiến hành thiến và bấm tai cho lợn con, số lợn con em được thiến là 650 con chiếm tỷ lệ 74,7% và số lượng con em được bấm tai là 850 con chiếm tỷ lệ 97,8%

Trong thời gian thực tập tại trại, em đã thực hiện thành công 21 lần thụ tinh nhân tạo cho lợn nái động dục, kết quả là số lợn đậu thai 100%.

Qua lần thực tập này em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm, cũng như được thực hiện các thao tác, nắm được tầm quan trọng của việc chăm sóc lợn con từ khi sơ sinh cho tới cai sữa, phòng ngừa các bệnh hay gặp trên lợn con, nhằm nâng cao tỷ lệ nuôi sống và khối lượng lợn con cái sữa cao.

Phần 5

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn lê văn tuấn xã bình xuyên, huyện bình giang, tỉnh hải dương (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)