CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NỔ MÌN TRONG XÂY DỰNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT VỀ THI CÔNG ĐẬP ĐÁ ĐỔ
1.4 Yêu cầu về thi công và công tác khai thác vật liệu
1.4.2 Kỹ thuật thi công đá đắp đầm nén
Đắp đập chỉ được tiến hành khi đã xử lý xong nền và vai đập. Công tác đắp tại khu vực sát bản chân chỉ được tiến hành khi bê tông bản chân tương ứng đã hoàn thành và
17
cường độ đạt tới 1 giá trị an toàn. Có thể dắp 1 phần thân đập ở 2 bên vai trước khi ngăn dòng, nhưng phải tính đến khả năng thoát lũ. Sau khi đào xong hố móng có thể đắp một bộ phận đập cùng lúc với việc đào móng hoặc đổ bê tông bản chân.
Trước khi đắp đập phải làm thí nghiệm đầm nén để quyết định các tham số cho thi công đồng, thời kiểm tra lại các thông số thiết kế đã quy định thậm chí kiến nghị điều chỉnh khi cần thiết.
Khu vực vùng đệm (IIA, IIB) vùng chuyển tiếp (IIIA) và một phần vùng đá chính (IIIB) phải cùng thi công đồng thời, độ cao đắp chú ý phải phối hợp nhịp nhàng với nhau để đảm bảo độ đầm chặt và năng xuất đầm. Phần còn lại có thể phân chia khu vực, phân chia thời đoạn để đắp tuỳ điều kiện cụ thể; ở các mái ngang, dọc đều có thể bó trí đường thi công. Theo kinh nghiên thông thường băng thường lưu sẽ chậm hơn băng hạ lưu. Vì phải chờ để có mặt bằng thi công, bạt mái, lăn ép vữa mái, đổ bê tông bản mặt. Bố thí tiến độ cần giảm thiếu sự chênh lêch này.
Phải nghiêm túc khống chế chất lượng vật liệu đắp đập, loại đá , cấp phối và hàm lượng đất dưới mức cho phép. Đá không dủ diều kiện, nghiêm cấm không được dùng đắp đập, vật liệu không đủ quy cách dứt khoát phải loại trừ ra khỏi đập.
Các thiết bị quan trắc phải lắp đặt theo thiết kế và phải có biện pháp hứu hiệu để bảo vệ, đặc biệt là trong quá trình thi công, có một số thiết bị quan traqcs sau khi đã lắp đặt sẽ dược vận hành trong quá trình thi công.
Khi phải đồng thời vừa đắp đậpvừa đổ bê tông bản mặt , phụt vữa nền đào móng tràn xả lũ thì phải quy hoạch bố trí hiện trường mặt bằng thi công một cách khoa học, tránh ảnh hưởng lẫn nhau, bảo đảm an toàn, kịp tiến độ và chất lượng thi công.
Công tác bố trí các dây chuyển, thiết bị thi công phải hớp lý. Chú ý công tác rải, san, đầm và lấy mẫu đảm bảo không có công đoạn nào phải chờ, trên mặt đập phải cắm các cọc tiêu ranh giới đắp các vùng vật liệu khác nhau, phải có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn để tránh hiện tượng phân cỡ, phân tầng tại nơi ranh giới các vùng vệt liệu máy ủi phải san theo hướng song song với trục đập.
18
Toàn bộ phần tiếp giáp của khối đắp đập với nền đập, với 2 vai đập yêu cầu với bê tông thì phải được đắp bằng vật liệu vùng chuyển tiếp ( IIIA) và phải sử dụng loại đầm thích hợp.
Vùng đệm đặc biệt ( IIB) dưới khe kết ấu phải đắp bàng thủ công kết hợp cơ giới dùng các loại máy đầm chấn động nhỏ để đầm chặt.
Khi dắp vật liệu cho vùng đệm và vùng chuyển tiếp chú ý phải tranghs hiện tượng phân cỡ, phân tầng. Đắp trước khối (IIIA) dùng máy đào bạt theo mái thiết kế đồng thời chú ý loại bỏ vật liệu có kích thước D > 300mm.
Đắp dôi biên vùng đệm để đảm bảo sau khi bạt mái thí khối đắp đạt được dụng trọng thiết kế. Phải dôi ra về thượng lưu 20 – 30cm. Nếu dùng đầm chấn động mặt phẳng để đầm thì chiều rộng đôi ra của vùng đệm có thể giảm nhỏ, nếu dùng đầm chấn động tự hành thì mép đầm cách mép vùng đệm không quá 40cm.
Khi đắp đá đầm nén cần tuân thủ nguyên tắc: Các máy rải, san, đầm đều di chuyển trên cùng mặt bằng của lớp đá đang đắp ( đắp lấn dần) ; chiều dày lớp đầm căn cứ theo kết quả thí nghiệm đầm nén hiện trường. Chiều dày lớp đầm H >1,2Dmax; Đá quá cỡ xử lý bằng cách dùng máy đào vùi sâu hoặc dùng máy đục phá đá.
Khi đầm nén đá đắp đập ta cần tưới nước để làm mềm bề mặt đá, lượng nước tưới cần thiết được xác định thông qua thí nghiệm đầm nén hiện trường
Thiết bị thi công chủ yếu là thiết bị cơ giới có công xuất lớn mới đáp ứng được chất lượng và tiến độ, máy xúcđá yêu cầu dung tích gầu 2.3m3; Máy san đá yêu cầu công xuất 150- 180cv; Ô tô vận chuyển tử 15 tấn đến 40 tấn. Lu rung tải trọng tĩnh > 18 tấn, lực xung kích khi rung > 30 tấn. Khi đầm phải phân khu, phân đoạn, mỗi dải đầm trùng lên nhau không nhỏ hơn 1,0m, thánh đầm sót. Riêng đầm là mặt nghiêng khi sửa mái lớp đệm sửdụng lu rung 10-12 tấn.
Xử lý tiếp giáp giữa các khối đắp trước và khối đắp sau theo chiều dọc và ngang, nên làm thành bậc, chiều rộng mỗi bậc không nhỏ hơn 1,0m. Nếu mặt bằng nhỏ không đánh bậc được cũng có thể để mạch tiếp giáp là mái dốc, nhưng khi đắptiếp phải xửa
19
lý mái và phải đầm nén tốt. Chênh lệch độ cao giữa các khối đắp trước và sau không nên quá lớn.
Lát bảo vệ mái hạ lưu nên phân đoạn để thực hiện đồng thời khi đắp đập, nếu kích thước đá lớn và mái dốc phải chú ý công tác an toàn lao động, sử dụng máy thi công kết hợp với thủ công. Yêu cầu phải phẳng đều, từng viên đá cục bộ phải được ổn định.
Vùng đệm mỗi khi đắp lên cao 10-15m thì tiến hành tu sửa mái và đầm chặt mái. Nếu sửa mái bằng thủ công thì cao cỡ 3-4,5m phải tiến hành sửa một lần. Sau khi gọt sửa mái xong chiều dày thoe phương vuông góc với mặt của vùng đệm nên cao hơn so với thiết kế 5-8cm sau đó dùng đầm lăn ép chặt. Phải khống chế mái phẳng và đúng đọ dốc khi gọt sửamái dốc.