Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Nổ mìn khai thác đá đắp đập cửa đạt và những bài học kinh nghiệm (Trang 91 - 96)

CHƯƠNG 3 NỔ MÌN KHAI THÁC ĐÁ Ở CỬA ĐẠT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 62

3.3 Bài học kinh nghiệm

Nên sử dụng thuốc nổ dẻo và dạng thỏi đối với tất cả các vụ nổ vì có thể khai thác đá vào mùa mưa vì trong lỗ khoan luôn có nước vì vậy dùng vật dùng vật liệu nổ có khả năng chịu nước là rất cần thiết, đảm bảo được tiến độ thi công công trình.

Cơ sở đánh giá thông số của a và b là hợp lý, đá nổ ra phải nằm trong đường bao của cấp phối mà chủ đầu tư yêu cầu đúng thiết kế. Trên cơ sở thí nghiệm nổ mìn đẽ sàng lọc vẽ được đường cấp phối đá của từng ô thí nghiệm và có thông số phù hợp cho a và b. Nếu dùng thông số lớn thì dá nooe ra sẽ lớn và ngược lại dùng thông số nhỏ thì đá nổ ra sẽ quá nhỏ.

Khi nổ mìn cấp phối để phục vụ công tác đắp đập cùng một khối ( như IIIA hoặc IIIB) và khi nổ trong cùng một loại đá nên dùng loại mũi khoan có đường kính lớn dlk= 105mm vì nó có được những đặc điểm lợi thế sau:

Lượng suất đá S của 1m dài lỗ khoan lớn hơn ( cụ thể trong đá thạch anh, ứng với dlk =

105mm thì ta được S = 6,25m3/m. Nhưng đối với dlk = 75mm thì S chỉ là 4,84m3/m.

Khi nổ đá riôlít thuộc lớp 8 với dlk = 105mm thì S = 4,84 m3/m, còn với dlk = 75mm thì S chỉ còn 4m3/m). D ùng đường kính lỗ khoan lớn cho ta được tốc độ khai thác đá cao và số tầng nnor sẽ ít lại dẫn đến công tác don dẹp giảm đi đáng kể. công tác làm đường chi phí cho vật tư gây nổ ít đi, thời gian thực hiện cho 1 vụ nổ hiện trường ngắn hơn. Đây là công tác quan trọng khi công trình đòi hỏi cường độ thi công khẩn trương, và quy mô mỗi vụ nổ phải lớn.

Khi nổ thí nghiệm lượng đá quá cỡ là không lớn ( từ 3 đến 5%), thường xuất hiện ở những vùng hẹp như mép tầng, tiếp giáp giữa các đợt nổ và vùng mép biên của mỏ, khối lượng không lớn nằm trong giới hạn cho phép khi thác thác. Mặt khác ta có thẻ dùng máy đào công xuất lớn dung tích gầu 4m3, ô tô 27 tấn vận chuyển để đắp các khối IIIE và IIIF nên coi như không phait nổ mìn ốp và dùng búa đập.

83

Kết quả thí nghiệm hiện trường được tiến hành cùng một lúc 2 hình thức. Phân đoạn thông khí và không phân đoạn thông khí. Cho takết quả thu được là khi nổ phân đoạn thông khí thì cấp phối của đá đễ dàng đạt được cấp phối thiết kế yêu cầu, lượng đá quá cỡ ít hơn nhiều, quá trình bốc xúc, vận chuyển được thuận tiện hơn.

Kết luận chương 3

Công tác thi công các đập đá đầm nén thường thì khối lượng đá đắp đầm nén chiếm khối lượng rất lớn, và qua nhiều công đoạn nhưdọn tạo vùng mỏ, khoan, nổ mìn, bốc xúc… Để đảm bảo đầm chặt đá tới dung trọng và độ rỗng thiết kế thì đá phải có thành phần hạt nằm trong đường bao cấp phối vật liệu cho phép. Do đó công tác nổ mìn cấp phối phải đảm bảo được vấn đề này; ngoài ra phải giảm thiểu tối đa lượng đá quá cỡ có trong sản phẩmđã khai thác.

Công tác nổ mìn vi sai do đặc thù của phương phấp nổ nên hòn đá tạo ra sau khi nổ sẽ dịch chuyển và đan chéo nhau, tạo ra sự va đập lớn. Do đó cũng tạo ra được hiệu quả đập vỡ đá

Trong nổ mìn cấp phối thì phương pháp nổ mìn phân đoạn không khí, kết hợp với biện pháp nổ vi sai đã khẳng định hiệu quả đập vỡ đá, tạo ra sản phẩm đá có thành phần cấp phối thỏa mãn yêu cầu của thiết kế. Ngoài ra biện pháp nổ vi sai còn làm giảm bớt cự ly dịch chuyển máy móc ra xa khỏi hiện trường nổ, giảm cự ly và số lượng hòn đá cá biệt văng xa, giúp nhanh chóng dọn dẹp hiện trường để đưa máy móc vào bốc xúc. Do đó trong nổ mìn cấp phối cần phải áp dụng phương pháp và biện pháp nổ mìn đã nêu.

84

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Luận văn đã nêu ra được các dạng đập đá đổ và đập Đá đắp đầm nén ở Việt Nam.

Công tác kỹ thuật thi công cho đập đá đổ bên tông bản mặt và đập đá đắp đầm nén nói trên. Nhất là dạng đập đá đắp đầm nén, đây là dạng đập có cấu tạo có nhiều ưu điểm cho các công trình đập lớn, công trình Thủy lợi - Thủy điện và đã được áp dụng rỗng rãi ở nước ta trong thời gian qua.

Trong luận văn cũng nêu nguyên tắc cần phải tuân thủ tuyệt đối trong suốt quá trình thi công đập đá đắp đầm nén các vật liệu của các khối đắp phải đảm bảo có cấp phối liên tục, điều này đã được chứng minh rõ hơn ở phần phân tích các cấp phối hạt và kết quả thí nghiệm. Luận văn cũng đã tập trung phân loại phân tích các dạng vật liệu điển hình phục vụ cho một số khối đắp chủ yếu của đập đa đắp dầm nén.

Luận văn này cũng đã nêu lên được một số phương pháp nổ mìn cơ bản hiện nay mà một số nước cũng như Việt Nam ta thường dùng để khai thác đá phục vụ cho công tác đắp đập. Đặc biệt là phương pháp nổ mìn phân đoạn thông khí kết hợp nổ mìn vi sai, cho ra được cấp phối của đá đảm bảo yêu cầu của thiết kế. Qua các kết qảu nổ thí nghiệm và đã được phân tích rõ.

Trong quá trình tiến hành nổ thí nghiệm, đều dùng các vật liệu nổ của Việt Nam sản xuất, cụ thể như thuốc nổ, dây nổ, kíp điện đúng theo chủng loại như đề cương đã được duyệt. Các loại vật liệu nổ này rất an toàn và tin cậy nên đều được dùng đại trà trong quá trình nổ khai thác ở mỏ để đắp đập. Như vậy không có sự khác nhau giữa thí nghiệm và thực tế sản xuất. Ngoài ưu việt là chủ động cung ứng thuốc nổ với khối lượng lớn cho công trường, không phụ thuộc vào nước ngoài,qua công tác nổcũng có một số hạn chế sau đây:

- Việc đóng gói thuốc nổchưa thật cẩn thận, dễ rơi vãi thuốc nổ ( bao bì dễ vỡ)

- Thuốc nổ trong các thỏi ở trạng thái mềm dẻo ( như nhũ tương) nên trong quá trình bốc xếp, vận chuyển dễ biến dạng của thỏi thuốc làm cho đường kính thỏi thuốc nổ

85

thay đổi không còn như ban đầu của nhà máy sản xuất. Nhiều trường hợp đường kính thỏi thuốc nổ cục bộ tăng lên làm cho việc nạp các thỏi vào trong lỗ khoan rất khó khăn, nhất là khi lỗ khoan có đầy nước. Để khắc phục hiện tượng này chúng ta cần cho công nhân uốn nắn lại thỏi thuốc nổ cho gần đúng với đường kính cần thiết. Tất nhiên là việc này làm chậm việc triển khai vụ nổ trên hiện trường.

- Do trình độ sản xuất còn thấp nên nhà sản xuất chưa cung cấp được các thông số như chỉ số cân bằng ôxy, lượng nhiệt toả ra và thể tích khí nổ sinh ra khi nổ 1kg thuốc nổ.

Đây là những thông số quan trọng khi tính toán thiết kế sử dụng thuốc nổ được an toàn và hiệu quả.

Thực tế trong mỏ đá 9A có thời điểm và có vị trí mà lỗ khoan bố trí ở đó sẽ không có nước, nhưng phần lớn các trường hợp, nhất là mùa mưa, các lỗ khoan đều có nước. Vì vậy việc dùng các vật liệu nổ có khả năng chịu nước là rất cần thiết.

2. KIẾN NGHỊ

Loại hình đập đá đắp đầm néncó khối lượng đắp rất lớn, đòi hỏi quan trọng cho dạng vật liệu này là cấp phối hạt phải liên tục. Công tác đầm nén rất quan trọng trong thi công đập đá đắp đầm nén. Khối lượng khai thác lớn, khối lượng tận dụng từ đào móng cũng chiếm khá lơn. Cấp phối vật liệu đầu vào không tránh khỏi sự biến động trong quá trình khai thác. Cần thấy được tầm quan trọng của việc khai thác vật liệu đảm bảo cấp phối nằm trong giới hạn quy định. Khi triển khai thi công cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình khai thác vật liệu, đảm bảo vật liệu đưa vào đắp đập có cấp phối trong vùng quy định của cơ quan thiết kế. Ngoài ra cần có sự đối so sánh, đối chiếu kịp thời thấy được sự thay đổi của cấp phối để có những điều chỉnh ngoài hiện trường, tiết kiệm thời gian kinh phí.

Bố trí sơ đồ nổ vi sai như đã dùng trong suốt quá trình thí nghiệm như Hình 3.5 là đảm bảo thích hợp. Khi triển khai các đợt nổ có qui mô lớn thì đề nghị căn cứ vào sơ đồ này để vận dụng cho phù hợp.

Đối với thuốc nổ cần sử dụng loại chịu nước và đươc bao gói kỹ lưỡng theo kiểu công nghiệp, đề nghị tăng độ cứng của gói thuốc và bao gói tốt hơn để quá trình nạp thuốc

86

được thuận lợi, đảm bảo tiến độ trong quá thình thi công. Trường hợp khi không có thuốc chịu nước mà phải dùng thuốc nổ khác thì cần căn cứ vào sức công phá của chúng mà tính đổi khối lượng cho phù hợp.

87

Một phần của tài liệu Nổ mìn khai thác đá đắp đập cửa đạt và những bài học kinh nghiệm (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)