CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
2.2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai tại TAND tỉnh Ninh Bình
2.2.3. Kết quả xét xử của Tòa án các cấp
Từ năm 2014 đến năm 2018, TAND tỉnh Ninh Bình đã thụ lý 24 vụ TCĐĐ, đã giải quyết 23 vụ; trong đó: năm 2014 thụ lý giải quyết 1/1 vụ; năm 2015 không thụ lý vụ nào; năm 2016 thụ lý giải quyết 3/3 vụ; năm 2017 thụ lý giải quyết 8/9 vụ;
năm 2018 thụ lý giải quyết 10/11 vụ [42]. Kết quả được thể hiện như sau:
Bảng 1: Số liệu thụ lý và giải quyết án
tranh chấp đất đai sơ thẩm của TAND tỉnh Ninh Bình
Năm Thụ lý
Đã giải quyết
Còn lại
Tỷ lệ giải quyết Công nhận thỏa thuận
của các đương sự Đình chỉ Xét xử
2014 1 1 0 0 0 100%
2015 0 0 0 0 0
2016 3 0 1 2 0 100%
2017 9 2 2 4 1 88,88%
2018 11 3 1 6 1 90,9%
Quá trình giải quyết TCĐĐ theo thủ tục sơ thẩm đòi hỏi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án phải tuân thủ đúng các quy định của BLTTDS năm 2015. Khi đương sự gửi đơn và nộp kèm theo các chứng cứ, tài liệu để chứng minh cho yêu của mình, Tòa án phải xem xét vụ việc đó đã được hòa giải ở cơ sở chưa, có thuộc thẩm quyền không; nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì thụ lý vụ án, xác minh thu thập chứng cứ, hòa giải và đưa vụ án ra xét xử. Để hoàn tất hồ sơ vụ án TCĐĐ là một quá trình tố tụng phức tạp, mất rất nhiều thời gian công sức và phải tuân thủ chặt chẽ quy định của BLTTDS, BLDS, LĐĐ và các văn bản pháp luật liên quan đến giải quyết TCĐĐ.
b) Kết quả xét xử phúc thẩm
54
Từ năm 2014 đến năm 2018, TAND tỉnh Ninh Bình đã xét xử phúc thẩm 83 vụ án TCĐĐ do có kháng cáo, kháng nghị; đã quyết định: Giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm 35 vụ; sửa án sơ thẩm 33 vụ; hủy bản án sơ thẩm 15 vụ.
Số liệu thống kê án sơ thẩm cấp huyện, cấp tỉnh trong tỉnh Ninh Bình được thể hiện qua đồ thị sau:
Đồ thị: So sánh số lƣợng án thụ lý sơ thẩm cấp huyện và cấp tỉnh
Qua đồ thị nêu trên cho thấy số lượng án sơ thẩm về TCĐĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện là chủ yếu. Các vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết ở cấp tỉnh là thuộc trường hợp có đương sự ở nước ngoài hoặc theo đề nghị của TAND cấp huyện, TAND cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.
Mặc dù việc giải quyết các vụ án TCĐĐ đạt tỷ lệ cao, đảm bảo chất lượng, luôn tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự; thận trọng trong việc đánh giá chứng cứ, thực hiện việc tranh tụng tại phiên tòa theo đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên còn một vài vụ phải kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử do đương sự đang ở nước ngoài hoặc phải chờ kết quả ủy thác tư pháp.
* Một số vụ án cụ thể:
55 Vụ án thứ nhất:
Vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa: Nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Ba, bị đơn là bà Lê Thị Ngát ở xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
Nội dung:
Ông Nguyễn Văn Ba trình bày: Năm 1993, ông mua của ông Nam 200m2 đất. Năm 1998, ông tiếp tục mua đất của ông Nam 520m2 đất tiếp giáp với phần đất ông đã mua năm 1993. Tổng diện tích đất ông được quyền sử dụng là 720m2. Năm 2007, ông đã làm hồ sơ, kê khai diện tích nói trên và được UBND thành phố Ninh Bình cấp GCNQSDĐ cho ông là thửa số 02 với diện tích 720m2. GCNQSDĐ và hồ sơ kỹ thuật thửa đất có sự chệnh lệch về diện tích đất là do năm 2000 trên đất nhà ông còn có 02 hố đá lộ đầu nên việc đo vẽ chưa chính xác, về sau, ông đã đổ lấp phần hố đá này và năm 2002 được đo vẽ lại nên diện tích là 800m2. Sau khi mua đất ông không sử dụng mà để trống từ đó cho đến nay. Ông đề nghị Tòa án: Hủy GCNQSDĐ mang tên bà Lê Thị Ngát. Buộc bà Lê Thị Ngát trả lại diện tích 50m2 đất cho ông và tháo dỡ toàn bộ công trình xây dựng trên đất.
Bà Lê Thị Ngát trình bày: Bản thân bà đang thiếu 20m2 đất trên tổng số 250m2 đất được Nhà nước cấp. Vì vậy bà không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Ba.
Các tài liệu do Văn phòng đăng ký QSDĐ cung cấp thì trong hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ của nguyên đơn: Không có tài liệu mua bán 720m2 đất.
UBND thành phố Ninh Bình có quan điểm: GCNQSDĐ ngày 08/12/2007 do UBND thành phố Ninh Bình cấp cho ông Nguyễn Văn Ba không đúng với hồ sơ của UBND thành phố Ninh Bình lưu trữ. Đề nghị Tòa án giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
Đối với đất của bà Ngát: Việc cấp GCNQSDĐ của bà Ngát có hồ sơ gốc rõ ràng, không có căn cứ xác định bà Ngát lấn đất của ông Ba.
HĐXX xét thấy: Hồ sơ cấp GCNQSDĐ của ông Nguyễn Văn Ba không đúng quy định của pháp luật, không có căn cứ chứng minh bà Ngát lấn sang đất ông
56
Ba 50m2 đất ở. Vì vậy Tòa án đã bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông Ba. [40]
Vụ án thứ hai:
Vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa: Nguyên đơn là chị Nguyễn Thị Hoa và bị đơn là bà Nguyễn Thị Khánh, ông Đinh Văn Tú ở xã Ninh Tiến, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
Theo nguyên đơn trình bày: Tháng 11/2008 chị được cấp GCNQSDĐ đối với thửa đất số 70, tờ bản đồ số 10, diện tích 200m2 đất ở. Nguồn gốc đất do cha ông để lại từ năm 1980. Tuy nhiên đến ngày 27/9/2017, bà Khánh là hộ liền kề đã xây dựng tường bao lấn sang phần đất của chị khoảng 30m2 đất. Vì vậy chị đề nghị Tòa án buộc vợ chồng bà Khánh ông Tú phải tháo dỡ phần tường bao xây trên đất và trả đất cho chị.
Bị đơn trình bày: Năm 1995, bị đơn mua của ông Nguyễn Văn Tuấn 01 thửa đất có diện tích 300m2 đất ở, được cấp GCNQSDĐ hợp pháp. Hiện nay diện tích của ông bà thiếu 20m2 đất ở, mặt khác ông bà phát hiện bìa đỏ mang tên chị Hoa có dấu hiệu tẩy xóa phần diện tích, họ tên người được quyền sử dụng đất. Vì vậy ông Tú bà Khánh không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và có đơn phản tố, đề nghị Toà án huỷ GCNQSDĐ của chị Hoa để chỉnh lý lại đúng diện tích chị Hoa được quyền sử dụng, giữ nguyên hiện trạng đất của bị đơn.
Nhận định của Tòa án: Nguồn gốc đất của nguyên đơn, bị đơn là của Công ty 9, sau đó bán thanh lý cho người dân để ở, không phải đất ông, cha rồi để lại như chị Hoa khai. Trình tự thủ tục cấp GCNQSDĐ của chị Hoa không đảm bảo, số thửa đất trong GCNQSDĐ của chị Hoa không đúng, có phần đất phía Bắc cấp chồng lên thửa đất phía Nam của bị đơn. Như vậy không đủ căn cứ chứng minh gia đình bà Khánh ông Tú xây lấn của chị Hoa 30m2 đất ở để trả đất cho chị Hoa.
Hồ sơ cấp GCNQSDĐ của bà Khánh, ông Tú có nguồn gốc rõ ràng, diện tích đất được giao so với diện tích đất hiện tại vẫn thiếu.
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ thu thập được, kết luận giám định GCNQSDĐ của chị Hoa. Tòa án đã chấp nhận yêu cầu của bị đơn về việc huỷ Giấy CNQSDĐ số AP 987235 ngày 22/11/2008, số vào sổ AB 1357 của UBND thành
57 phố Ninh Bình mang tên chị Nguyễn Thị Hoa.
Vụ án thứ ba:
Vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa: Anh Lê Văn Tùng, chị Trần Thị Thoa và anh Lê Văn Sáng, chị Đinh Thị Ngải ở thôn Yên Khang, xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
Nội dung vụ án:
Thửa đất số 412 diện tích 400m2 tờ bản đồ số 5 xã Ninh Phúc có nguồn gốc của gia đình bị đơn. Năm 1978, gia đình anh Sáng đi vùng kinh tế mới ở tỉnh Bình Phước. Bà Tời, ông Nghĩa (bà và bố anh Sáng) đã bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho nguyên đơn với số tiền là 1.100đồng. Sau khi mua nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất bố mẹ anh Tùng (ông Đình, bà Nuôi) đến ở 1 thời gian.
Đến năm 1981 vợ chồng anh Tùng đến ở trên ngôi nhà đã mua và sử dụng toàn bộ đất này đồng thời kê khai đăng ký quyền sử dụng đất. Năm 1995 anh Tùng cho anh Sáng mượn đất để làm nhà cưới vợ. Đến năm 2017 anh Sáng làm nhà kiên cố nhưng anh Tùng không đồng ý và đã khởi kiện ra Tòa án.
Tại quyết định số 01 ngày 13/6/1987, UBND huyện Hoa Lư đã chứng nhận anh Đỗ Văn Tùng được quyền sử dụng tạm thời 400m2 đất tại thửa 412 tờ bản đồ số 5 xã Ninh Phúc nhưng cả bà Tời và anh Sáng đều có mặt ở xã Ninh Phúc mãi đến năm 2000 bà Tời mới chết nhưng không ai có ý kiến gì.
Quan điểm của UBND xã Ninh Phúc và UBND thành phố Ninh Bình đều khẳng định việc cấp giấy chứng nhận tạm thời quyền sử dụng đất cho anh Tùng là đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, anh Tùng được quyền sử dụng diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận.
Như vậy việc mua bán nhà và chuyển quyền sử dụng đất giữa gia đình anh Sáng với anh Tùng là có diễn ra trên thực tế; các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Từ những nội dung nêu trên, Hội đồng xét xử phúc thẩm xác định anh Tùng, chị Thoa là người sử dụng hợp pháp diện tích đất đang có tranh chấp, đồng thời bác yêu cầu kháng cáo của anh Sáng, chị Ngải, giữ nguyên bản án sơ thẩm.[41]
58 Vụ án thứ tư:
Vụ án “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa: Nguyên đơn là ông Lê Thanh Văn và bị đơn là ông Lê Đình Phảng, Lê Đình Phiêu ở thôn Chấn Gia, xã Gia Trung, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Nội dung vụ án:
Nguồn gốc thửa đất hiện nay ông Lê Thanh Văn đang sử dụng là của cụ Lê Văn Sung để lại cho ông Lê Thanh Văn. Việc chuyển nhượng không được lập thành văn bản. Ngày 10/7/2017, ông Nguyễn Thanh Văn có đơn khởi kiện yêu cầu các bị đơn đã phá và lấn chiếm đất phải trả lại cho gia đình ông 45m2 đất. Quá trình giải quyết vụ án, ông Phảng, ông Phiêu không đồng ý yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được xác định: Phía Nam phần đất của ông Văn có một lối đi vào nhà thờ họ Lê và các hộ ông Lê Đình Phảng, Lê Đình Phiêu đã bị ông Văn xây tường bao bằng đá vít lại để làm vườn. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Văn với diện tích 290m2 là không chính xác, bởi lẽ theo bản đồ năm 1980 thì phần đất của ông Phảng phía Bắc giáp ngõ đi hiện đang có tranh chấp được thể hiện là một đường thẳng, nhưng đến bản đồ năm 1996 thể hiện là một đường gấp khúc trong khi thửa đất của ông Phảng từ thời điểm năm 1980 đến năm 1996 không có biến động gì.
Mặt khác ông Văn không có tài liệu, chứng cứ gì chứng minh vì lý do gì mà diện tích thửa đất này tăng từ 264 lên 302,5m2.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Văn cũng không đúng thủ tục theo quy định của LĐĐ vì quá trình giải quyết vụ án và tại phiên toà phúc thẩm ông Văn khẳng định diện tích trong GCNQSDĐ của ông không đúng vì ông không viết đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất và cũng không làm hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ông Sung sang tên ông nhưng Uỷ ban nhân dân huyện Gia Viễn cấp GCNQSDĐ số 143/QĐUB ngày 02/10/1998 cho ông Văn là không đúng.
Do đó, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm, sửa toàn bộ bản án xơ thẩm, bác đơn khởi kiện của ông Lê Thanh Văn.
59 Vụ án thứ năm:
Vụ án “Tranh chấp về thừa kế tài sản” giữa: Nguyên đơn là bà Đinh Thị Tặng và bị đơn là bà Nguyễn Thi Phin, bà Lã Thị Hiền, chị Đinh Thị Vân Anh, chị Đinh Thị Kim Thanh, anh Đinh Tất Thành, anh Đinh Trọng Quỳnh; địa chỉ: Thôn Vĩnh Khương, xã Yên Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Nội dung vụ án: Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản của cụ Mai cụ Toàn là quyền sử dụng đất 1506m2 theo pháp luật. Bà Tặng yêu cầu Tòa án buộc chị Vân, anh Thành phải bồi thường số cây đã chặt.
Các đồng bị đơn không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Bùi Thị Tặng.
Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được xác định như sau:
Cụ Đinh Văn Toàn và cụ Đinh Thị Mai sinh được sáu người con chung là:
Ông Đinh Tất Thắng, ông Đinh Thắng Lợi, bà Đinh Thị Tặng, bà Đinh Thị Phẩm, bà Đinh Thị Mỹ, bà Đinh Thị Chất. Ông Đinh Tất Thắng chết năm 2011, Ông Thắng có vợ thứ nhất là bà Lã Thị Hiền (kết hôn năm 1978 ly hôn năm 2002) có 04 con chung là: Chị Đinh Thị Hồng Vân, chị Đinh Thị Kim Thanh, anh Đinh Trọng Quỳnh, anh Đinh Tất Thành. Vợ thứ hai là bà Nguyễn Thị Phin kết hôn năm 2002.
Ông Thắng và bà Phin không có con chung.
Cụ Đinh Văn Toàn chết ngày 23/7/1994 không để lại di chúc; sau khi cụ Toàn chết cụ Mai cùng gia đình ông Thắng ở trên nhà và đất của hai cụ; đến ngày 16/7/2007 cụ Mai chết. Tài sản của cụ Toàn và cụ Mai để lại hiện có: Quyền sử dụng đất theo hồ sơ địa chính là 1506m2 trong đó có 360m2 đất ở và 1.146m2 đất vườn; 01 ngôi nhà cấp 4, 01 nhà bếp, 01 sân trạt láng xi măng, 01 giếng khơi, 02 cái bàn gỗ, 04 cái ghế gỗ, 13 cây dổi tán trên 4m (có 11 cây đã bị chị Vân và anh Thành chặt), 03 cây dổi tán dưới 4m, 05 cây mít tán từ 5 - 6m, 02 cây mít tán từ 2 đến dưới 3m, 11 cây nhãn tán từ 4-5m (trong đó có 07 cây đã bị chị Vân và anh Thành chặt), 06 cây na tán từ 2-3m, 01 cây keo có đường kính gốc là 300mm. Năm 1993 hộ gia đình cụ Toàn gồm 03 nhân khẩu: Cụ Toàn, cụ Mai và ông Thắng được Nhà nước giao đất ruộng để trồng lúa; đến năm 2003 diện tích đất ruộng được chuyển thành
60
1.844m2 ở vùng I thôn Khánh Linh, xã Yên Sơn, thị xã Tam Điệp (nay là thành phố Tam Điệp). Các tài sản cụ Toàn, cụ Mai để lại gồm các tài sản hiện còn và giá trị 18 cây mà chị Vân anh Thành đã chặt có tổng giá trị là 232.065.000 đồng.
Tại biên bản xem xét thẩm định tại chỗ, Tòa án cấp sơ thẩm chỉ xem xét các tài sản trên đất, không khảo sát, xác định mốc giới, đo đạc để xác định kích thước các cạnh của thửa đất đang có tranh chấp để xác định diện tích đất hiện đang sử dụng, không mô tả việc đo đạc xác định mốc giới của thửa đất được tiến hành như thế nào mà ghi hiện trạng đất có sơ đồ kèm theo.
Thửa đất đang có tranh chấp chỉ có một cạnh giáp với đất của ông Trung, các cạnh còn lại giáp với đường đi; trên thực địa không có tường bao hay các vật kiến trúc làm mốc giới; hai đường trục thôn hai bên của thửa đất chưa được cắm mốc lộ giới; tuy nhiên, cấp sơ thẩm không làm rõ diện tích đất hiện đang sử dụng là bao nhiêu mét vuông, thừa hay thiếu so với diện tích đất trong hồ sơ địa chính; nếu mở đường trục liên thôn và hai đường thôn theo quy hoạch nông thôn mới thì diện tích đất còn lại là bao nhiêu mét vuông, thừa hay thiếu so với diện tích đất trong hồ sơ địa chính; nếu thừa là bao nhiêu mét vuông và việc giải quyết đối với diện tích đất thừa này như thế nào. Tại phiên tòa phúc thẩm bà Tặng khai bà không biết hiện nay diện tích đất bố mẹ bà để lại là bao nhiêu mét vuông bà chỉ biết được số liệu như trong hồ sơ địa chính; chị Vân khai trong quá trình sử dụng đất gia đình chị có lấn ra ba phía đường mỗi bên khoảng 2 mét. Việc cấp sơ thẩm đã không xem xét làm rõ mốc giới, chiều dài các cạnh của thửa đất, diện tích đất hiện đang sử dụng là bao nhiêu mét vuông, diện tích đất này thừa hay thiếu so với hồ sơ địa chính … là thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên đương sự và cũng không thể đảm bảo việc thi hành án. Tại phiên tòa phúc thẩm không thể khắc phục được.
Từ những nội dung trên, Hội đồng xét xử xét thấy cần chấp nhận kháng cáo của chị Đinh Thị Hồng Vân, huỷ bản án dân sự sơ thẩm. Chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân thành phố Tam Điệp để giải quyết lại vụ án theo quy định của pháp luật.