Pháp luật về mua bán, sáp nhập NHTM

Một phần của tài liệu Pháp luật về mua bán, sáp nhập ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 21 - 24)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. Pháp luật về mua bán, sáp nhập NHTM

1.3.1. Khái niệm pháp luật về mua bán, sáp nhập NHTM

Mua bán, sáp nhập ngân hàng là một giao dịch thương mại làm phát sinh các quan hệ xã hội giữa các chủ thể tham gia hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng. Các quan hệ trong quá trình mua bán, sáp nhập cần đƣợc điều chỉnh bởi hệ thống quy phạm pháp luật, đó là nhóm quan hệ nhƣ: quan hệ phát sinh giữa nhà nước (thông qua các cơ quan quản lý nhà nước) với các ngân hàng tham gia mua bán, sáp nhập; các quan hệ xã hội phát sinh giữa các ngân hàng tham gia mua bán, sáp nhập với nhau; các quan hệ xã hội liên quan đến quyền lợi của các cổ đông và quyền lợi khách hàng, quyền lợi người lao động trong các ngân hàng mục tiêu.

Khi các chủ thể tham gia thực hiện các giao dịch mua bán, sáp nhập NHTM phải thực hiện các quy định về điều kiện mua bán, sáp nhập; hình thức mua bán, sáp nhập; trình tự, thủ tục mua bán, sáp nhập; trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ thể tham gia....và chỉ khi đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật thì quan hệ mua bán mới đƣợc pháp luật bảo vệ và công nhận.

Nhƣ vậy, pháp luật về mua bán, sáp nhập NHTM là tập hợp các quy định pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ trong mua bán, sáp nhập NHTM bao gồm những nội dung về điều kiện mua bán, sáp nhập; hình thức mua bán, sáp nhập;

trình tự, thủ tục mua bán, sáp nhập; nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể tham gia trong quá trình mua bán, sáp nhập NHTM.

1.3.2. Nội dung pháp luật về hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng thương mại

- Pháp luật về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp đã xác định những nội dung điều chỉnh chủ yếu đối với hoạt động mua bán, sáp nhập nói chung. Tuy

14

nhiên đối với loại hình doanh nghiệp là NHTM, khung pháp lý về mua bán, sáp nhập NHTM có thể áp dụng đƣợc một số quy định chung nhƣ đối với doanh nghiệp nhƣng có quy định điều chỉnh riêng biệt do những đặc thù của NHTM, của hoạt động mua bán, sáp nhập NHTM. Cụ thể:

- Về nguyên tắc chung: Việc mua bán, sáp nhập NHTM phải đáp ứng các yêu cầu như phải thực hiện theo thỏa thuận; bảo đảm hoạt động bình thường của tổ chức tín dụng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong quá trình sáp nhập, hợp nhất. Bảo mật thông tin nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, hợp nhất trước khi Đề án sáp nhập, hợp nhất đƣợc cơ quan có thẩm quyền quyết định của tổ chức tín dụng thông qua.

Các hồ sơ tài liệu liên quan đến việc sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng phải đảm bảo nguyên tắc thận trọng, trung thực, chính xác, không gây hiểu nhầm.

Nghiêm cấm việc tẩu tán tài sản dưới mọi hình thức. Việc chuyển nhượng, mua bán tài sản trong quá trình sáp nhập, hợp nhất phải đảm bảo công khai, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên, đảm bảo an toàn tài sản và không ảnh hưởng đến quyền lợi của tổ chức tín dụng tham gia mua bán, sáp nhập tổ chức và cá nhân liên quan đến việc sáp nhập, hợp nhất.

Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng bị mua bán hết hiệu lực khi tổ chức tín dụng mua bán khai trương hoạt động. Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng bị sáp nhập hết hiệu lực khi tổ chức tín dụng sau sáp nhập đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra các bên còn phải tuân theo các quy định pháp luật hiện hành.

- Điều kiện mua bán, sáp nhập NHTM: Các quốc gia đều xây dựng các tiêu chí về một ngân hàng hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững hướng tới thông lệ tốt nhất nhƣ vốn điều lệ thực tối thiểu; điều kiện cần và đủ để thành lập ngân hàng. Điều kiện mua bán, sáp nhập NHTM đƣợc coi là rào cản kỹ thuật về mặt pháp lý nhằm chống thâu tóm, chống tập trung kinh tế, không tạo ra sự độc

15

quyền. Pháp luật xác định tiêu chuẩn, điều kiện mua bán, sáp nhập NHTM bao gồm các nội dung sau đây:

Thứ nhất, tiêu chuẩn, điều kiện về tập trung kinh tế khi thực hiện mua bán, sáp nhập ngân hàng thương mại. Việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng đều bị ngăn cấm nếu vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Theo đó thì phải đáp ứng điều kiện không thuộc trường hợp tập trung kinh tế bị cấm, trừ trường hợp được miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. Pháp luật cạnh tranh quy định các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm thực hiện; các trường hợp tập trung kinh tế bị cấm thực hiện nhưng được hưởng miễn trừ và kiểm soát những trường hợp tập trung kinh tế đạt gần tới ngƣỡng bị cấm thực hiện.

Thứ hai, điều kiện phải có Đề án mua bán, sáp nhập theo quy định và đƣợc cơ quan có thẩm quyền quyết định của các tổ chức tín dụng tham gia mua bán, sáp nhập thông qua. Trong đó, có những nội dung quan trọng của đề án để cơ quan có thẩm quyền xem xét và quyết định chấp thuận hay không việc mua bán, sáp nhập của ngân hàng.

Thứ ba, điều kiện về vốn, an toàn vốn khi thực hiện mua bán, sáp nhập NHTM. Khi tiến hành mua bán, sáp nhập ngân hàng phải đảm bảo sau khi mua bán, sáp nhập vốn đƣợc thực hiện phải tuân thủ các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành. Quy định này nhằm tránh rủi ro cho tổ chức và hoạt động của NH sau khi nhận sáp nhập.

- Trình tự, thủ tục mua án sáp nhập Mua bán, sáp nhập ngân hàng là hoạt động có thể tạo ra những ảnh hưởng lớn đến hệ thống ngân hàng cũng như hệ thống tài chính do đó khi mua bán, sáp nhập, các bên phải thực hiện các trình tự, thủ tục mua bán, sáp nhập do pháp luật quy định. Cụ thể các bên phải tuân thủ các điều kiện về quy trình ở các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền....

16

- Nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể tham gia mua bán, sáp nhập NHTM: Trong quá trình thực hiện giao dịch mua bán, sáp nhập, pháp luật xác định tƣ cách pháp lý của chủ thể sau khi mua bán, sáp nhập trên cơ sở đó xác định trách nhiệm pháp lý về tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các bên thực hiện mua bán, sáp nhập khi tham gia giao dịch mua bán, sáp nhập ngân hàng.

Cũng nhƣ pháp luật điều chỉnh mua bán, sáp nhập doanh nghiệp nói chung, pháp luật về mua bán, sáp nhập NHTM cần đáp ứng vai trò là điều kiện khung pháp lý để một giao dịch mua bán, sáp nhập NHTM đƣợc diễn ra trên thực tế và an toàn, đồng thời phải xác định những nội dung điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu trong quá trình thực hiện mua bán, sáp nhập.

Một phần của tài liệu Pháp luật về mua bán, sáp nhập ngân hàng thương mại ở việt nam hiện nay (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)